Những đặc điểm cần chú ý khi thiết kế xây dựng chuồng nuôi lớn

Trong chăn nuôi, có nhiều cách để làm chuồng heo đơn giản, nhưng quan trọng nhất là chuồng phải đủ kiên cố vững chắc, hoặc làm bằng tre lá, nuôi thả rông trong vườn… Tuy nhiên để năng suất chăn nuôi lợn đạt hiệu quả cao, người chăn nuôi nên thực hiện theo các nguyên tắc sau:

I. NGUYÊN TẮC BỐ TRÍ VÀ QUẢN LÝ CHUỒNG TRẠI :

Môi trường chăn nuôi cần thích hợp cho heo tăng trưởng, sinh sản thuận lợi, hạn chế tối đa các cơ hội mầm bệnh phát triển, lây lan. Nguyên tắc chung về việc bố trí và quản lý chuồng trại trong chăn nuôi lợn cần đạt các tiêu chuẩn sau :1 Khô ráo – thoáng mát – sạch sẽ – yên tĩnh.2 Không nuôi chung heo với các loại gia súc, gia cầm khác trong cùng chuồng, trại.

3 Khu vực chuồng lợn có tường, rào cách biệt với nơi sinh hoạt và ngăn chặn các loại động vật khác xâm nhập.

4 Hạn chế việc ra vào khu vực chăn nuôi và luôn thực hiện biện pháp sát trùng ngƣời, phương tiện ở lối ra vào.

II. VỊ TRÍ CHUỒNG TRẠI VÀ YÊU CẦU VỆ SINH :


1. Vị trí :Nên bố trí chuồng nuôi ở địa thế nhận được nhiều nắng buổi sáng [theo hướng đông hoặc đông nam]. Địa điểm dựng chuồng trại thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển, chăm sóc và có rào, tường tách biệt với nơi sinh hoạt của gia đình, khu dân cư, các nơi sinh hoạt công cộng.Chuồng trại phải được che chắn mưa tạt, gió lùa, gió lộng, nắng nóng buổi trưa. Nên trồng cây xanh xung quanh để tạo bóng mát và chắn gió.

2. Yêu cầu vệ sinh :

Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm nên sử dụng các loại vật liệu xây dựng chuồng trại ít dẫn nhiệt ; đồng thời, thực hiện công việc vệ sinh thường xuyên hàng ngày, định kỳ sát trùng chuồng trại và dụng cụ sử dụng trong chăn nuôi lợn ít nhất 15 ngày một lần ; ngoài ra, cần sát trùng vào các thời điểm : chuyển heo lẻ bầy nuôi thịt, chuẩn bị bắt heo mới về và sau mỗi đợt xuất bán.
Các hóa chất thông thường dùng sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, khu vực xung quang chuồng trại là nước vôi 20% [pha 20 kg vôi sống trong 100 lít nước để quét vách, cửa và các phần khác của chuồng], các loại thuốc sát trùng như : TH4, Pacoma, Virkon’ S, Biodin, Lindores… Lưu ý khi dùng bất kỳ loại thuốc sát trùng nào cúng đều pahir thực hiện đúng và đầy đủ hướng dẫn của nơi sản xuất ghi trên nhãn của loại thuốc sát trùng đó.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách nuôi dưỡng heo nái đạt năng suất cao


III. KẾT CẤU CƠ BẢN CHUỒNG TRẠI :
1. Chuồng
1.1. Nền chuồng :

Khi làm chuồng heo đơn giản, nền chuồng cũng cần được lưu tâm. Cần đắp cao hơn mặt đất xung quanh ít nhất là 20 cm để tiện thoát nước, tránh ẩm thấp. Nền cần xây móng vững chắc, tráng xi măng hay lót tấm đan đảm bảo không bị sụp lở, không bị ẩm hay đọng nước.

Không nên tráng nền quá láng để tránh heo bị trợt té nhưng cũng không quá nhám khó dọn phân, rửa chuồng. Nền có độ nghiêng 1 – 2% về phía mương thoát [tức có độ dốc 1 – 2 phân cho mỗi mét tới] để nước dội rửa chảy thoát nhanh, mau ráo. Mương thoát nước cần thường xuyên dọn sạch sẽ để thoát phân, nước rửa chuồng và các chất thải về nơi xử lý [hố ủ phân, hố chôn, ao sinh học, ủ biogas…]
1.2. Vách và cửa chuồng :

Có thể làm vách ngăn các ô chuồng bằng song cây, song sắt khi làm chuồng heo đơn giản , để tạo môi trường thông thoát, hạn chế xây vách bằng gạch để giảm nóng ; nếu xây vách bằng gạch thì nên chừa các khe hở như hông gió. Chiều cao của vách từ 0,8 – 1 mét là phù hợp.

Cửa chuồng lợn cần rộng và thiết kế sao cho tiện lợi trong việc đóng mở lúc ra vào chăm sóc và di chuyển heo khi cần. Chất liệu làm cửa phải vững chắc vì heo có thói quen cắn phá phần cửa, tốt nhất là làm cửa song sắt.
1.3. Kích thƣớc ngăn chuồng :Nhằm thuận tiện chăm sóc, thông thường độ sâu thích hợp của ngăn chuồng [từ vách phía ngoài cửa đến vách trong đối diện] từ 2,5 – 4 mét tùy điều kiện xây dựng.Nhu cầu về diện tích ngăn chuồng cho heo các lứa tuổi như sau : heo nái hậu bị cần 2 – 3 m2 / con ; heo nái đang mang thai cần 6 m2 / con ; heo nái nuôi con cần 8 – 10 m2 / con [tính cả phần diện tích chuồng úm dành cho heo con khoảng 1 – 1,5 m2 / bầy]. Nếu không xây chuồng úm cố định cho heo con thì có thể dùng thùng cây, giỏ tre lót rơm hay lá chuối khô đặt bên trong chuồng.Tuỳ khả năng xây dựng và quy mô nuôi để thiết kế, xây dựng trại với các ngăn chuồng theo kiểu trại 1 dãy, 1 hành lang chăm sóc và 1 hệ thống mương thoát nước, chất thải ở phía sau hoặc kiểu trại 2 dãy, 1 hành lang chăm sóc giữa 2 dãy và 2 hệ thống mương thoát dọc theo hai bên trại.

2. Chuồng lồng :

Là kiểu chuồng nuôi cải tiến hướng công nghiệp nhằm tận dụng triệt để diện tích chăn nuôi lợn và thuận tiện công việc chăm sóc, phòng trị bệnh. Chuồng lồng không chỉ sử dụng ở các trang trại lớn mà trong điều kiện nông hộ quy mô nhỏ vẫn có thể áp dụng ; tuy nhiên, cần có cách thiết kế, xây dựng phù hợp với điều kiện diện tích cụ thể ở từng nơi.Quy cách các loại chuồng lồng bằng sắt được thiết kế chuyên dùng dựa trên đặc điểm sinh trưởng, sinh sản của heo ở các giai đoạn nái mang thai, nái đẻ nuôi con, heo con lẻ bầy. Dựa trên quy mô và cách lắp đăt chuồng lồng để thiết kế hệ thống mương thoát nước, chất thải theo kiểu mương nổi tương tự như kiểu mương của chuồng xây hoặc mương ngầm nhận nước thải từ các lỗ thoát ngay trên phần nền chuồng. Tuỳ theo cách bố trí các dãy chuồng lồng để thiết kế 1 hoặc 2 dãy hành lang chăm sóc.

3. Mái chuồng :


Ở nông thôn, một trong những cách làm chuồng heo đơn giản là dùng mái lợp lá hoặc tranh bởi chi phí thấp và tạo môi trường thoáng mát cho heo. Thông thường mái chuồng cao khoảng 2,5-3m ; nếu lợp tôn kẽm, tôn fibro xi- măng, tôn nhựa tổng hợp thì nên tăng độ cao để giảm bớt sức nóng. Ngoài ra, trong các tháng mùa khô nên có biện pháp giảm nóng như : phun nước trên mái chuồng, lắp đặt hệ thống ống nước phun sương, quạt thông gió trong chuồng chăn nuôi lợn.
4. Xử lý phân và nước thải :Cần có biện pháp xử lý phân và nước thải tốt để chuồng, trại luôn được sạch sẽ, ngăn chặn mầm bệnh lưu tồn và hạn chế ô nhiễm ô trường. Tuỳ điều kiện mỗi nơi, có thể làm hầm ủ phân hay ủ khí sinh học [biogas] bằng hầm xây hoặc túi nhựa để diệt các loại ký sinh trùng trong phân, nước thải, có thêm nguồn phân chuồng tốt cho cây trồng và khí đốt tại chỗ.Hầm ủ phân, hầm hoặc túi ủ khí sinh học nên bố trí ở phía ngoài và phía vách sau của chuồng. Cách tính toán thể tích hầm ủ hay túi biogas dựa trên khối lượng phân và nước tiểu của tổng đàn heo nuôi. Có thể tham khảo lượng phân và nước tiểu thải ra đối với heo các lứa tuổi như sau để tính toán : Trung bình mỗi ngày 1 heo lứa thải 1 – 1,3 kg phân và 1 lít nước tiểu ; heo nặng từ 60 – 100 kg thải 5 – 8 kg phân và 2,5– 4,5 lít nước tiểu ; heo nái cùng bầy heo con thải 12 – 15 kg phân và 6 – 8 lít nước tiểu.

5. Dụng cụ cấp thức ăn, nƣớc uống :


5.1. Máng ăn :

Tùy theo điều kiện riêng và quy mô chăn nuôi lợn, có thể sử dụng các loại máng ăn bằng sành, gỗ và tiện lợi hơn hết là sử dụng các loại máng ăn bán tự động để tiết kiệm công lao động. Trường hợp nuôi chuồng lồng thì các máng ăn được lắp đặt sẵn theo chuồng.
5.2 Máng uống :
Tốt nhất là sử dụng các loại núm uống tự chảy vì cung cấp nước thích hợp với nhu cầu uống nước trong từng lúc của heo nên giúp heo tăng trưởng, sinh sản thích hợp ; đồng thời còn giúp tiết kiệm nước, công lao động, thuận tiện cho việc pha thuốc, chất bổ sung dinh dưỡng đúng liều lượng và giúp chuồng trại khô sạch hơn. Nếu nuôi heo trong chuồng xây thì núm uống được lắp đặt ở độ cao cách nền chuồng từ 25-40 cm, mỗi núm uống có thể sử dụng chung cho 5-7 heo. Trường hợp nuôi chuồng lồng thì núm uống được lắp đặt sẳn theo từng ô chuồng.


Chuồng trại là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến chăn nuôi lợn. Kinh nghiệm của một số công ty nước ngoài đang kinh doanh và sản xuất ở nước ta cho thấy vai trò chuồng trại mang tính quyết định cho sản xuất chăn nuôi lợn. Dưới đây là hướng dẫn thiết kế chuồng trại

YÊU CẦU CHUNG CỦA VIỆC THIẾT KẾ XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI CHĂN NUÔI HEO

1. Chuồng trại phải ấm về mùa đông, mát về mùa hè, chống được những cơn bão giông có thể hất nước vào chuồng. Đặc biệt là phải phù hợp với đặc điểm sinh lý của heo.

2. Chuồng trại phải thuận tiện cho việc phân phối thức ăn và nước uống cho heo, không làm lảng phí thức ăn và công chăm sóc nuôi dưỡng.

3. Khi xây dựng chuồng trại phải tính toán hiệu quả kinh tế [vừa đảm bảo đủ nhu cầu của chuồng nuôi nhưng lại tiết kiệm được sức lao động và nguyên vật liệu]

4. Kết hợp được các kiểu chuồng nuôi hiện đại và truyền thống để có những kiểu chuồng nuôi phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, đồng thời có khả năng tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có của gia đình và địa phương.

5. Đảm bảo vệ sinh và an toàn dịch bệnh cho đàn lợn và sức khỏe cho con người

XÂY DỰNG MẶT BẰNG

1. Tiêu chuẩn về mặt bằng

Diện tích mặt bằng phải đảm bảo theo định mức bao gồm chổ ở, sân chơi, máng ăn máng uống và các công trình phục vụ. Quy hoạch mặt bằng cho các quy mô trại Là sự bố trí sắp xếp một cách tổng thể các dãy chuồng, các công trình phục vụ trên một mặt bằng nhằm đáp ứng được 2 yêu cầu:

  • Phù hợp với đặc điểm sinh lý của từng loại heo
  • Đáp ứng về việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật và việc phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc và bảo vệ sức khỏe cho con người. Việc quy hoạch chuồng trại là yếu tố quyết định phát triển chăn nuôi trong một giai đoạn dài vì vậy phải đảm bảo chăn nuôi có hiệu quả kinh tế.

Riêng máng ăn, chiều cao của thành máng tùy thuộc vào từng loại heo và lứa tuổi của heo để ta thiết kế các máng ăn có thành cao từ 15 – 30 cm, nhưng thuận tiện cho việc nuôi dưỡng và vệ sinh.

2. Nguyên tắc và phương pháp tính toán mặt bằng

Nguyên tắc tính toán

Dựa trên quy mô cơ cấu đàn heo, chu kỳ nuôi [ngắn hạn hay dài hạn] để xác định mặt bằng của công trình chính và phụ phù hợp với đặc điểm sinh lý của từng loại heo, thuận tiện trong việc chăm sóc và đảm bảo vệ sinh phòng dịch.

Phương pháp tính

Việc tính toán mặt bằng chuồng trại chăn nuôi heo phải căn cứ vào:

  • Quy mô và cơ cấu đàn heo
  • Diện tích cho từng con, từng ô chuồng và từng dãy chuồng và sau đó tính cho toàn trại [tiêu chuẩn cho từng loại heo]

Tính toán nhu cầu chuồng trại phải tính đến các yếu tố sau:

  • Quy mô là bao nhiêu?
  • Trong 1 năm trại phải bán bao nhiêu heo con cai sữa và bao nhiêu tấn thịt lợn ra thị trường?
  • Tỷ lệ loại thải đàn heo nái
  • Số lứa đẻ/nái/năm
  • Trọng lượng heo con cai sữa
  • Số heo con cai sữa
  • Thời gian động dục trở lại sau khi cai sữa heo con.
  • Thời gian nghỉ để vệ sinh và tẩy uế cho trại sau 1 chu kỳ sản xuất của đàn heo
  • Trọng lượng heo thịt xuất chuồng
  • Tăng trọng trong giai đoạn nuôi thịt
  • Thời gian chữa
  • Heo nái đẻ 1 con/ô 
  • Heo đực giống 1 con/ô
  • Heo nái chữa 1 con/ô
  • Heo nái chờ phối 4 – 6/ô
  • Heo nái hậu bị 4 – 6 con/ô 
  • Heo thịt nhỏ 10 – 15 con/ô
  • Heo thịt lớn 8 con/ô

Tuy nhiên sắp xếp heo nái chờ phối nên nuôi thành từng nhóm từ 4 đến 6 con/ô chuồng để thuận tiện cho việc phối giống. Phát huy đặc điểm sinh sản của heo nái, khi nhốt chung heo nái chờ phối chúng sẽ xuất hiện động dục sớm hơn.

3. Cách sắp xếp bố trí mặt bằng

Nguyên tắc bố trí mặt bằng

Hướng chuồng phải lấy hướng gió Đông Nam. Bố trí sắp xếp các dãy chuồng phải phù hợp với đặc điểm sinh lý của từng loại heo. Khoảng cách giữa các chuồng phải cách xa nhau từ 1,5 – 2h [h là chiều cao của chuồng]. Khoảng cách giữa 2 hồi nhà phải cách nhau từ 8 – 10m.

Bố trí mặt bằng

Ngoài cổng chính vào trại là nhà trực và tiếp khách, vị trí nằm ở phía Đông nam và có hố sát trùng ở cửa vào trại.

Nhà công nhân và cán bộ kỹ thuật lớn hay nhỏ tùy thuộc vào quy mô của trại và số lượng cán bộ công nhân cần ở trong trại.

  • Nhà kho tạm thời để thức ăn đã được nghiền và chuẩn bị để hỗn hợp.
  • Nhà chế biến thức ăn tùy thuộc vào lượng đầu heo trọng trại [quy mô].

Tháp và bể nước làm sao để cung cấp nước cho đàn heo của trại với tiêu chuẩn là:

  • Heo nái/100 lít/ngày đêm/1 con.
  • Heo thịt 50lít/ngày đêm/1 con.
  • Heo con 25 lít/ngày đêm/1 con.

Từ có ta tính chung cho nhu cầu toàn trại và tính toán để có lượng nước đủ cho nhu cầu đàn heo và các hoạt động khác của toàn trại. Nhà lấy tinh, phát triển chế tinh dịch thường làm ở nơi gần với chuồng heo đực giống. Nhà chế biến phân [nằm ở phía Đông bắc của trại] tùy theo quy mô của trại để xây dựng:

  • Quy mô vừa thì 0,06 – 0,07 m2 / 1 con
  • Quy mô lớn 0,05 – 0,06 m2 / 1 con

Phải có các công trình phụ cho sinh hoạt của cán bộ và công nhân.

Sắp xếp mặt bằng cho các công trình trong 1 trại chăn nuôi heo:

  • 1. Cổng vào
  • 2. Nhà trực
  • 3. Nhà công nhân kỹ thuật
  • 4. Giếng nước
  • 5. Tháp nước
  • 6. Nhà lấy tinh và pha chế tinh dịch
  • 7. Nhà kho chứa thức ăn
  • 8. Nhà chế biến thức ăn
  • 9,10,11,12. các dãy chuồng nuôi
  • 13. Nhà chế biến phân
  • 14. Cổng phụ

MỘT SỐ KIỂU CHUỒNG NUÔI HEO

1. Các kiểu chuồng heo ở nước ta

Cho tới nay việc thiết kế xây dựng chuồng trại cho heo ở nước ta còn phụ thuộc vào tình hình thực tế của các cơ sở, thường chưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy định có tính khoa học nêu như trên.

Các loại chuồng nuôi phù hợp với từng loại heo, phải đáp ứng các yêu cầu.

Thiết kế có kỹ thuật, có kinh tế, có mỹ thuật, đảm bảo tiểu khí hậu chuồng nuôi tốt. Các nhà chăn nuôi đã đưa ra một số kiểu chuồng nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu nước ta và tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương như sau:

2. Một số kiểu chuồng nuôi khép kín và hiện đại ở nước ta

Trong chăn nuôi heo công nghiệp có nhiều kiểu chuồng khác nhau nhưng hầu hết người chăn nuôi cũng thiết kế sao cho hợp với khí hậu của địa phương, giảm chi phí mà phải đảm bảo được tính bền vững và phù hợp với đặc điểm sinh lý của từng loại heo.

Hầu hết các dãy chuồng nuôi được thiết kế thành một hệ thống liên hoàn, trong một dãy và phân chia các khu vực cho từng loại heo, có điều hòa tiểu khí hậu chuồng nuôi.

2.1. Kiểu chuồng heo nái đẻ và nuôi con

Khi xây dựng chuồng nái đẻ và nuôi con cần phải được thiết kế có vùng cho heo con và vùng cho heo mẹ riêng biệt để tránh hiện tượng heo mẹ đè lên heo con khi chúng nằm. Có nơi tập ăn riêng [bổ sung thức ăn sớm]. Chuồng nên thiết kế trên diện tích từ 4-6 m2, chia thành 2 khu vực rõ rệt.

Heo nái nằm và di chuyển ở giữa với chiều rộng từ 60 -65 cm, dài 2,2 – 2,25 m, có khung không chế. Có máng ăn cho heo mẹ và vòi uống nước tự động. Chú ý khi thiết kế các thanh chắn cần thiết phải để độ cao hợp lý tùy từng giống heo ngoại hay nội. Hai bên vùng heo nái nằm là heo con hoạt động. Nền chuồng của heo con nên thiết kế bằng nhựa hay gỗ. Nền chuồng của heo mẹ nên bằng bê tông.

2.2.Chuồng nái chửa

Chuồng  nái chửa nên thiết kế theo từng dãy, chúng chỉ cần diện tích nhỏ bằng phần của heo nái đẻ nằm để di chuyển và nằm. Khi cần thiết cho vận động tự do chúng ta phải cho heo ra các sân chơi để vận động. Chiều rộng 65 cm, chiều dài 225 cm, có máng ăn và vòi uống nước tự động.

2.3. Chuồng  nái chờ phối

Heo nái khi chờ phối giống cần được nuôi thành từng nhóm, cứ 4-6 con/ô, có diện tích 5-6 m2 , có máng ăn chung hay phân biệt bằng ,máng ăn tự động cho từng cá thể. Vòi uống nước tự động và có vị trí thuận lợi để vận động ở sân hay bãi chơi. Việc thiết kế chuồng heo nái chờ phối cần thiết phải có tính liên hoàn và dễ tiếp xúc với heo đực giống để điều khiển động dục cho heo nái.

Khi heo nái phối giống có kết quả sẽ được chuyển đến nuôi ở các ô chuồng heo nái chửa riêng lẻ để dễ theo dõi và nuôi dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bào thai.

2.4. Kiểu chuồng heo đực giống

Khi thiết kế chuồng nuôi heo đực giống chúng ta cần chú ý đến việc nuôi dưỡng và sửu dụng chúng để phối giống hay lấy tinh. Chuồng heo đực giống nên thiết kế kiên cố, có diện tích từ 5- 6 m2 , chúng phải được nhốt riêng lẽ từng con. Thành chuồng cao từ 1,4 m, nền bằng bê tông chắc chắn, tránh nền gồ gề gây xây xát móng chân của heo đực giống

2.5. Kiểu chuồng nuôi heo thị

Theo thịt thường được nuôi trong các ô rộng và nuôi thành từng nhóm, heo thịt nhỏ từ 16 – 20 con/ô, heo thịt  từ 8-10 con/ô, mỗi ô từ 7 – 10 m2. Chuồng nuôi heo thịt có thể thiết kế đa dạng các kiểu, có nền có độ dốc tốt và dễ thoát nước. Máng ăn dài để con nào cũng ăn được tiêu chuẩn ăn của chúng. Có vòi uống nước tự động có thể 2 vòi.

Với những hướng dẫn thiết kế chuồng trại bên trên hy vọng có thể giúp ích cho người nông dân

Video liên quan

Chủ Đề