Những bài văn so sánh hay lớp 11

Để học tốt Ngữ văn lớp 11, loạt bài Soạn văn lớp 11 Học kì 1 & Học kì 2 hay nhất, ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung cần thiết được biên soạn bám sát các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 11 Tập 1 và Tập 2 giúp học sinh dễ dàng soạn văn 11.

Bên cạnh đó là các video bài giảng Ngữ văn 11 chi tiết cũng như bộ câu hỏi trắc nghiệm theo bài học, tác giả tác phẩm và bộ đề thi Ngữ văn 11 giúp học sinh ôn tập đạt điểm cao trong bài thi Ngữ văn 11.

25 Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Cô Thúy Nhàn [Giáo viên VietJack]

Tham khảo tài liệu học tốt môn Ngữ văn lớp 11 hay khác:

Xem thêm giải bài tập lớp 11 các môn học hay nhất, chi tiết khác:

GIỚI THIỆU CHUNGCác dạng so sánh thường gặp.Kiểu bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiềubình diện:– So sánh các tác phẩm– So sánh các đoạn tác phẩm [hai đoạn thơ hoặc hai đoạn văn xuôi]– So sánh các nhân vật văn học.– So sánh các tình huống truyện.– So sánh các cốt truyện.– So sánh cái tôi trữ tình giữa các bài thơ.– So sánh các chi tiết nghệ thuật.– So sánh nghệ thuật trần thuật…Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả,nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặckhông cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trườngphái khác nhau của một nền văn họcCách làm bài dạng đề so sánhVì là một bài nghị luận nên bố cục một bài văn so sánh văn học cũng có 3phần: mở bài, thân bài và kết bài. Tuy nhiên chức năng cụ thể của từngphần lại có những điểm khác biệt so với kiểu bài nghị luận về một tácphẩm, đoạn trích thơ hay nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi.Dàn ý khái quát của kiểu bài này như sau:MỞ BÀI:1–Dẫn dắt [mở bài trực tiếp không cần bước này]– Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánhTHÂN BÀI:Học sinh có thể chọn một trong hai cách sauCách 1:Làm rõ đối tượng thứ nhất [bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lậpluận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích].2. Làm rõ đối tượng thứ 2 [bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luậnnhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích].3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả haibình diện nội dung và hình thức nghệ thuật [bước này vận dụng kết hợpnhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích vàthao tác lập luận so sánh].4. Lý giải sự khác biệt: thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện:bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn;đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…[ bước này vận nhiều thao tác lậpluận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích].Cách 2:Giới thiệu vị trí, sơ lược về hai đối tượng cần so sánh.2.So sánh nét tương đồng và nét khác biệt giữa hai hai nhiều đối tượngtheo từng tiêu chí trên cả hai bình diện nội dung, nghệ thuật. Ở mỗi tiêu chítiến hành phân tích ở cả hai tác phẩm để có thể thấy được điểm giống,điểm khác.Học sinh có thể dựa vào một số tiêu chí sau để tìm ý [tất nhiên tùy từng đềcụ thể có thể thêm, hoặc bớt các tiêu chí]– Tiêu chí về nội dung: đề tài, chủ đề, hình tượng trung tâm [tầm vóc, vaitrò, ý nghĩa của hình tượng], cảm hứng, thông điệp của tác giả….– Tiêu chí về hình thức nghệ thuật: Thể loại, hệ thống hình ảnh, ngôn từ,nhịp điệu, giọng điệu, biện pháp nghệ thuật…Sau khi chỉ ra điểm giống, điểm khác cần lí giải vì sao có điểm giống,điểm khác này.Với cách làm này các tiêu chí so sánh được thể hiện một cách rõ ràng vàphân tích kĩ hơn tuy nhiên đòi hỏi học sinh phải có khả năng tổng hợp và3.2tư duy rất cao để tìm ra các tiêu chí so sánh [ nếu không sẽ bị mất ý] nêncách làm này theo chúng tôi chỉ nên áp dụng với đối tượng học sinh giỏi.Trong khuôn khổ của chuyên đề, tất cả các đề thực nghiệm đều đượcchúng tôi triển khai theo cách làm thứ nhất để phù hợp với đông đảo đốitượng học sinh phổ thông cũng như đáp án của Bộ giáo dục và đào tạo.KẾT BÀI:– Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu– Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.3Cảm nhận của anh [chị] về sự giống nhau vàkhác nhau giữa nhân vật Tnú [truyện Rừng xà nucủa Nguyễn Trung Thành] và nhân vật A Phủ[truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài].- Tô Hoài và Nguyễn Trung Thành đều là những cây bút văn xuôi tiêu biểutrong nền văn học Việt Nam sau năm 1945. Nếu Tô Hoài rất sở trường vớihiện thực cuộc sống của người dân miền núi Tây Bắc thì Nguyễn TrungThành lại gắn bó máu thịt với mảnh đất Tây Nguyên trong những nămkháng chiến chống Mĩ. Nếu nói đến Tô Hoài, không thể quên truyện ngắnVợ chồng A Phủ - một truyện ngắn xuất sắc viết về cuộc sống của nhữngngười dân Tây Bắc dưới chế độ phong kiến, thực dân, thì nhắc đếnNguyễn Trung Thành là phải nói đến Rừng xà nu - một “Đất nước đứnglên” của thời đánh Mĩ. Đặt hai nhân vật A Phủ [Vợ chồng A Phủ] và Tnú{Rừng xà nu] bên cạnh nhau, ta sẽ thấy rất nhiều ý nghĩa trong những néttương đồng và khác biệt giữa họ.- Sự tương đồng:+ A Phủ và Tnú tuy được xây dựng trong hai tác phẩm của hai tác giả ở haithời kì khác nhau, ở hai miền đất khác nhau, nhưng đều là những conngười miền núi. Một người thuộc dân tộc Mèo ở vùng Tây Bắc nên thơ [APhủ], một người thuộc dân tộc Strá ở vùng Tây Nguyên hùng vĩ [Tnú]. Cảhai đều mồ côi cha mẹ từ thuở ấu thơ, mang dáng dấp những đứa con côitrong cổ tích. A Phủ và Tnú đều sớm dạn dày, gan góc bởi hoàn cảnh sốngđầy thử thách. Có nét gì chung rất dễ nhận ra ở hai con người cách nhauhàng ngàn cây số: đó là sự mạnh mẽ về thể chất và tinh thần. A Phủ đãdám đánh cả con quan, để rồi kiên gan chịu đựng những trận đòn báo thùkhủng khiếp. Tnú thì thuở ấu thơ đã dám ra rừng đem gạo nuôi cán bộ, bịbắt, bị chém ngang dọc trên bụng trên lưng vẫn không hé răng khai báonơi ở của cán bộ, bị đốt mười đầu ngón tay bằng nhựa xà nu vẫn cắn mồiđến bật máu để chịu đựng. Hai người chịu hai kiểu hành hạ, hài kiểu cựchình khác nhau, nhưng ta đều thấy ở họ sự chịu đựng phi thường.+ Cả A Phủ và Tnú đều là những con người luôn hướng về ánh sáng. Tnúbắt gặp lí tưởng cách mạng được truyền từ anh Quyết, cán bộ của Đảnghoạt động bí mật, Tnú giống như cây xà nu tiếp ánh sáng mặt trời để4không ngừng vươn toả lên bầu trời tự do. A Phủ cũng lao khỏi bóng tối ởHồng Ngài, chạy hàng tháng trời trong rừng để đến Phiềng Sa - khu dukích, rồi sau đó gặp cán bộ, được giác ngộ, trở thành đội trưởng đội dukích. Phẩm chất cách mạng ở những người dân miền núi trong hoàn cảnhngặt nghèo đã được hai nhà văn thể hiện rất sinh động.+ Hai nhân vật ở hai vùng đất khác nhau, thuộc hai tộc người khác nhau,nhưng ta vẫn thấy ở họ có nét nào đó tương đồng trong tính cách. Ngoàisự cứng cỏi, gan góc, A Phủ và Tnú đều rất lặng lẽ, ít nói. Họ thuộc loạinhân vật hành động. Ấn tượng sâu nhất mà người đọc có được về hainhân vật này là những hành động của họ. Với A Phủ, đó là hành độngđánh con quan, hành động đi săn thú rừng, vác cả con bò bị hổ ăn mất mộtphần, làm bất cứ việc nặng nhọc nào trong nhà thống lí... Nó cho thấy sứcmạnh thể chất của một con người. với Tnú, đó là hành động mang gạo rarừng nuôi cán bộ, đi một mình lên núi cao ba ngày để mang đá trắng vềlàm phấn học chữ, lấy đá tự đập vào đầu khiến máu chảy ròng ròng khihọc chữ không vào, cùng dân làng thức mài vũ khí hằng đêm để chuẩn bịchiến đấu, bóp chết tên đồn trưởng của giặc bằng hai bàn tay thươngtích...- Bên cạnh nhiều điểm tương đồng, A Phủ và Tnú còn có những nét riêng,độc đáo, thể hiện khả năng cá biệt hoá của hai nhà văn. Điều này thể hiệnđầy đủ qua số phận riêng của từng nhân vật.+ Nhân vật A Phủ:A Phủ hiện ra qua những trang truyện của Tô Hoài là một chàng trai mangtrong mình những phẩm chất đáng quý. A Phủ lao động giỏi, có thể đúclưỡi cày hoặc làm bất cứ việc gì. Thế nhưng, dù giỏi giang như vậy, rốtcuộc A Phủ cũng chỉ an phận làm thuê làm mướn kiếm sống qua ngày.Mặc cho bao nhiêu con gái trong bản ước ao có được A Phủ, chàng trainghèo này không bao giờ dám mong có được một tổ ấm hạnh phúc giađình. Một nét nổi bật của A Phủ là sự mạnh mẽ và phóng túng. Không bịtrói buộc bởi mặc cảm nghèo hèn, A Phủ vẫn hoà mình vào những cuộchẹn trong đêm tình mùa xuân như bao nhiêu trai gái trong bản. Cũng bởitính cách mạnh mẽ, không chấp nhận sự ngang ngược vô lí của kẻ quyềnthế, A Phủ dám đánh cả con quan. Có thể đây chỉ là hành động bột phát,tức thời, nhưng nó cũng cho thấy cái sức mạnh thể chất và tinh thần củamột con người.5Cũng vì hành động liều lĩnh ấy mà A Phủ phải chịu đựng biết bao nhiêuđau khổ cả về thể chất lẫn tinh thần. Trước hết là những trận đòn báo thùđộc ác. Bọn người nhà thống lí trói A Phủ, đưa về, đánh chửi tàn nhẫn mấyngày liền, khiến cho mặt mày sưng lên như mặt hổ phù. Không dừng lại ởđó, chúng còn muốn tước đoạt quyền sống của một người tự do bằng cáchbắt A Phủ phải nộp một trăm đồng bạc trắng để ăn vạ. Số tiền đó là mộtđời A Phủ nằm mơ cũng không thấy. Buộc A Phủ vay tiền để nộp vạ, thựcchất, thống lí Pá Tra đã sử dụng một thủ đoạn quen thuộc: dùng nhữngđồng tiền nợ để trói buộc số phận con người. Hãy nghe lời tuyên án: "Màykhông có trăm bạc thì tao cho mày vay để mày ở nợ. Bao giờ có tiền giả thìcho mày về, chưa có tiền giả thì tao bắt mày ở làm con trâu, con ngựa chonhà tao. Đời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợtao mới thôi”. Với A Phủ, đó là bản án chung thân.• Đi ở trừ nợ có nghĩa là phải chấp nhận thân phận của kẻ nô lệ trong nhàthống lí Pá Tra. Với sự hỗ trợ của thần quyền, chúng tước đoạt hoàn toàný thức về sự tự do tối thiểu của con người. Đã làm kiếp con ở trừ nợ, APhủ không hề có ý định bỏ trốn, dù đó là việc nằm trong tầm tay. Dườngnhư có sợi dây trói vô hình siết chặt, khiến A Phủ chấp nhận số phận mìnhnhư một lẽ đương nhiên.• Nỗi đau khổ ghê gớm nhất của A Phủ thể hiện qua việc chịu đựng hìnhphạt của thống lí Pá Tra. Mải đi săn nhím, để hổ bắt mất một con bò, A Phủbị thống lí Pá Tra áp dụng hình phạt mà hắn quen dùng: trói đứng vào cộtcho đến chết. Theo lệnh thống lí, A Phủ lặng lẽ đi lấy cọc, tự tay chôn cọc,lấy dây rồi ngoan ngoãn đứng vào bên cọc để thống lí thực hiện hành độngtrừng phạt. Không một sự phản kháng, không có sự vùng vằng chống đối.Con người mạnh mẽ, từng dùng cả con quay bằng gỗ ngát đánh vào mặtcon quan giờ đây chỉ là một kẻ nô lệ mà sự sống chết hoàn toàn bị địnhđoạt bởi bàn tay của chủ. Hành động trừng phạt A Phủ không chỉ cho thấysự tàn bạo của những kẻ thống trị, mà quan trọng hơn, nó thể hiện sâu sắcbi kịch của những con người bị áp bức. Đó không chỉ là nỗi đau về thể xác,mà còn là nỗi thống khổ khôn cùng về tinh thần. Sợi dây trói và thái độ củaA Phủ ở đây có tính chất như một biểu tượng. Nó giúp người đọc hiểurằng: sợi dây trói vật chất thì có thể cắt đứt bằng dao, nhưng sợi dây tróitinh thần thì vô cùng bền chặt. Sợi dây ấy chỉ có thể bị chặt đứt bằng sựgiác ngộ về quyền làm người của mỗi cá nhân mà thôi.+ Nhân vật Tnú:6• Xây dựng nhân vật Tnú trong truyện Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành tôđậm hai nét cơ bản trong tính cách của Tnú: sự gan góc, dũng cảm và đờisống tình cảm phong phú. Thuở ấu thơ, sống trong sự đùm bọc của dânlàng, Tnú đã tỏ ra gan góc đến liều lĩnh. Không gì có thể khiến Tnú run sợ.Chính điều đó đã phát triển thành phẩm chất dũng cảm vô song của Tnúlúc trưởng thành. Vượt ngục trở về, Tnú thực hiện ngay hai điều anh Quyếtdặn lại trước lúc hi sinh: thay anh làm cán bộ và cất giữ vũ khí để có lúcdùng đến. Làm cán bộ của Đảng và mài vũ khí để cất giữ chẳng khác nàothách thức sự truy diệt của kẻ thù. Với lòng dũng cảm, Tnú đã đối mặt vớithử thách ghê gớm này. Ấy là khi anh bị kẻ thù đốt mười đầu ngón taybằng giẻ tấm nhựa xà nu. Là con người bằng xương bằng thịt, Tnú cũngđau đớn đến cháy ruột cháy gan, nhưng anh không thèm kêu. Anh đã giữvững dũng khí của một người cách mạng, để người dân Xô Man nhìn vàoanh mà hiểu rằng, kẻ thù dù tàn bạo đến đâu cũng không thể dập tắt tinhthần quật cường của họ.• Con người dũng cảm, cứng cỏi như sắt đá ấy cũng là một người rất giàutình cảm. Tình cảm phong phú, đẹp đẽ của Tnú được thể hiện trước hếttrong quan hệ với Mai. Từ nhỏ, Tnú và Mai đã bên nhau trong lúc vui cũngnhư lúc buồn, từng cùng nhau mang gạo ra rừng tiếp tế cho cán bộ, từngchụm đầu bên nhau để học những con chữ đầu đời. Vượt ngục trở về,người mà Tnú gặp đầu tiên lại cũng là Mai. Tình yêu trong sáng, thắm thiếtgiữa đôi trai gái tự do, phóng khoáng của núi rừng Tây Nguyên đã cho kếtquả là một gia đình hạnh phúc với đứa con trai đầu lòng. Tình cảm của Tnúđối với Mai và con đã trải qua những thử thách ghê gớm. Đó là lúc Tnúphải chứng kiến cảnh Mai và con bị đánh bằng roi sắt hết sức dã man, đểrồi anh phải nhảy xổ ra giữa lũ giặc khi trong tay không một tấc sắt. Đó làđêm về thăm làng, bên bếp lửa xà nu tại nhà cụ Mết, hình ảnh Mai lại hiệnlên rõ nét trong tâm trí anh, đến mức, thoạt nhìn thấy Dít, anh ngỡ đó làMai.• Tình cảm riêng tư của Tnú hoà quyện đẹp đẽ với tình yêu quê hương. Đichiến đấu ở chiến trường xa, anh xin về dù chỉ một đêm thôi để được nhìnthấy những khuôn mặt thân thương, để được sống trong không khí ấm áp,để được nghe lại câu chuyện huyền thoại của làng mình.Như vậy, A Phủ và Tnú, bên cạnh những nét tương đồng, mỗi nhân vật còncó những nét cá biệt, thể hiện tài năng sáng tạo của hai nhà văn. Nhờ đó,nền văn xuôi của chúng ta vừa có sự thống nhất, vừa có sự phong phú.7Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp củanhân vật người vợ nhặt [Vợ nhặt – Kim Lân] vànhân vật người đàn bà hàng chài [Chiếc thuyềnngoài xa – Nguyễn Minh Châu].MỞ BÀIGiới thiệu khái quát về hai nhân vật trong hai tác phẩm– Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thôn và cuộc sống người dânquê, có sở trường về truyện ngắn. Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, viết vềtình huống “nhặt vợ” độc đáo, qua đó thể hiện niềm tin mãnh liệt vào phẩmchất tốt đẹp của những con người bình dị trong nạn đói thê thảm.– Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mĩ, cũng là cây búttiên phong thời đổi mới. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc ởthời kì sau, viết về lần giáp mặt của một nghệ sĩ với cuộc sống đầy nghịchlí của một gia đình hàng chài, qua đó thể hiện lòng xót thương, nỗi lo âuđối với con người và những trăn trở về trách nhiệm của người nghệ sĩ.THÂN BÀI1.Nhân vật người vợ nhặt– Giới thiệu chung: Tuy không được miêu tả thật nhiều nhưng người vợnhặt vẫn là một trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật nàyđược khắc hoạ sống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, banđầu và về sau.– Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:+ Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, là một lòng ham sống mãnh liệt.+ Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người biết điều, ý tứ.+ Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ nữ hiền hậu,đúng mực, biết lo toan.2.Nhân vật người đàn bà chài– Giới thiệu chung: Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thểhiện tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sắc nét, theo lốitương phản giữa bề ngoài và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất.– Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:+ Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha,8độ lượng, giàu đức hi sinh.+ Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnhphúc, can đảm, cứng cỏi.+ Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâusắc lẽ đời.3. So sánh:– Tương đồng: Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhâncủa hoàn cảnh. Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơcực lam lũ làm khuất lấp. Cả hai đều được khắc hoạ bằng những chi tiếtchân thực…– Khác biệt: Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu lànhững phẩm chất của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dưvị hóm hỉnh, trong nạn đói thê thảm. Vẻ đẹp được khắc sâu ở người đànbà hàng chài là những phẩm chất của một người mẹ nặng gánh mưu sinh,hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính, trong tình trạng bạo lực gia đình…4. Lý giải sự khác biệt:+ Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển,biến đổi từ thấp đến cao[cảm hứng lãng mạn], trong khi đó người đàn bàchài lưới lại tĩnh tại, bất biến như một hiện thực nhức nhối đang tồntại[cảm hứng thế sự-đời tư trong khuynh hướng nhận thức lại]+ Sự khác biệt giữa quan niệm con người giai cấp [Vợ nhặt] với quan niệmcon người đa dạng, phức tạp[ Chiếc thuyền ngoài xa] đã tạo ra sự khácbiệt này[có thể có thêm nhiều ý khác, tùy thuộc mức độ phân hóa của đề thi]KẾT BÀI– Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.– Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.[Học sinh dựa vào gợi ý bên để viết kết bài. Có nhiều cách kết bài khácnhau, hướng dẫn bên chỉ có tính chất tham khảo]Trong quá trình làm bài, học sinh không nhất thiết phải tuân thủ nghiêmngặt qui trình trên. Có thể phối hợp nhiều bước cùng một lúc. Chẳng hạn,có thể đồng thời vừa phân tích làm rõ, vừa thực hiện nhiệm vụ so sánhtrên hai bình diện nội dung và nghệ thuật, vừa lí giải nguyên nhân vì saokhác nhau. Hoặc chỉ trong bước so sánh, học sinh có thể kết hợp vừa sosánh vừa lí giải. Tuy nhiên, nếu thực hiện theo cách này thì bài viết khôngkhéo sẽ rơi vào rối rắm, luẩn quẩn. Tốt nhất là thực hiện tuần tự như trongdàn ý khái quát.9Cảm nhận của anh [chị] về vẻ đẹp của con ngườiViệt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứunước qua 2 nhân vật: Tnú [“Rừng xà nu”- NguyễnTrung Thành-] và Việt [“Những đứa con trong giađình” -Nguyễn Thi-]Định hướng cách làm :Đây là dạng đề cảm nhận về hai nhân vật trong hai tác phẩm có cùng chủđề. Để làm tốt được đề này, các em cần nắm vững kiến thức tổng quát vềhai tác phẩm, hai nhân vật. Đặc biệt, các em cần chỉ rõ điểm giống nhau vàkhác nhau của hai nhân vật. Trong đó chú ý nét riêng của mỗi người. từ đólí giải sự khác nhau và đánh giá sự sáng tạo của mỗi nhà văn. Cụ thể nhưsau:Mở bài: Giới thiệu hai nhân vật– Qua 2 nhân vật: Tnú và Việt, tác giả Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thiđã ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chốngMỹ.Mở bài tham khảo :“Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 đã đạt nhiều thành tựu lớn, đặcbiệt là trong mảng tác phẩm thể hiện phẩm chất anh hùng của con ngườiViệt Nam trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống lại kẻ thù xâmlược thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. “ Rừng xà nu” của Nguyễn TrungThành và “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi là hai tác phẩmthành công trong sự khắc họa những hình tượng nhân vật tiêu biểu chochủ nghĩa anh hùng cách mạng cao đẹp, cho lòng yêu nước và căm thùgiặc sâu sắc, sức mạnh chiến đấu của dân tộc Việt Nam chống giặc ngoạixâm.”Mở bài 2 :Hiện thực cách mạng luôn là mảnh đất màu mỡ cho công việc gieo hạt củangười nghệ sĩ để từ đó đóng góp cho kho tàng văn học Việt Nam bao hoathơm trái ngọt.Đó là những tác phẩm trường tồn cùng năm tháng , những10bài ca không bao giờ quên để khắc sâu vào lòng người những “thướcphim” vô cùng đau thương mà hào hùng về những năm tháng kháng chiếncủa cả dân tộc.Trên mảnh đất cách mạng ấy có 2 người nghệ sĩ gieo trồngtài hoa mà chúng ta không thể không nhắc đến đó là Nguyễn Trung Thànhvà Nguyễn Thi với 2 hình tượng tiêu biểu cho các thế hệ nhân dân VN thờikháng chiến chống Mĩ : Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu và Việt trong tácphẩm Những đứa con trong gia đình.Thân bài:Bước 1 : Nói sơ qua về Bối cảnh :– Cả hai tác giả Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi đều gắn bó với cuộcchiến đấu chống Mĩ, là những nhà văn chiến sĩ ở tuyến đầu máu lửa . Tácphẩm của họ mang hơi thở nóng hổi của cuộc chiến đấu với những hìnhtượng nhân vật sinh động, bước vào văn học từ thực tế chiến đấu.-Hai truyện ngắn “Rừng xà nu” [ 1965], “Những đứa con trong gia đình”[1966] đều ra đời trong giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹcứu nước, khi đế quốc Mĩ đổ quân vào miền Nam nước ta, dân tộc ta đứngtrước trận chiến một mất một còn để bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ quyềnsống. Đó là bối cảnh lịch sử để từ đó hai tác phẩm ngợi ca chủ nghĩa anhhùng cách mạng, với chất sử thi đậm đà.-Qua hai thiên truyện, tác giả đã giúp người đọc khám phá, khâm phục, tựhào trước vẻ đẹp anh hùng cách mạng của những con người bình thường,giản dị mà anh dũng, kiên cường và rất mực trung thành, thuỷ chung vớicách mạng.Đó là sự thể hiện của lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc, tinhthần chiến đấu bất khuất chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ tổ quốc củacon người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là sựtrung thành với lí tưởng cách mạng được thử thách trong những hòancảnh khốc liệt, qua đó bộc lộ được vẻ đẹp của phẩm chất anh hùng có tínhchất tiêu biểu cho cả dân tộc.Bước 2: Cảm nhận về hai nhân vật :– Họ đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất củagia đình, của quê hương, của dân tộc:Tnú là người con của làng Xô Man, nơi từng người dân đều hướng vềcách mạng, bảo vệ cán bộ “ Đảng còn thì núi nước này còn” – Lời cụ Mết.[Rừng xà nu].11Việt sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nứơc, căm thù giặc: Cha làcán bộ cách mạng, má là người phụ nữ Nam bộ kiên cường trong đấutranh, hai con tiếp nối lí tưởng của cha mẹ. [Những đứa con trong giađình].– Họ đã chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu chođau thương mất mát của cả dân tộc:Tnú chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù tra tấn đến chết, bản thân bị giặc đốtmười đầu ngón tay.Việt chứng kiến cái chết của ba má: ba bị chặt đầu, má chết vì đạn giặc.Những đau thương đó hun đúc tinh thần chiến đấu, lòng căm thù giặc sâusắc của con người Việt Nam. Biến đau thương thành sức mạnh chiến đấucũng là một biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng:Tnú lên đường đi “lực lượng” dù mỗi ngón tay mất đi một đốt, Việt vào bộđội, coi việc đánh giặc trả nợ nước thù nhà là lẽ sống. Họ chiến đấu bởisức mạnh của lòng căm thù giặc, cũng là bởi sức mạnh của tình yêuthương, vì: chỉ có cầm vũ khí đứng lên, ta mới có thể bảo vệ được nhữnggì thiêng liêng nhất, bảo vệ tình yêu và sự sống. Chân lí đó đã được minhchứng qua số phận và con đường cách mạng của những người dân NamBộ trong hai tác phẩm trên, chân lí đó cũng được rút ra từ thực tế đauthương mất mát nên nó càng có giá trị, càng phải khắc sâu vào lòngngười.– Họ đều mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, là những con người ViệtNam kiên trung trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm+ Sống có lý tưởng [chiến đấu để trả thù cho gia đình, cho quê hương Tổquốc].+ Tinh thần tự nguyện chiến đấu, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.+ Ý chí, nghị lực, quyết tâm [vượt lên những đau thương của hoàn cảnh,của số phận để sống, chiến đấu].+ Gan góc, dũng cảm, thông minh, mưu trí, ham học.Cụ thể :+ Tnú từ nhỏ đã gan dạ, đi liên lạc bị giặc bắt được, tra tấn dã man vẫnkhông khai. Anh vượt ngục trở về, lại là người lãnh đạo thanh niên làng Xô12Man chống giặc, bị đốt mười ngón tay vẫn không kêu rên trước mặt kẻ thùà Ở Tnú toát lên vẻ đẹp của người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên vàvẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại chống Mĩ.+ Việt bị thương trong trận đánh lại lạc mất đơn vị, vẫn chắc tay súng quyếttâm tiêu diệt kẻ thù. Đối với chị, Việt ngây thơ, nhỏ bé. Còn trước kẻ thù,Việt vụt lớn lên, chững chạc trong tư thế người anh hùng.– Giàu lòng yêu thương:+ Tnú:Tình cảm với vợ con.Tình cảm với buôn làng, quê hương.+ Việt:Tình cảm với gia đình [chị Chiến, ba má, chú Năm].Tình cảm với đồng đội– Tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, lạc quan yêu đời.->>Tóm lại, các nhân vật của hai truyện ngắn đều đã vượt lên nỗi đau và bikịch cá nhân để sống có ích cho đất nước. Những đau thương của họcũng chính là đau thương của dân tộc trong những năm tháng thương đaucủa chiến tranh. Tinh thần quả cảm, kiên cường của họ cũng chính là tinhthần của cả dân tộc Việt Nam, là biểu hiện cao đẹp của chủ nghĩa anhhùng cách mạng.Bước 3 :Đánh giá chung– Nghệ thuật xây dựng nhân vật:+ Nhân vật Việt:Với nghệ thuật trần thuật tác giả để cho nhân vật tự kể về cuộc đờicủa mình và các nhân vật khác theo dòng hồi tưởng. Giọng điệu trữtrình – tự sự.Vừa có tính khái quát [đậm màu sắc sử thi].Vừa mang nét riêng, ấn tượng [ngôn ngữ, hành động, sinh hoạt…thểhiện hình ảnh của người dân Nam Bộ].+ Nhân vật Tnú:Hiện lên qua lời kể của tác giả, lời kể của nhân vật [cụ Mết]. Giọngkể mang đậm tính sử thi.13Đặt nhân vật vào những tình huống mang tính quyết liệt, đột ngột tạođộ căng sử thi.Đặt nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật khác trong tácphẩm. Để khắc hoạ vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật.Ngôn ngữ mang đặc trưng của người Tây nguyên.– Ý nghĩa với tác phẩm:+ 2 nhân vật góp phần làm rõ tư tưởng chủ đề của truyện+ Vẻ đẹp của nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp của con người Việt Nam: chủnghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong những năm tháng kháng chiếnchống Mỹ cứu nước.+ Khẳng định vị trí của 2 nhân vật trong lòng người đọc, rút ra bài học chobản thân.14Phân tích nhân vật Mai [Rừng xà nu – NguyễnTrung Thành] và chị Chiến [Những đứa controng gia đình – Nguyễn Thi] để thấy vẻ đẹp tâmhồn và tinh thần cách mạng của người con gáiViệt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.– Rừng xà nu: Nguyễn Trung Thành viết về những anh hùng ở làng XôMan trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Đây là tác phẩm tiêu biểu chokhuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam giaiđoạn 1954-1975. Nhân vật Mai trong tác phẩm không được khắc họa nhiềunhưng đã hiện vẻ đẹp của một người con gái Tây Nguyên trong khángchiến: tình yêu cách mạng, tình yêu gia đình và một bản lĩnh kiên cường,bất khuất.– Những đứa con trong gia đình: Tác phẩm được viết ngay trong nhữngngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác với tư cách là một nhà văn – chiếnsĩ ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng năm 1966. Có thể nói Nguyễn Thilà một trong những nhà văn thành công nhất khi viết về hình tượng ngườiphụ nữ Nam Bộ “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Trong chiến đấu họ anhdũng, kiên cường, trong gia đình họ đảm đang, nhân hậu. Nhân vật Chiếncũng vậy, ba má đều chết trong chiến tranh, Chiến đã thay má nuôi nấngvà dạy dỗ các em. Không những vậy, Chiến còn tham gia du kích từ khicòn nhỏ, hăng hái tòng quân giết giặc.* Phân tích hai nhân vật: [3,0 điểm]– Nhân vật Mai:+ Sớm giác ngộ cách mạng, tình yêu đối với cách mạng: cùng với Tnu chegiấu cán bộ, giúp đỡ cán bộ…+ Từ nhỏ đã là một cô bé thông minh, khéo léo: cùng với Tnu học chữ, lênrừng bảo vệ các chiến sĩ cách mạng.+ Lớn lên là một người mẹ yêu thương con, sẵn sàng hi sinh thân mình đểche chở đứa con thơ.15+ Một người phụ nữ kiên cường, bản lĩnh, giàu tinh thần cách mạng: Sẵnsàng chịu đòn roi kẻ thù nhưng không kêu lên một tiếng, không khai ra chỗở của Tnu. Đặc biệt ánh mắt khi nhìn kẻ thù:bình tĩnh mà đầy sức mạnh…– Nhân vật chị Chiến:+ Chiến sinh ra và lớn lên trong mối thù nhà, nợ nước: ông nội, ba má đềuchết trong chiến tranh. Do vậy dù đang còn ít tuổi nhưng chị Chiến vừathay mẹ chăm sóc cho gia đình, vừa tham gia cách mạng, mang quyết tâmtrả nợ nước thù nhà.+ Chị Chiến là người con gái lớn đảm đang, yêu thương em, biết vun vénlo toan cho gia đình.+ Mang tình yêu đối với cách mạng, quyết tâm đi tòng quân để trả nợnước, thù nhà.+ Bản lĩnh kiên cường, dũng cảm, không lùi bước trước kẻ thù.* Nhận xét, đánh giá về hai nhân vật: [0,5 điểm]– Điểm giống nhau:+ Cả hai nhân vật đều là những người con gái trẻ tuổi nhưng đã sớm giácngộ cách mạng, mang một tình yêu lớn đối với cách mạng, có ý chí , quyếttâm mãnh liệt đấu tranh chống lại kẻ thù.+ Họ không chỉ là những chiến sĩ trẻ đầy bản lĩnh mà còn là người con gáicủa gia đình: biết yêu thương, vun vén.+ Hai nhân vật đều mang vẻ đẹp của người con gái ViệtNamnói chung: giỏiviệc nước, đảm việc nhà.– Điểm khác nhau:+ Mai là người con gái Tây Nguyên bản lĩnh rắn rỏi, nhưng do Mai chưanhận thức được chân lí cách mạng mà sau này cụ Mết nói [Chúng nó đãcầm súng thì mình phải cầm giáo] nên bất lực ôm đứa con thơ chết dướiđòn roi của kẻ thù.+ Chiến là người con gái Nam Bộ bộc trực, thẳng thắn, lớn lên trong giaiđoạn chiến tranh ác liệt , nên nhận thức rõ mình cần phải làm gì để bảo vệgia đình, dân tộc. Do vậy Chiến đã quyết tâm đi bộ đội như một nhận thứctất yếu “nếu giặc còn thì tao mất”.16Đánh giá chung về hai nhân vật17Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượngsông Đà trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà”– Nguyễn Tuân và hình tượng sông Hương trongtác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” –Hoàng Phủ Ngọc Tường. Từ đó, trình bày suynghĩ của mình về việc bảo vệ cảnh quan thiênnhiên của quê hương, đất nước.Định hướng cách làm bài:Đây là dạng đề cảm nhận về hai hình tượng nghệ thuật, các em có thểtham khảo dàn ý sau:I. Mở bài:Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần bàn luận.– Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và Người lái đò sông Đà– Giới thiệu tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và Ai đã đặt tên cho dòngsông– Giới thiệu vấn đề nghị luận : vẻ đẹp của sông Hương, sông Đà, và vềviệc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước.II. Thân bài:1. Nét tương đồng của 2 dòng sông:a/ Sông Đà và sông Hương đều được các tác giả miêu tả như mộtnhân vật trữ tình có tính cách với những vẻ đẹp đặc trưng riêng biệt,thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước.b/ Sông Đà và sông Hương đều mang nét đẹp của sự hùng vĩ, dữ dội.– Vẻ đẹp hùng vĩ của sông Đà được thể hiện qua sự hung bạo và dữ dộicủa nó trên nhiều phương diện khác nhau cảnh trí dữ dội, âm thanh ghêrợn, đá sông Đà như đang bày trùng vi thạch trận.18– Khi chảy giữa lòng Trường Sơn, sông Hương chảy dữ dội tựa 1 bảntrường ca của rừng già, tựa cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại….c/ Sông Đà và sông Hương đều có vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình:– Sông Đà: dáng sông mềm mại tựa mái tóc tuôn dài tuôn dài, màu nướcthay đổi qua từng mùa, vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính…– Sông Hương: với dòng chảy dịu dàng và đắm say giữa những dặm dàichói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Sông Hương còn mang vẻ đẹpcủa người con gái ngủ mơ màng chờ người tình mong đợi đánh thức. Nócòn được ví như điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế…d/ Cả 2 đều được miêu tả qua ngòi bút tài hoa, uyên bác:– Tài hoa:2 dòng sông đều được miêu tả trên phương diện văn hóa, thẩm mĩ:+ Sông Đà là nơi hội tụ 2 nét tiêu biểu, đặc trưng của thiên nhiên Tây Bắcvừa hùng vĩ, uy nghiêm, dữ dội lại vừa trữ tình, thơ mộng.+ Sông Hương là dòng sông của âm nhạc, dòng sông của thơ ca, của lịchsử gắn liền với những nét đặc sắc về văn hóa, với vẻ đẹp của người dânxứ Huế.– Uyên bác:cả 2 tác giả đều vận dụng cái nhìn đa ngành, vận dụng kiến thức trênnhiều lĩnh vực nghệ thuật để khắc họa hình tượng 2 dòng sông. 2. Nét độcđáo riêng trong từng hình tượng dòng sông:Sông Đà:– Trong đoạn trích, nhà văn tập trung tô đạm nét hung bạo, dữ dội củasông Đà giống như 1 kẻ thù hiểm độc và hung ác-> Thể hiện rõ nhất qua hình ảnh nước dữ, gió dữ, đá dữ đặc biệt đá bàytrùng vi thạch trận chực lấy đi mạng sống của con người. – Sông Đà đượccảm nhận ở chính nét dữ dội, phi thường, khác lạ: tiếng thét của sông Đànhư tiếng thét của ngàn con trâu mộng, đá trên sông đà mỗi viên đềumang 1 khuôn mặt hung bạo, hiếu chiến…19– Đặc biệt, tác giả miêu tả sự hung bạo của sông Đà để làm nổi bật sự tàihoa, tài trí của người lái đò. Lúc này đây, sông Đà như 1 chiến địa dữ dội.Và mỗi lần vượt thác của người lái đò là mỗi lần ông phải chiến đấu vớithần sông, thần đá…Sông Hương:– Sông Hương được tô đậm ở nét đẹp trữ tình, thơ mộng, gợi cảm và nữtính, luôn mang dáng vẻ của 1 người con gái xinh đẹp, mong manh có tìnhyêu say đắm. Khi ở thượng nguồn, nó là cô gái Digan phóng khoáng, mandại; khi ở cánh đồng Châu Hóa, nó là cô thiếu nữ ngủ mơ màng; khi lạinhư người tài nữ đánh đàn giữa đem khuya, hay là nàng Kiều tài hoa, đatình mà lại chung tình, là người con gái dịu dàng của đất nước.– Sông Hương được miêu tả qua chiều sâu văn hóa xứ Huế, nó như ngườimẹ phù sa bồi đắp cho vùng đất giàu truyền thống văn hóa này từ bao đờinay.– Sông Hương được cảm nhận qua lăng kính của tình yêu: thủy trình củasông Hương là thủy trình có ý thức tìm về người tình mong đợi. Khi chảygiữa Huế, sông Hương mềm hẳn đi như 1 tiếng ” vâng” không nói ra củatình yêu. Trước khi đổ ra cửa biển, sông Hương như người con gái dùngdằng chia tay người yêu, thể hiện 1 nỗi niềm vương vấn với 1 chút lẳng lơkín đáo.– Thông qua hình tượng sông Hương mang nét đẹp nữ tính, nhà văn thểhiện nét đẹp lãng mạn, trữ tình của đất trời xứ Huế2. Trách nhiệm bản thân trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên củaquê hương, đất nướcHọc sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân dựa trên những gợi ý sau :Thế hệ trẻ cần có trách nhiệm bảo vệ cảnh quan đất nước qua hành độngcụ thể như: yêu quí, bảo vệ môi trường, quảng bá thắng cảnh…III/ Kết luận:Đánh giá chung về đóng góp của hai nhà văn20– Qua vẻ đẹp tương đồng của 2 dòng sông, ta bắt gặp sự tương đồng độcđáo của 2 tâm hồn có tình yêu thiên nhiên tha thiết và niềm tự hào với vẻđẹp của non sông đất nước Việt Nam.– Mỗi nhà văn đều có 1 phong cách nghệ thuật độc đáo trong việc thể hiệnhình tượng các dòng sông, giúp người đọc có những cách nhìn phong phú,đa dạng về vẻ đẹp của quê hương, đất nước mình.21So sánh sự thức tỉnh của nhân vật Mị trong tácphẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và nhânvật Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” củaNam Cao1/ Sự thức tỉnh của Chí Phèo-Qúa trình tha hóa của Chí Phèo+Khi còn nhỏ với bị kịch thiếu tình thương+ Bị đi tù --->biến đổi nhân hình và nhân tính,bị kịch tha hóa trở thành conquỹ dữ của làng Vũ Đại[phân tích ngoại hình,tiếng chửi,cơn say triềnmiên,rạch mặt ăn vạ]bị xã hội đẩy ra bên lề,bị đồng loại ruồng bỏ,càngngày Chí càng bị lún sâu vào trong tỗi lỗi.-Sự thức tỉnh cảu Chí Phèo:+Vai trò của thị nỡ và bát cháo hành đối với sự thức tỉnh của Chí Phèo.+Chí cảm nhận cuộc sống xung quanh và cảm nhận bản thân để rồi khaokhát làm người lương thiện.+Khi bị tự chối quay trở lại cuộc đời và loài người Chí Phèo phản ứng dữdội,giết Bá Kiến giết chết hình hài quỹ dữ của mình để giữ mãi hình ảnhChí Phèo đã trở lại hoàn lương.2/Sự thức tỉnh của Mị-Cuộc sống của mi trước khi về làm dâu nhà thống lí.-Cuộc sống đầy đọa về thể xác và tinh thần ở nhà Thống lí.+Phân tích cuộc sống bị giam hãm đầy đọa về tinh thần cuộc sống làm Mịchết dần chết mòn tê liệt ý thức phản kháng.-Sự hồi sinh của Mị+Nguyên nhân của sự hồi sinh+Biểu hiện của sự hồi Sinh+Sau khi hồi sinh Mị đã phản kháng dữ dội cắt dây trói cho Aphủ và bỏ trốntheo Aphủ đến Phiền Xa.3/So sánh-giống nhau:cả hai đều là nạn nhân của chế độ phong kiến cường quyền,bịdồn đẩy đến con đường cùng và bị tha hóa.-Khác nhau :+ với Chí Phèo:Sự thức tỉnh chỉ có nghĩ như một sự thay đổi chứ khôngphải là một bước ngoặc [trong nhận thức]+ Chí Phèo là sự lặp lại, chưa có sự thức tỉnh, chỉ mình anh đấu tranh đểđược làm người lương thiện.22+Với Mị :sự thức tỉnh thực sự là một bước ngoặt làm thay đổi cuộc đời vàsố phận nhân vật[sau khi thây dổi Mị phản kháng dữ dội đối với nhà thốnglí đại diện cho chế độ phong kiến cường quyền để thây đổi cuộc sống củamình]+ Ở VCAP là sự phản kháng, biết đoàn kết với những người nghèo cùngsố phận.23So sánh thiên nhiên Tây Tiến và Việt BắcĐề: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳmHeo hút cồn mây, súng ngửi trờiNgàn thước lên cao, ngàn thước xuốngNhà ai Pha Luông mưa xa khơi.”[Tây Tiến – Quang Dũng]Và:“Nhớ khi giặc đến giặc lùngRừng cây núi đá ta cùng đánh TâyNúi giăng thành luỹ sắt dàyRừng che bộ đội, rừng vây quân thù.”[Việt Bắc- Tố Hữu]24MỞ BÀI: Mở vấn đềTHÂN BÀITác giả tác phẩm– Quang Dũng là nhà thơ của xứ Đoài mây trắng. Thơ ông là tiếng nói củamột hồn thơ hào hoa lãng mạng, nhất là những vần thơ viết về lính. Cácsáng tác tiêu biểu của Quang Dũng bao gồm: Mây đầu Ô, Mùa hoa gạo,Đôi mắt người Sơn Tây… Bài thơ Tây Tiến ra đời năm 1948, trích trong tập“Mây đầu Ô” là một trong những bài thơ hay nhất của thơ ca kháng chiếnchống Pháp.– Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, lá cờ đầu của thi ca cáchmạng Việt Nam. Ông là người viết sử bằng thơ vì mỗi giai đoạn lịch sử điqua, Tố Hữu đều lại một tập thơ giá trị: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận,Máu và Hoa… Bài thơ Việt Bắc ra đời vào tháng 10-1954 khi trung ươngĐảng rời chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội.Cảm nhận hai đoạn thơ2.1. Đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến là hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ dữdội, thơ mộng trữ tình.– Thiên nhiên hùng vĩ dữ dội ở con đường hành quân nhiều gian khổ.Nhiều từ láy được huy động để diễn tả sự hiểm nguy: Khúc khuỷu, thămthẳm, heo hút. Phép nhân hóa “sung ngửi trời” diễn tả tinh tế độ cao. Phéptương phản đối lập diễn tả cảnh đèo cao, dốc thẳm, rừng dày “Ngàn thướclên cao, ngàn thước xuống”.– Thiên nhiên trữ tình, thơ mộng “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Câu thơđược dệt nên bởi những thanh bằng gợi cảm giác êm ả, tươi mới. Hìnhảnh thơ gợi vẻ đẹp nên thơ.– Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn cân đối hài hòa giữa các thanh bằng trắc;phép nhân hóa, tương phản, cách sử dụng từ láy tượng hình…25

Video liên quan

Chủ Đề