So sánh chính thể quân chủ với chính thể cộng hòa

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Hình thức chính thể là cách thức và trình tự lập ra cơ quan quyền lực nhà nước tối cao của một quốc gia. Hai loại hình thức chính phủ phổ biến nhất trên thế giới hiện nay là: hình thức quân chủ và chính thể cộng hòa.

Bản thân hình thức quân chủ được chia làm hai loại:

  • Tuyệt đối [quân chủ chuyên chế]: mọi quyền lực Nhà nước tối cao tập trung vào vị Quân chủ. Quân chủ có quyền lực cao nhất.
  • Hạn chế [quân chủ lập hiến]: quyền lực Nhà nước tối cao được chia đôi [một bên là vị Quân chủ trị vì còn bên kia là một Cơ quan lập pháp do dân bầu được gọi là Quốc hội hay Nghị viện lưỡng viện hoặc độc viện]. Quân chủ trong chế độ này chỉ là một biểu tượng của dân tộc. Hình thức lập hiến có nghĩa là "lập ra" "hiến pháp"; khi có hiến pháp thì tất cả mọi người, kể cả vị Quân chủ đều phải tuân theo những điều mà hiến pháp đã quy định.

Hình thức Cộng hòa cũng có hai loại:

  • Cộng hòa quý tộc: cử tri bầu ra Đại cử tri, Đại cử tri bầu ra quốc hội.
  • Cộng hòa dân chủ: không có mô hình chung về loại hình chính thể này.

Trên thế giới không còn nước nào theo hình thức chính thể cộng hòa quý tộc mà nó có thể kết hợp hai loại trên.

Chú giải
Cộng hòa Tổng thống chế.
Cộng hòa Bán tổng thống chế.
Cộng hòa Đại nghị chế với Tổng thống điều hành có quyền hành pháp phụ thuộc Cơ quan lập pháp.
Cộng hòa Đại nghị chế với Tổng thống không có quyền hành pháp.
Quân chủ lập hiến đại nghị chế, trong đó vị Quân chủ không có quyền lực điều hành.
Quân chủ lập hiến hệ thống kép, trong đó vị Quân chủ trực tiếp điều hành [thường cùng với một Nghị viện yếu].
Quân chủ chuyên chế.
Nhà nước đơn đảng.
Các quốc gia trong đó các điều khoản hiến pháp cho chính phủ đã bị đình chỉ [ví dụ: chế độ độc tài quân sự].
Các quốc gia không phù hợp với bất kỳ hệ thống nào ở trên [ví dụ: chính phủ lâm thời].
Không chính phủ.
  • Lý thuyết móng ngựa

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hình_thức_chính_thể&oldid=68276905”

Chính thể cộng hòa là một trong hai mô hình nhà nước được sử dụng hiện nay trên thế giới, nhiều quốc gia lớn đang áp dụng mô hình nhà nước để xây dựng đất nước. Trong đó có nhiều quốc gia lớn nhất nhì trên thế giới đang áp dụng mô hình này như Pháp, Hoa Kỳ, Ý, Trung Quốc….vậy, chính thể cộng hòa là gì? Tìm hiểu về các chính thể nhà nước Cộng hòa? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Chính thể cộng hòa là gì?

Trước khi đưa ra khái niệm về chính thể cộng hòa là gì? Tác giả xin giới thiệu cho các bạn hiểu về khái niệm chính thể như sau:

Chính thể được hiểu là cách thức và trình tự thành lập cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước, xác lập mối quan hệ giữa cơ quan đó với cơ quan cấp cao khác và với nhân dân.

Hiện nay trên thế giới có các loại chính thể như sau:

–       Chính thể quân chủ;

–       Chính thể cộng hòa:

Theo đó, chính thể cộng hòa được hiểu là hình thức nhà nước mà tại đây nguyên thủ quốc gia được xây dựng theo một chế độ bầu cử nhất định. Điều này chứng tỏ quyền lực cao nhất của nhà nước theo chính thể cộng hòa không phụ thuộc vào người đứng đầu cơ quan mà được thực hiện thông qua phương thức bầu cử do cử tri cả nước bỏ phiếu bầu ra. Và tại nước ta thì được tiến hành bầu cử theo nhiệm ký 05 năm. Khác với với hình thức chính thể quân chủ, không có việc quy định toàn bộ quyền lực nhà nước tập trung vào người duy nhất đó có thể là vua hay quốc vương …theo phương thức cha truyền con nối.

Chính thể cộng hòa được dịch sang tiếng anh như sau: Republican polity

Xem thêm: Thể chế chính trị là gì? Các thể chế chính trị trong hệ thống chính trị Việt Nam?

2. Tìm hiểu về các chính thể Nhà nước cộng hòa:

2.1. Chính thể cộng hòa Tổng thống:

Với tên gọi như trên chắc hẳn chúng ta đã đoán ra được đây là  hình thức chính thể cộng hòa  mà trong đó nguyên thủ quốc gia là Tổng thống. Tổng thống sẽ do nhân dân hay còn gọi là cử tri trực tiếp bỏ phiếu bầu ra. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước vừa là người đứng đấu Chính phủ. Điển hình nhất cho hình thức này chính là Chế độ cộng hòa Tống thống Hoa Kỳ.

Theo đó, với chế độ này thì bản hiến pháp đầu tiên ra đời trên thế giới chính là bản hiến pháp của Hoa Kỳ vào năm 1787. Bản hiến pháp này đã mô phỏng chính thể này qua các điều luật. Trong bản hiến pháp cũng quy định cụ thể người đứng đầu nhà nước chính là một Tổng thống có nhiều quyền lực bên cạnh đó là sự giúp việc của một Nghị viện lập pháp và một Pháp viện tối cao hoàn toàn độc lập trong các phán quyết của mình.

Cũng theo bản hiến pháp này mà lần đầu tiên trên thế giới có các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, ba nhánh quyền lực được phân chia cụ thể  nhưng độc lập với nhau vừa hỗ trợ cho nhau để cùng nhau quản lý và xây dựng đất nước và đặc biệt là có thể kiềm chế quyền lực và đối trọng lẫn nhau. Đồng thời tại bản hiến pháp Hoa Kỳ cũng quy định một chế định quan trọng trong việc xây dựng hệ thống chính trị quốc gia, cụ thể Tổng thống là người đứng đầu quyền lực nên là người duy nhất có thẩm quyền bầu ra Chính phủ, bổ nhiệm các thành viên của Chính phủ dựa theo sự hiểu biết và năng lực của từng người, các thẩm phán tòa án liên bang với sự đồng ý và hỗ trợ của cơ quan Nghị viện và sự đồng ý có Thượng Nghị viện. Đồng thời có quyền can thiệp vào những hoạt động và quyền lực phủ quyết tại cơ quan lập pháp.

Và một trong những yếu tố thể hiện mô hình chính thể nhà nước cộng hòa đó chính là Tổng thống được bầu cử độc lập với cơ quan Nghị viện, tức là người có thẩm quyền bầu Tổng thống là nhân dân cả nước chứ không cần thông qua cơ quan Nghị viện hay bầu cử cùng với cơ quan Nghị viện.Hình thức bầu cử này được hiện qua việc nhân dân cử tri cả nước sẽ bầu ra người đại diện của mình tham gia vào đại cử tri và đại cử tri chính là người bầu ra Tổng thống. Hiện nay trên thế giới đếm đến thời điểm hiện tại có 42 nước có chính thể cộng hòa Tổng thống.

2.2. Chính thể cộng hòa Nghị viện:

Đây là mô hình của nền cộng hòa thứ tư của Pháp tính từ năm 1946 đến 1958 và hiện nay đang tồn tại ở Italia, Liên bang Đức, Liên bang Áo…

Đặc điểm chính của mô hình này chính là quyền lực không còn tập trung lớn vào Tổng thống nữa mà thay vào đó quyền lực chính trị tập trung vào Thủ tướng bởi Thủ tướng là người quyết định và chịu trách nhiệm về mọi vấn đề liên quan đến đường lối chính trị của Chính phủ. Hay còn được hiểu là Thủ tướng chính phủ là người thủ lĩnh của Đảng cầm quyền – đảng chiếm đa số ghế trong Nghị viện.

Tuy nhiên, Tổng thống trong mô hình nhà nước này cũng sẽ có quyền lực phối hợp với Thủ tướng trong quyền hành pháp. Như tại nước Ý thì Tổng thống Ý do Nghị viện bầu ra trong  phiên họp toàn thể của hai viện và các đại diện của các vùng lãnh thổ hành chính cao nhất tại Ý. Trong đó mỗi lãnh thổ sẽ có 03 đại biểu do Hội đồng vùng bầu ra. Mặc dù Tổng thống tại mô hình nhà nước không có nhiều quyền lực như mô hình nhà nước cộng hòa Tổng thống nhưng không phải bất kỳ người nào cũng có thể được bầu cử mà phải đáp ứng một số điều kiện về tuổi phải từ 50 tuổi trở lên, là người có đầy đủ các quyền dân sự và chính trị.

Và nhiệm kỳ của Tống thống tại mỗi quốc gia sẽ khác nhau như ở Ý thì nhiệm kỳ của Tổng thống là 7 năm, ở  Cộng hòa liên bang Đức do Hội nghị liên bang bầu ra với nhiêm kỳ 5 năm. Như vậy chúng ta có thể thấy ở mô hình nhà nước cộng hòa Nghị viện thì quyền lực sẽ tập trung vào Nghị viện, cụ thể người đứng đầu chính là Thủ tướng có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của một quốc gia. Và Tổng thống có những quyền lực khác mờ nhạt, hầu như có thể không cần tồn tại hoặc tồn tại nhưng khá “bù nhìn”. Đồng thời chúng ta cũng nhận ra tại mô hình này thì quyền lực không bị phân chia quyền lực thành 03 nhánh quyền lực giống bên mô hình nhà nước cộng hòa Tổng thống.

Xem thêm: Sự khác biệt cơ bản về hình thức chính thể của nhà nước ở Anh và Mĩ

2.3. Chính thể cộng hòa Hồi giáo:

Với mô hình này thì hiện nay trên thế giới chỉ tồn tại 03 nhà nước đang áp dụng chế độ mô hình nhà nước này cụ thể là Iran, Irac và Apganistan. Bởi đặc điểm chính của mô hình này chính là chỉ áp dụng cho những quốc gia nào sùng bái đạo Hồi giáo làm quốc đạo của quốc gia.

Hầu như ở những nước này cũng xác lập nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, quyền lực nhà nước được phân chia thành ba nhánh quyền lực giống như hai hình thức chính thể trên là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Việc ban hành hiến pháp , xác lập chế độ dân chủ đa nguyên đều sẽ được lấy ý kiến từ nhân dân bằng cách trưng cầu. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt so với những hình thức khác đó chính là những điều luật, quy định đều dựa theo kinh Coran để sử dụng trong Hiến pháp, bắt buộc người dân không được trái với tinh thần của kinh Coran.

Và chủ quyền tối cao của nhà nước thuộc về thánh Ahla. Như vậy, chúng ta đã nhận thấy một điểm nổi trội của hình thức này đó chính là quyền lực và những quy định được sử dụng tại quốc gia này đó chính là những giáo điều của Hồi giáo. Chính vì vậy một phần nào đó mà những quy định này có thể phi vật lý khiến con người và chính quyền lạm dụng lòng tin vào đạo giáo để điều khiển con người dẫn đến sự bất công và dễ gây nội chiến.

2.4. Chính thể cộng hòa lưỡng tính:

Chính thể cộng hòa lưỡng tính đực hiểu là một quốc gia có sự kết hợp của các yếu tố của chính thể cộng hòa Nghị viện và cộng hòa Tổng thống. Trên thế giới hiện nay có một số quốc gia còn đang tồn tại như Pháp, Nga, Hàn Quốc, Singapor, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Ai len, Ai-xơ-Len,…đặc biệt trong đó là Pháp và Nga, hai nhà nước lớn nhất nhì trên thế giới.

Như tên gọi của mô hình này thì đặc điểm của nhà nước này chính là sự kết hợp của 02 nhà nước trong đó là nhà nước cộng hòa Nghị viện và cộng hòa Tổng thống. Với đặc điểm này thì bản Hiến pháp năm 1958 của Pháp đã quy định Tổng thống do nhân dân trực tiếp bầu ra với nhiệm kỳ 05 năm, chính là yếu tố thể hiện đặc trưng cơ bản của nhà nước cộng hòa Tổng thống. Tuy nhiên, vì đây là sự kết hợp của hai mô hình nhà nước cộng hòa nên Tổng thống chỉ đứng đầu nhà nước chứ không đứng đầu chính phủ mà thay vào đó chính phủ sẽ do Thủ tướng đứng đầu, đây là yếu tố thể hiện mô hình nhà nước cộng hòa Nghị viện.

Chính vì vậy để hạn chế được những mâu thuẫn nội bộ thì việc phân chia quyền lực dược áp dụng một cách mềm dẻo và tinh tế, đồng thời phải có sự điều hòa, phối hợp với nhau trong ba nhánh quyền lực lập pháp, tư pháp và hành pháp.

2.5. Chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa:

Đây là hình thức chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa đã được tồn tại từ năm 1917 đến năm 1991 ở Nga và các nức thuộc Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. Còn hình thức cộng hòa dân chủ nhân dân ra đời sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai tức vào năm 1945 và tồn tại đến nay. Bởi lẽ có hai nhà nước này là vì trong thực tiễn đã tồn tịa hai hình thức Cộng hòa Xô viết và Cộng hòa dân chủ nhân dân. Đặc điểm chung của hình thức chỉnh thể cộng hòa Xã hội chủ nghĩa là xây dựng nhà nước dựa trên các nguyên tắc về việc quy định quyền lực sẽ thuộc về toàn bộ nhân dân, mọi quyền lợi đều vì nhân dân, đảm bảo nhân dân là người làm chủ đất nước. Đồng thời nhân dân giao quyền lực cho nhà nước quản lý và thực thi, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Hiến pháp tại mô hình này cũng quy định về ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhưng không có sự đối kháng, kiềm kẹp lẫn nhau mà là hoạt động độc lập nhưng hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi vấn đề đời sống xã hội.

Như vậy. các hình thức của mô hình chính thể cộng hòa hiện nay trên thế giới vẫn còn tồn tại khá đa dạng và được nhiều quốc gia lớn sử dụng trong đó có Việt Nam. Mỗi một hình thức đều có những ưu và nhược điểm khác nhau phù hợp với tình hình thực tế với mỗi quốc gia với nhu cầu phát triển.

Xem thêm: Chính thể là gì? Phân tích các hình thức chính thể của Nhà nước trên thế giới?

Video liên quan

Chủ Đề