Các nhà máy thủy điện trên sông Đà

Như VOV.VN đã đưa tin, ngày 20/12/2016, lễ khánh thành Nhà máy thuỷ điện [NMTĐ] Lai Châu được tổ chức trọng thể với sự hân hoan của hàng vạn người người dân thuộc đủ các dân tộc sống trong hai huyện Mường Tè và Nậm Nhùn. Báo chí viết nhiều về những thông số kỹ thuật, sản lượng điện của nhà máy.

Đây là NMTĐ cuối cùng trên bậc thang thuỷ điện sông Đà ở Tây Bắc Việt Nam….Nhưng có một khía cạnh ít được đề cập: đấy là GIÁ TRỊ NHÂN VĂN của hai công trình thuỷ điện Sơn La và Lai Châu nói riêng, và của cả công cuộc trị thuỷ sông Đà nói chung.

Toàn cảnh NMTĐ Lai Châu ngày khánh thành [nhìn từ hạ lưu].

Sông Đà cùng với sông Lô là hai nhánh sông lớn họp thành sông Hồng, dòng sông mà tổ tiên người Việt gọi là “sông Mẹ” làm nên nền văn minh lúa nước ở khu vực Đông Nam Á. Trong đó, sông Đà là con sông đóng góp một lượng nước lớn. Bên cạnh cái lợi lớn, sông Hồng nói chung, sông Đà nói riêng cũng đã gây ra nhiều trận lụt lội, đe doạ cuộc sống yên lành của cư dân vùng hạ du.

Vì vậy, khi hoà bình vừa lập lại trên miền Bắc [7/1954], Đảng và Nhà nước ta đã đặt vấn đề "trị thuỷ sông Đà”, vừa nhằm triệt tiêu một mối đe doạ từ thiên nhiên, vừa có được một nguồn năng lượng lớn phục vụ sư nghiệp xây dựng đất nước, cải thiện đời sống nhân dân.

Năm 1994, hoàn thành xây dựng NMTĐ Hoà Bình. Với 8 tổ máy [tổng công suất 1.920 MW], NMTĐ Hoà Bình đã cơ bản giải quyết được tình trạng thiếu điện ở nước ta, trở thành một "Điện Biên Phủ trên mặt trận kinh tế”. Với hồ chứa khoảng 9 tỉ mét khối nước, hồ thuỷ điện Hoà Bình đã cắt được những cơn lũ lớn, tình trạng ngập lụt ở khu vực đồng bằng sông Hồng về cơ bản được giải quyết. Cả một vùng khí hậu khu vực Tây Bắc được cải thiện. Giao thông thuỷ phát triển. Những  kết quả đó mang lại những giá trị nhân văn lớn lao, tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội, đến cuộc sống của hàng triệu người dân.

Trong khoảng hơn 20 năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, công cuộc trị thuỷ sông Đà được Đảng và Nhà nước ta gấp rút thực hiện. Nhưng khác với việc xây dựng NMTĐ Hoà Bình [do Liên Xô giúp thiết kế, chế tạo thiết bị và giúp xây dựng], hai NMTĐ Sơn La và Lai Châu hoàn toàn do các chuyên gia Việt Nam, kỹ sư và công nhân kỹ thuật Việt Nam thiết kế và xây dựng. Nội lực Việt Nam đã thúc đẩy việc hoàn thành trước thời hạn NMTĐ Sơn La lớn nhất khu vực Đông Nam Á và NMTĐ Lai Châu [với công suất  1 200 MW, bằng một nửa thuỷ điện Sơn La, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á].

Toàn cảnh gian máy NMTĐ Lai Châu trong lễ khánh thành.

Cũng chính bằng nội lực Việt Nam mà chúng ta đã quyết định chọn tuyến Pa Vinh để xây dựng NMTĐ Sơn La chứ không phải Tạ Bú như nhiều tài liệu của nước ngoài lựa chọn [trong đó có các chuyên gia Liên Xô]. Các chuyên gia tư vấn thiết kế Việt Nam lập luận: chọn tuyến Pa Vinh [tim đập thuỷ điện chạy qua xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La] chúng ta sẽ tránh được nước ngập phần lớn huyện Mường La. Đời sống của hàng vạn người dân không bị xáo trộn. Đó là một quyết định mang tính nhân văn sâu sắc, thấm nhuần quan điểm trọng dân, vì dân của Đảng và Nhà nước ta.

Điều đáng lưu ý là việc chọn tuyến này không phụ thuộc vào việc chọn phương án "Sơn La cao hay thấp”, cho nên nhiều phần việc khảo sát thiết kế, xây dựng cơ sở vật chất chuẩn bị cho công trình đã được làm sớm.

NMTĐ Sơn La xây dựng trên đoạn sông Đà chạy qua xã Ít Ong, huyện Mường La hoàn thành. Cũng với tinh thần trọng dân vì dân ấy, chúng ta chọn địa điểm xây dựng NMTĐ Lai Châu ở đoạn sông Đà chạy qua xã Nậm Hàng, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu với số đất bị ngập nước, số hộ dân bị ảnh hưởng phải di dời ở mức thấp nhất.

Sáng 20/12, trong ngày hội khánh thành NMTĐ Lai Châu, tôi gặp 4 phụ nữ người Cống Khao ở xã Nậm Khao, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Chị Chẩu Thị Liên ở bản Nậm Luồng nói tiếng Việt khá sõi cho biết: người Cống Khao hay ở khu vực ven sông. Nước hồ dâng lên, bà con phải di dời tới nơi cao hơn.

Nhưng bù lại, hồ rộng, tôm cá nhiều, nhiều hộ đã nuôi cá lồng để sống. Còn ông Lò Văn Vương, người Thái, cựu chiến binh sư đoàn 326, ở xã Nậm Nhùn, huyện Nậm Nhùn hồ hởi nói: Ruộng nương thì hết rồi, nhường chỗ cho thuỷ điện. Nhưng chúng tôi xoay sang nghề khác, làm dịch vụ để sống.

Cũng như khu vực Mường La, khu vực xã Nậm Hàng, huyện Nậm Nhùn từ khi có công trường xây dựng NMTĐ Lai Châu đã thay đổi đến chóng mặt. Trạm bưu điện, bệnh viện, bến xe ô tô, chợ, các công trình hạ tầng …mọc lên cải thiện về cơ bản đời sống vật chất và văn hoá của bà con các dân tộc, hiệu.

Trò chuyện với thầy giáo dạy Sử, hiệu trưởng trường Trung học cơ sở xã Nậm Hàng - Nguyễn Phú Anh, thêm vui vì cơ sở vật chất của các trường học trong khu vực ngày càng được tăng cường. Nhờ vậy mà tỉ lệ các gia đình ở các bản xa cho con theo học nội trú cũng tăng.

Lên dạy học ở vùng này từ năm 2001, thầy giáo Nguyễn Phú Anh và các thầy cô giáo khác nay không phải canh cánh nỗi lo đường về trường bản xa xôi, đi xe máy chỉ lo không đủ xăng về vì chạy toàn số 1….Chọn Nậm Nhùn làm quê hương thứ 2, chàng trai quê ở Phú Xuyên [Hà Tây cũ] đã bén duyên cùng một cô gái Thái…và với sự thay đổi, phát triển ở huyện Nậm Nhùn, cả hai quyết tâm ở lại lâu dài trên mảnh đất này.

Những phụ nữ Cống Khao này đi từ Mường Tè ra dự lễ khánh thành NMTĐ Lai Châu.

Cũng trong sáng 20/12, tôi len giữa đám đông, tìm kỹ sư Lê Bá Nhung, nguyên giám đốc Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1 [Tập đoàn điện lực Việt Nam], kiến trúc sư chính của hai bản thiết kế hai NMTĐ Sơn La và Lai Châu. Cũng như hôm khánh thành thuỷ điện Sơn La, ông tha thẩn ở khoảng sân phía hạ lưu nhà máy, lặng ngắm đàn cò trắng đang yên lành đậu ở đoạn tường chắn giữa khu vực đập tràn xả lũ và đường nước ra.

Nghe tôi nhận xét về tính nhân văn trong quyết định chọn tuyến hai nhà máy, ông biểu lộ sự đồng tình và nhấn mạnh thêm: Tính nhân văn ở hai công trình còn thể hiện ở chỗ Đảng và Nhà nước ta đã tin tưởng vào sự trưởng thành của đội ngũ khoa học kỹ thuật Việt Nam, từ đó thúc đẩy mọi người lăn vào thực tế, tìm ra những giải pháp thi công thích hợp, rút ngắn được thời gian. Trong đó việc quyết định đắp đập thuỷ điện bằng bê tông đầm lăn là một ví dụ.

Khi làm Sơn La, nhiều ý kiến muốn lặp lại Hoà Bình, làm đập đá đổ, lõi đất sét. Nhưng những người thiết kế đã kiên trì chứng minh đắp đập bằng công nghệ bê tông đầm lăn thích hợp với thực tế hơn, đỡ phải vận chuyển một khối lượng lớn xi măng, một số ô tô chuyển bê tông, thời gian lại nhanh hơn. Hay như quyết định không xây dựng trạm phân phối điện ngòai trời như ở Hoà Bình, rất kềnh càng, mà tách riêng hai phần "bảo vệ” và "phân phối” ra hai nơi…khiến các tổ máy nhỏ gọn hơn...

Lễ khánh thành Nhà máy thủy điện Lai Châu

Trong  nắng vàng nhạt, đập thuỷ điện và NMTĐ Lai Châu nổi rõ giữa trời xanh, mây trắng. Kỹ sư Lê Bá Nhung trầm ngâm…nhìn ông, tôi nghĩ ông đang nhớ về những ngày trèo đèo lội suối, băng rừng đi khảo sát thực tế.

Chúng tôi cùng nhắc đến những người bạn mà cả hai cùng quen biết, đặc biệt là các người bạn ở Tổng công ty Sông Đà, đơn vị tổng thầu ở hai công trình Sơn La và Lai Châu. Rồi ông gật gù: “Anh ạ, ở những công trình cấp quốc gia này, chia Ban Quản lý và Ban điều hành chỉ là cách chia theo công việc. Tiền của dân đóng góp, Nhà nước giao cho…người làm chủ đầu tư, người làm bên thi công, cùng lo công việc chung. Ở đây không có chỗ cho cách hiểu: tiền của tôi, tôi thuê anh. Cũng không có chỗ cho cách nghĩ: ta chỉ là người làm thuê…Tất cả chỉ vì một mục tiêu: sớm hoàn thành công việc trị thuỷ sông Đà, sớm hoàn thành các NMTĐ trên sông Đà”.

Theo tôi, cách nghĩ ấy, nếp nghĩ ấy cũng là một giá trị nhân văn to lớn mà công trình mang lại.

NMTĐ Lai Châu khánh thành trong một ngày đẹp trời. Trời xanh mây trắng. Tự dưng, trong lòng tôi rộn lên tiếng ca "Anh vẫn hành quân…Trời Điện Biên mây trắng, gió lưng đèo chiến thắng…vẫn bước anh không ngừng”…

Trên dòng Đà giang, sừng sững giữa nuí rừng là ba tượng đài chiến thắng của thời đại Hồ Chí Minh: Hoà Bình – Sơn La – Lai Châu…thể hiện khát vọng vươn lên cuộc sống ấm no hạnh phúc của người dân nước Việt./.

Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại tỉnh Hòa Bình [từ năm 1979 đến năm 1991 là tỉnh Hà Sơn Bình], trên dòng sông Đà thuộc miền bắc Việt Nam. Đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á từ năm 1994 đến 2012 [Bị phá vỡ kỉ lục vào năm 2012 bởi Nhà máy thủy điện Sơn La].[cần dẫn nguồn] Nhà máy thủy điện Hòa Bình do Liên Xô [sau năm 1991 đến 1994 là Liên bang Nga] giúp đỡ, hỗ trợ công tác xây dựng và hướng dẫn vận hành.

Nhà máy thủy điện Hòa Bình

Cổng trước thủy điện Hòa Bình

  • Ngày 6 tháng 11 năm 1979: Giải phóng mặt bằng bên sông
  • Ngày 12 tháng 01 năm 1983: Ngăn sông Đà đợt 1
  • Ngày 09 tháng 01 năm 1986: Ngăn sông Đà đợt 2
  • Ngày 30 tháng 12 năm 1988: Tổ máy số 1 hòa lưới điện quốc gia.
  • Ngày 04 tháng 04 năm 1994: Tổ máy số 8 hòa lưới điện quốc gia.
  • Ngày 20 tháng 12 năm 1994: Sau 15 năm xây dựng công trình, trong đó có 9 năm vừa quản lý vận hành vừa giám sát thi công các tổ máy, Nhà máy thủy điện Hoà Bình đã được khánh thành.
  • Ngày 19 tháng 10 năm 2007: Ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị EVN đã ký Quyết định số 845/QĐ-EVN-HĐQT về việc phê duyệt Quyết toán vốn đầu tư công trình Nhà máy Thủy điện Hoà Bình với giá trị là: 1,904,783,458,926 VND.

Thông số kĩ thuật chính:

  • Thủy điện Hòa Bình có thiết kế mực nước dâng bình thường cao 117 m;
  • Mực nước gia cường: 120 m;
  • Mực nước chết: 80m;
  • Các thông số trên đo độ cao so với mực nước biển;
  • Diện tích hồ chứa: 208km²;
  • Dung tích toàn bộ hồ chứa: 9,45 tỉ mét khối nước;
  • Công suất lắp máy: 1.920 MW, gồm 8 tổ máy;
  • Điện lượng bình quân hằng năm: 8,6 tỉ KWh
  • Đập thủy điện Hòa Bình có 12 cửa xả và 8 tổ máy phát điện;
  • Mỗi tổ máy có công suất 240 MW;
  • Vốn đầu tư: 1.904.783.458.926 đồng [150 trệu Đô la Mỹ] - Tỉ giá năm 1994.

Công dụngSửa đổi

Nhà máy thủy điện Hòa Bình

  • Công trình phòng chống lũ lụt của tỉnh và vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Sông Đà là một trong ba phụ lưu chính của hệ thống sông Hồng chiếm 55% lượng nước. Công trình thủy điện Hòa Bình góp phần quan trọng vào việc phòng chống lũ lụt cho vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong đó có thủ đô Hà Nội.

  • Phát điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình là nguồn cung cấp điện chủ lực của toàn bộ hệ thống điện Việt Nam. Năm 1994, cùng với việc khánh thành nhà máy và tiến hành xây dựng Đường dây 500 kV Bắc - Nam từ Hòa Bình tới trạm Phú Lâm [Thành phố Hồ Chí Minh] hình thành một mạng lưới điện quốc gia. Công trình này góp phần đắc lực trong việc cung cấp nguồn điện cho miền Nam và miền Trung Việt Nam. Nhà máy cung cấp khoảng 27% [Thời điểm trước năm 2010] nguồn điện của cả nước.

  • Cung cấp nước tưới tiêu:

Đập thủy điện Hòa Bình góp phần quan trọng vào việc cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ở vùng hạ lưu trong đó có đồng bằng sông Hồng, nhất là trong mùa khô. Điều tiết mực nước sông đồng thời đẩy nước mặn ra xa các cửa sông.

  • Phục vụ giao thông - vận tải:

Cải thiện việc đi lại bằng đường thủy ở cả thượng lưu và hạ lưu. Năm 2004, công trình tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được vận chuyển chủ yếu bằng con đường này.

Tặng thưởngSửa đổi

Một cửa xả nước

  • Danh hiệu anh hùng thời kỳ đổi mới [tháng 6 năm 1998]
  • Huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba.
  • 24 Huân chương lao động hạng nhì, ba cho các đơn vị trực thuộc và cá nhân
  • 05 cờ luân lưu của Chính phủ
  • 02 cờ luân lưu của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
  • 02 cúp kim cương - chứng nhận chất lượng quốc tế.
  • Nhiều cờ, bằng khen của các Bộ, các cấp, các ngành và tỉnh Hoà Bình.

Mất mátSửa đổi

Trong quá trình xây dựng thủy điện Hòa Bình, 168 người đã hi sinh, trong đó có 11 chuyên gia Liên Xô. Đài tưởng niệm những người này được xây dựng cách nhà máy thủy điện về phía hạ lưu sông Đà khoảng 300 mét.[1]

­­­­­­Thư gửi thế hệ năm 2100Sửa đổi

Tại sân truyền thống nhà máy Thủy điện Hòa Bình có một khối bê tông hình chóp cụt, trên đó có tấm biển thép khắc dòng chữ: "Nơi lưu giữ bức thư của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau. Thư được mở vào ngày ngày 1 tháng 1 năm 2100". "Kho lưu trữ" lá thư thực chất chỉ là một khối bê tông hình chóp cụt tứ giác đều [4 mặt bên hình thang] có cạnh đáy 2 mét, chiều cao 1,8 mét, cạnh trên 0,8 mét, nặng gần 10 tấn. Sau khi được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng và đồng chí Đỗ Mười đồng ý, lãnh đạo Tổng Công ty Xây dựng nhà máy Thủy điện Hòa Bình mời một số nhà văn, nhà báo, nhà trí thức tham gia viết thư. Tuy nhiên, đồng chí Đỗ Mười cũng khuyên là vì Việt Nam chưa có tục lệ này, cho nên không được "chôn" vào lòng đập mà nên đặt ở chỗ nào trang trọng. Và thế là sau khi bàn bạc với chuyên gia Liên Xô, lãnh đạo tổng công ty quyết định đặt lá thư đó vào lòng khối bê tông. Lá thư hiện nay để trong khối bê tông là một công trình tập thể. Sau khi lá thư được hoàn chỉnh về nội dung, một cán bộ viết chữ đẹp được giao nhiệm vụ chép hai bản đó với tiếng Việt và tiếng Nga bằng mực Tàu.[2]

Thơ ca và nghệ thuậtSửa đổi

Nhà thơ Quang Huy đã sáng tác bài thơ Tiếng đàn Balalaika trên sông Đà vào tháng 11 năm 1979, khi nhà máy mới được khởi công. Bài thơ lấy hình ảnh một cô gái Nga đang chơi một bản nhạc bằng chiếc đàn balalaika bên sông Đà để nói lên tình tình hữu nghị Việt-Xô và sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô trong việc xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. Bài thơ đạt giải nhất trong cuộc thi thơ năm 1983 của Hội hữu nghị Việt Nam-Liên Xô

. Có 14 nhạc sĩ đã phổ nhạc cho bài thơ này, trong đó phiên bản của nhạc sĩ An Thuyên đạt giải nhất của Hội Âm nhạc năm 1984.[3]

Một đoạn trích của bài thơ đã được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam.[4]

[...]

Trên sông Đà
Một đêm trăng chơi vơi
Tôi đã nghe tiếng Ba-la-lai-ca
Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ
Ngón tay đan trên những sợi dây đồng.

Lúc ấy
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.

Ngày mai
Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả
Từ công trình thủy điện lớn đầu tiên

[...]

Nguy cơSửa đổi

Các chuyên gia đã tính toán và đưa ra cảnh báo: "Nếu vỡ đập thủy điện Hòa Bình thì toàn bộ 6 tỉnh đồng bằng sông Hồng sẽ bị cuốn trôi ra biển chỉ trong một ngày và Hà Nội sẽ ngập dưới 30 mét nước tính từ chỗ cao nhất của nhà ga Hàng Cỏ."[5]

Tháng 7 năm 2017, sau 21 năm, thủy điện Hòa Bình - dung tích 9,45 tỉ m3 - đã phải xả 8/12 cửa xả đáy sau nhiều đợt mưa lớn kéo dài làm nước dâng cao hơn giới hạn cho phép gần 5 mét và đạt mức 117m so với mức tối đa cho phép là 120m.[5]

Thư viện Quốc Gia France tài trợ hình ảnh này

ẢnhSửa đổi

  • Hầm đường bộ đi vào trong khu vực đặt máy

  • Khu vực đặt các tổ máy phát điện

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ “Những cái chết hóa thành bất tử”. Báo Hòa Bình.
  2. ^ Bí mật lá thư gửi thế hệ năm 2100 ở thủy điện Hòa Bình-nld.com.vn, Chủ Nhật, 29/01/2006 12:52
  3. ^ Lay động"Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà"
  4. ^ “Nhà thơ Quang Huy và "Tiếng đàn Balalaica trên sông Đà" - Bài 2”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2015.
  5. ^ a b Lời cảnh báo gửi từ Xepian-Xe Nam Noy

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • //www.thuydienhoabinh.vn
  • Thuỷ điện Hoà Bình công trình chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Lưu trữ 2007-09-27 tại Wayback Machine
  • //www.evn.com.vn/hoabinhpp/thanhtich.htm

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề