Nội dung của văn bản Bài toán dân số là gì

Soạn bài Bài toán dân số trang 130 SGK ngữ văn 8. Câu 1. Xác định bố cục, nêu nội dung chính của mỗi phần. Riêng về phần thân bài, hãy chỉ ra các ý lớn [luận điểm].

Câu 1

Trả lời câu 1 [trang 131 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1]

Xác định bố cục, nêu nội dung chính của mỗi phần. Riêng về phần thân bài, hãy chỉ ra các ý lớn [luận điểm].

Lời giải chi tiết:

- Mở bài [từ đầu đến “sáng mắt ra”]

⟹ Đặt vấn đề: Bài toán dân số và kế hoạch hóa dường như đã được đặt ra thời cổ đại.

- Thân bài [từ “Đó là câu chuyện cổ" đến “sang ô thứ 34 của bàn cờ"]

⟹ Giải quyết vấn đề: Tập trung làm sáng tỏ vấn đề: Tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng.

+ Thân bài có ba ý chính:

Ý 1: Nêu lên bài toán cố và dần đến kết luận: Mỗi ô bàn cờ ban đầu chỉ một vài hạt thóc, tưởng là ít, nhưng nếu sau đó cứ gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số thóc của cả bàn cờ là một con số khủng khiếp.

Ý 2: So sánh sự gia tăng dân số giống như lượng thóc trong các ô bàn cờ. Ban đầu chỉ là hai người thế mà năm 1995 đã là 5,63 tỉ người đủ cho ô thứ 30 của bàn cờ ấy.

Ý 3: Thực tế mỗi phụ nữ lại sinh ra rất nhiều con [hơn hai rất nhiều], vì thế chi tiêu mỗi gia đình chi có một đến hai con là rất khó thực hiện.

- Kết bài [Phần còn lại]

⟹ Khuyến cáo loài người cần hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số. Đó là Con đường tồn tại của chính nhân loại.

Câu 4

Trả lời câu 4 [trang 132 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1]

Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nừ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô nhằm mục đích gì? Trong số các nước kể tên trong văn bản, nước nào thuộc châu Phi, nước nào thuộc châu Á? Bằng những hiểu biết của mình về hai châu lục đó, trước những con số tỉ lệ sinh con đã nêu, em có nhận xét gì về sự phát triển dân số ở hai châu lục này? Có thế rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội?

Lời giải chi tiết:

Tác giả đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô là nhằm mục đích trước hết để thấy trong thực tế, một người phụ nữ có khả năng sinh được rất nhiều con [VN là 3,7; Ru-an-đa là 8,1]. Như vậy, chỉ tiêu mỗi cặp vợ chồng chỉ có một đến hai con là rất khó khăn. Ngoài ra, các con số trên còn cho thấy các nước chậm phát triển... sinh con rất nhiều. Các nước được văn bản nêu lên phần lớn thuộc châu Phi: Ru-an-đa, Ja-da-ni-a, Ma-đa-gát-xca... Châu Á chỉ có Ấn Độ, Việt Nam. Như thế, rõ ràng nước kém, chậm phát triển ở hai châu lục vừa nói lại gia tầng dân số mạnh mẽ. Sự bùng nổ dân số bao giờ cũng đi liền với nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế chậm phát triển, văn hóa giáo dục chậm được nâng cao.

Luyện tập

Trả lời câu 1 [trang 132 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1]

Liên hệ với phần Đọc thêm để tìm câu trả lời: Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số? Vì sao?

Trả lời:

- Sự lựa chọn sinh đẻ là quyền của phụ nữ. Không thế dùng mệnh lệnh hay các biện pháp thô bạo để cấm đoán hay can thiệp.

- Do đó cách tốt nhất, con đường tốt nhất là con đường giáo dục. Qua đó giúp mọi người hiểu ra nguy cơ của sự bùng nổ và gia tăng dân số; vấn đề dân số gắn chặt với đói nghèo hay hạnh phúc.

- Đúng như Phê-đê-ri-cô May-o đề ra: “Đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ là hạ thấp tỉ lệ thụ thai cùng như tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh...”.

Trả lời câu 2 [trang 132 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1]

Hãy nêu các lí do chính để trả lời cho câu hỏi: Vì sao sự gia tăng dân số có ảnh hưởng lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu?

Trả lời:

Dân số phát triển manh mẽ, nhanh chóng nhất định sẽ ảnh hưởng lớn đến con người ở nhiều phương diện: nhà và đất ở, lương thực, môi trường, việc làm, giáo dục... cuối cùng dẫn đến đói nghèo, bệnh tật, lạc hậu... Đặc biệt là đối với các nước chậm phát triển, nghèo nàn lạc hậu rơi vào vòng luẩn quấn bế tắc: vì nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển mọi mặt nên hạn chế sự phát triển của giáo dục. Giáo dục không phát triển được, kinh tế lại nghèo nàn, lạc hậu.

Trả lời câu 3 [trang 132 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1]

Dựa vào số liệu về sự gia tăng dân số thế giới đã nêu trong phần Đọc thêm, hãy tính từ năm 2000 đến tháng 9-2003 xem số người trên thê giới đã tăng bao nhiêu lần gấp khoảng bao nhiêu lần dân số của việt Nam hiện nay?

Trả lời:

Dân số trên thế giới:

- Dân số thế giới năm 2000: hơn 6 tỉ người.

- Dân số thế giới vào thời điểm 2003: 6,32 tỉ người.

- Từ năm 2000–2003: dân số trên thế giới đã tăng 241 triệu người, gấp 3 lần dân số Việt Nam hiện nay.

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Đây là văn bản nhật dụng được trích trong Báo giáo dục và thời đại Chủ nhật, số 28, 1995.

b. Bố cục: 3 phần:

- Phần 1 [từ đầu … sáng mắt ra]: bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại

- Phần 2 [tiếp … sang ô thứ 34 của bàn cờ]: tốc độ gia tăng nhanh chóng dân số thế giới

- Phần 3 [còn lại]: tìm kiếm lời lời giải cho bài toán dân số.

c. Thể loại

- Văn bản nhật dụng.

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

- Từ câu chuyện về một bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở những nước chậm phát triển.

b. Giá trị nghệ thuật

- Phương pháp thuyết minh, sử dụng và kết hợp các phương pháp so sánh, nêu số liệu, phân tích.

- Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.

Sơ đồ tư duy văn bản "Bài toán dân số":

Loigiaihay.com

3. Soạn bài Bài toán dân số

Bài toán dân số là văn bản nói về vấn đề gia tăng dân số một cách quá nhanh. Tác giả bài viết đã bày tỏ sự lo lắng, quan ngại về thực trạng báo động này. Để nắm được nội dung kiến thức cần đạt cũng như trả lời được hệ thống những câu hỏi trong SGK, các em có thể tham khảo bài soạn Bài toán dân số.

4. Hỏi đáp Bài Bài toán dân số Ngữ văn 8

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số bài văn mẫu về văn bản Bài toán dân số

Viết về hiểm hoạ của việc gia tăng dân số quá nhanh - một đề tài vừa khó vừa khô khan, tác giả của “Bài toán dân số” đã chọn cách vào đề thật hấp dẫn, vừa thực tế, vừa giàu sức thuyết phục. Để nắm vững nội dung bài học cũng như dễ dàng viết bài phân tích văn bản, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Bài toán dân số Ngữ văn Lớp 8 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Bài toán dân số này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 8 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 8.

Đề bài:Nội dung chính mà tác giả muốn đặt ra trong bài viết “Bài toán dân số” là gì? Điều gì đã làm tác giả "sáng mắt ra"?

Trả lời:

- Trước hết, tốc độ gia tăng thực sự rất lớn ngoài sức tưởng tượng, thấy được việc hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu cho sự phát triển của loài người. Loài người cần phải làm một việc gì đó để quyết định sự tồn tại của mình. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình.

- Điều làm cho tác giả “sáng mắt” là sự gia tăng dân số trong thời hiện đại nó đã được đặt ra từ ý nghĩa của một bài toán thời cổ đại.

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Bài toán dân số Ngữ văn lớp 8, bài học tác giả - tác phẩm Bài toán dân số trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Bài toán dân số

* Tóm tắt văn bản:

Bài toán dân số là một vấn đề không mới. Tác giả nêu câu chuyện kén rể của nhà thông thái từ một bài toán cổ trên 1 bàn cờ tướng 64 ô. Theo đó thì thừ khai thiên lập địa đến năm 1995, dân số thế giới đạt đến ô thứ 30 với điều kiện mỗi gia đình chỉ có 2 con. Trong thực tế 1 phụ nữ có thể sinh nhiều con. Tính theo bài toán cổ thì số dân đã mon men sang ô thứ 34 của bàn cờ. Cuối cùng tác giả báo động về con đường “tồn tại hay không tồn tại”.

B. Tìm hiểu tác phẩm Bài toán dân số

1. Tác giả

- Theo Thái An, Báo Giáo dục và Thời đại, chủ nhật, số 28, 1995

2. Tác phẩm

a, Xuất xứ:

- Văn bản trích từ bài báo “Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại” in trên báo Giáo dục và Thời đại chủ nhật, số 28, 1995

b, Bố cục : 3 phần

- Phần 1: Từ đầu → sáng mắt ra: Bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại

- Phần 2: Tiếp theo → ô thứ 34 của bàn cờ: Tốc độ gia tăng nhanh chóng dân số thế giới

- Phần 3: Còn lại: Tìm kiếm lời giải cho bài toán dân số

c, Kiểu văn bản: Văn bản nhật dụng

d, PTBĐ: nghị luận + thuyết minh

e, Giá trị nội dung:

- Từ câu chuyện về một bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở những nước chậm phát triển.

f, Giá trị nghệ thuật:

- Phương pháp thuyết minh, sử dụng và kết hợp các phương pháp so sánh, nêu số liệu, phân tích.

- Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.

C. Sơ đồ tư duy Bài toán dân số

D. Đọc hiểu văn bản Bài toán dân số

1. Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình

- Đưa ra hai giả thuyết về bài toán dân số: được đặt ra từ thời cổ đại hay vài chục năm gần đây

- Trình bày quan điểm người viết:

+ Lúc đầu: không tin

+ Sau đó: “sáng mắt ra”

→ Bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình được đặt ra từ thời cổ đại

⇒ Cách đặt vấn đề bất ngờ, hấp dẫn khẳng định tác giả nhận thức vấn đề rất rõ và sâu sắc

2. Từ bài toán cổ đến bài toán dân số - tốc độ gia tăng dân số

- Bài toán cổ: Số thóc tăng theo cấp số nhân, nhiều vô kể

→ Dẫn chuyện nhằm so sánh với sự gia tăng dân số của loài người

→ Đánh giá: một con số kinh khủng ⇒ Thái độ bất ngờ, lo lắng

- Thuyết minh bằng số liệu và cách so sánh → dân số tăng rất nhanh

- Đưa ra câu chuyện về khả năng sinh con của người phụ nữ:

+ Tỉ lệ sinh con [tự nhiên] ở các nước châu Phi, châu Á là rất lớn

+ Châu Phi có tỉ lệ sinh con ở người phụ nữ lớn hơn châu Á

⇒ Tác giả muốn giải thích sự gia tăng dân số liên quan chặt chẽ và trực tiếp đến tỉ lệ sinh con tự nhiên của người phụ nữ.

⇒ Cái gốc của vấn đề chính là việc kế hoạch hoá gia đình.

3. Lời kêu gọi việc hạn chế tốc độ gia tăng dân số

- Đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc

- Muốn có đất sống phải sinh hạn chế sự gia tăng dân số

⇒ Lời đề nghị ngắn gọn nhưng xác đáng: Cảnh báo và kêu gọi mọi người giảm thiểu sự gia tăng dân số.

Video liên quan

Chủ Đề