Nhiễm trùng máu điều trị bao lâu

  • Theo dõi huyết áp [BP], nhịp tim, và oxy.

  • Công thức máu, điện giải và creatinine, lactate

  • Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm [CVP], PaO2, và bão hòa oxy tĩnh mạch trung tâm [ScvO2]

  • Cấy máu, nước tiểu, và các vị trí tiềm ẩn nhiễm trùng khác, bao gồm cả vết thương ở bệnh nhân phẫu thuật.

Nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết khi một bệnh nhân có tình trạng nhiễm trùng đã biết xuất hiện các dấu hiệu toàn thân về viêm hoặc rối loạn chức năng của cơ quan. Tương tự như vậy, một bệnh nhân có dấu hiệu viêm hệ thống không giải thích được bằng các nguyên nhân khác nên được đánh giá về nhiễm trùng bằng bệnh sử, khám thực thể và xét nghiệm, bao gồm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu và cấy nước tiểu [đặc biệt ở bệnh nhân có đặt ống thông], cấy máu, và cấy các chất dịch cơ thể nghi ngờ khác . Ở những bệnh nhân có nghi ngờ phải phẫu thuật hoặc nguyên nhân nhiễm khuẩn huyết không rõ ràng, có thể cần siêu âm, CT hoặc MRI phụ thuộc vào cơ quan nghi ngờ. Nồng độ protein phản ứng C và procalcitonin thường tăng ở nhiễm khuẩn huyết nặng và có thể giúp cho chẩn đoán nhưng chúng không đặc hiệu. Cuối cùng, chẩn đoán là lâm sàng.

Bệnh nhân có ≥ 2 trong số các tiêu chuẩn sau đây đáp ứng các tiêu chí cho SIRS, nên đánh giá thêm lâm sàng và xét nghiệm:

  • Nhiệt độ> 38 ° C [100,4 ° F] hoặc

  • Nhịp thở> 20 lần/phút hoặc PaCO2

  • Số lượng bạch cầu> 12.000/mcL [12 X 109/L], 9/L hoặc> 10% bạch cầu non

Bệnh nhân có ≥ 2 tiêu chuẩn qSOFA nên đánh giá thêm về lâm sàng và xét nghiệm:

  • Huyết áp tâm thu ≤ 100 mmHg

Theo dõi công thức máu, khí máu động mạch, X-quang ngực, điển giải, BUN [nitrogen urea trong máu], creatinine, PCO2, và chức năng gan. Nồng độ lactate huyết thanh, độ bão hòa oxy tĩnh mạch trung tâm [ScvO2], hoặc cả hai có thể được thực hiện để giúp hướng dẫn điều trị. Số lượng bạch cầu có thể bị giảm xuống [ 15.000 /mcL [> 15 × 109/L]], và bạch cầu đa nhân có thể thấp đến 20%. Trong giai đoạn nhiễm trùng, số lượng bạch cầu có thể tăng hoặc giảm, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng hoặc sốc, tình trạng miễn dịch của bệnh nhân, và nguyên nhân của nhiễm trùng. Việc sử dụng corticosteroid đồng thời có thể làm tăng lượng bạch cầu và do đó làm thay đổi số lượng bạch cầu thực tế do xu hướng bệnh tật.

Các phương pháp đánh giá huyết động bằng catheter tĩnh mạch trung tâm hoặc catheter động mạch phổi có thể được sử dụng khi tình trạng sốc cụ thể không rõ ràng hoặc khi bù lượng dịch lớn [ví dụ:, > 4 đến 5L muối 0,9% trong vòng 6 đến 8 giờ].

Cả CVP và áp lực động mạch phổi bít [PAOP] cũng có thể không bình thường sốc nhiễm khuẩn, không giống như sốc giảm thể tích, sốc tắc nghẽn, hoặc sốc tim.

  • 1. Seymour CW, Liu VX, Iwashyna TJ, et alSeymour CW, Liu VX, Iwashyna TJ,, và cộng sự: Đánh giá tiêu chuẩn lâm sàng của tình trạng nhiễm khuẩn: : Dành cho Đồng thuận định nghĩa quốc tế lần thứ ba về tình trạng nhiễm khuẩn và sốc nhiễm khuẩn [Sepsis-3]. JAMA 215[8]:762–774, 2016.

Nhiễm trùng máu có nguy hiểm không, có lây không, có chữa khỏi được không là thắc mắc của khá nhiều người. Có thể nó đây là căn bệnh nguy hiểm mà chỉ nhắc đến tên cũng khiến nhiều người lo sợ. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp kỹ cho bạn những thắc mắc này.

Nhiễm trùng máu là căn bệnh nguy hiểm mà chỉ nhắc đến tên cũng khiến nhiều người lo sợ. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn một số thắc mắc về bệnh lý này.

Nhiễm trùng máu là bệnh gì?

Nhiễm trùng máu hay nhiễm khuẩn huyết đều là thuật ngữ chỉ chung một loại bệnh lý. Đó là bệnh khởi phát do vi sinh vật gây bệnh không còn trú ngụ tại vị trí tổn thương mà đi theo đường máu lây lan tới khắp cơ thể.


Nhiễm trùng máu xuất hiện khi vi khuẩn xâm nhập đã xâm nhập được vào đường máu

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc nhiễm trùng máu gồm:

  • Người trên 65 tuổi và người già có sức đề kháng yếu.
  • Người có bệnh lý nền, nhất là HIV/AIDS, tim mạch, ung thư, tiểu đường, hen suyễn, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, động kinh hay bệnh Parkinson…
  • Mọi đối tượng có hệ thống miễn dịch suy yếu do đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc corticoid kéo dài hoặc đang điều trị hóa chất và tia xạ,...
  • Người có tiền sử bị nhiễm trùng máu, người đã phẫu thuật cắt bỏ lá lách,...
  • Đối tượng nghiện rượu.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai.
  • Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, nhất là những bé sinh non, nhẹ cân hay bị mắc dị tật bẩm sinh.
  • Người thường xuyên phải tiếp xúc với các dụng cụ có tính xâm nhập cơ thể, nhất là bác sĩ. Ví dụ như nội khí quản, sonde tiểu hoặc dạ dày.

Nhiễm trùng máu có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng máu có nguy hiểm không? Có thể khẳng định, đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Những tác động của bệnh lý này nặng hay nhẹ phụ thuộc vào nhiều khá nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là tuổi tác, sức khỏe tổng thể, bệnh lý nền và thời gian phát hiện bệnh.


Nhiễm trùng máu có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người

Khi bị nhiễm trùng máu, cơ thể người bệnh sẽ phải chịu những tổn thương từ:

  • Độc lực của vi khuẩn.
  • Các chất thải của vi khuẩn vào cơ thể.
  • Các chất trung gian giải phóng từ hệ thống miễn dịch khi phát hiện sự có mặt của vi trùng trong máu. Chất này sẽ kích hoạt phản ứng viêm toàn thân nhằm để chống lại tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, tác dụng phụ của nó là làm tổn thương các mô và nhiều cơ quan trong cơ thể.

Theo các bác sĩ, các trường hợp nhiễm trùng máu nặng có thể bị tử vong ngay tức khắc, nên đây được xem là ca cấp cứu ý tế đặc biệt. Bệnh lý này nếu phát hiện càng sớm thì cơ hội điều trị bệnh khỏi bệnh càng cao.

Nhiễm trùng máu có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề với các biến chứng vô cùng nguy hiểm như:

  • Sốc nhiễm trùng: Đây là biến chứng nặng và đặc biệt nguy hiểm. Các triệu chứng của sốc nhiễm trùng bao gồm: Khó thở, rối loạn tâm thần, nhịp tim nhanh,… Những ca nhiễm trùng máu gặp biến chứng này có tỉ lệ tử vong lên tới 20 – 50%.
  • Hội chứng suy hô hấp cấp: Suy hô hấp cấp có thể khởi phát do bệnh lý nhiễm trùng máu. Cho đến nay, bệnh lý này vẫn là nỗi trăn trở lớn nhất trong hồi sức cấp cứu. Bởi tỷ lệ số ca tử vong do duy hô hấp cấp tới nay đã lên tới 45%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do người bệnh bị thiếu oxy máu, thâm nhiễm phổi lan tỏa,...
  • Rối loạn đông máu: Là bệnh lý khiến máu không đông lại như bình thường do sự thiếu hụt nghiêm trọng của các yếu tố giúp đông máu. Người bị nhiễm khuẩn máu nếu mắc biến chứng rối loạn đông máu rất dễ rơi vào tình huống nguy kịch, trụy mạch khi bị thương nặng hoặc sốc nhiễm trùng.
  • Chức năng gan, thận bị suy yếu: Suy gan, suy thận thường xảy ra khi các cơ quan này bị tổn thương nhiều tới mức không thể tự phục hồi và hoạt động một cách bình thường. Được biết, gan, lách to bất thường và bị suy giảm chức năng là một trong những triệu chứng điển hình của nhiễm trùng màu do phản ứng của hệ võng nội mô.

Thời gian ủ bệnh nhiễm trùng máu?

Thông thường, nhiễm trùng máu có thời gian ủ bệnh rất ngắn trong cơ thể người. Ông Tony Fogg - một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình cột sống có nhiều năm kinh nghiệm tại Bệnh viện Great Western, ở Swindon nước Anh đã chết vì căn bệnh này chỉ sau 8 ngày xuất hiện triệu chứng mắc bệnh. Trước đó, ông hoàn toàn không có biểu hiện gì bất thường ngoài dấu hiệu cảm cúm thông thường.


Thời gian ủ bệnh nhiễm trùng máu rất ngắn

Đáng cảnh báo hơn là bệnh nhiễm trùng máu cũng có thể gây tử vong cho bệnh nhân chỉ trong vài giờ. Theo thống kê từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, mỗi năm thế giới có tới trên 250.000 ca tử vong do bệnh lý này. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng máu tiến triển nặng thành sốc nhiễm trùng. Biến chứng này đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến hệ thống tim mạch, huyết áp tụt nghiêm trọng. Lúc này, cơ thể người bệnh đã không còn đủ lưu lượng máu để nuôi cơ thể, dẫn đến tử vong.

Nhiễm trùng máu sống được bao lâu?

Nhiễm trùng máu sống được bao lâu là thắc mắc của khá nhiều người. Bởi đây được đánh giá là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể cướp đi tính mạng của người bệnh ngay tức khắc.

Các chuyên gia cho biết, những người bị nhiễm trùng máu có tỷ lệ tử vong khá cao, chiếm tới 20 – 50%. Những ca vong do bệnh lý này đều có các biến chứng như sốc nhiễm khuẩn hay suy đa phủ tạng, …

Nhiễm trùng máu sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể là:

  • Thời điểm phát hiện bệnh sớm hay muộn.
  • Tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, đã gây biến chứng hay chưa.
  • Người bệnh có đang mắc bệnh lý nền nào khác hay không.
  • Yếu tố tuổi tác.
  • Phương pháp điều trị.

Trong những yếu tố trên thì thời điểm phát hiện bệnh là quan trọng nhất. Bởi nhiễm trùng máu hoàn toàn có thể được điều trị khỏi và không nguy hại tới tính mạng nếu như bệnh mới khởi phát, chưa gây ra biến chứng nguy hiểm. Ngược lại,bệnh lý này có thể cướp đi sinh mạng của người bệnh ngay tức khắc nếu như phát hiện muộn.

Nhiễm trùng máu có bị lây không?

Nhiễm trùng máu có bị lây không cũng là thắc mắc được khá nhiều người đặt ra. Theo các bác sĩ chuyên khoa thì đây là căn bệnh hoàn toàn không dễ lây lan khi tiếp xúc thông thường. Sự tiếp xúc da, nước bọt hay quan hệ tình dục giữa người bình thường với người mắc bệnh này là an toàn tuyệt đối.


Nhiễm trùng máu không thể lây lan khi tiếp xúc thông thường

Bệnh nhiễm trùng máu chỉ có cơ hội khởi phát khi vi sinh vật tấn công vào cơ thể của những người thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh. Tuy nhiên, khi có vết thương hở dù nặng hay nhẹ thì bạn cũng nên xử lý kịp thời để tránh nhiễm khuẩn.

Nhiễm trùng máu có phải lọc máu không?

Lọc máu là vô cùng cần thiết đối với những bệnh nhân nhiễm trùng máu có biến chứng suy đa tạng, suy thận có tuần hoàn máu không ổn định, sốc nhiễm khuẩn, ngộ độc hay rối loạn chuyển hóa,... Đây là phương pháp hữu hiệu nhất để điều trị bệnh cũng như ngăn ngừa tối đa nguy cơ tử vong cho người bệnh.

Lọc máu cho người bị biến chứng do nhiễm trùng máu sẽ được thực hiện từ từ và liên tục trong vòng 24 giờ/ngày. Mục đích của phương pháp này là để đào thải nước cùng các chất hòa tan dựa theo cơ chế đối lưu và siêu lọc.

Phương pháp lọc máu có ưu điểm lớn nhất là tỷ lệ thành công trên 95%, giúp giải độc nhanh, an toàn cho người bệnh. Nhờ đó mà họ có thể sớm hồi phục sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ tử vong. Được biết, kỹ thuật lọc máu liên tục cấp cứu cũng có tên trong danh mục được Bảo hiểm y tế hỗ trợ. Bởi vậy mà bạn cũng không cần quá lo lắng về vấn đề chi phí thực hiện nếu có tham gia BHYT.

Vừa rồi là toàn bộ thông tin giúp giải đáp những thắc mắc nhiễm trùng máu có nguy hiểm không. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn, nhất là những ai đang không may mắc phải căn bệnh này.

Video liên quan

Chủ Đề