Nước tiểu màu vàng xanh khi mang thai

Bà bầu bị thay đổi màu nước tiểu phải làm gì?

Một người khỏe mạnh màu nước tiểu có thể từ màu vàng rất nhạt, gần như trong suốt đến màu vàng đậm hơn một chút. Tuy nhiên, trong khi mang thai, sự thay đổi này có thể rõ rệt hơn. Nó có thể từ màu vàng sáng đến màu tối hơn, gần như màu vàng cam. Có rất nhiều yếu tố sẽ quyết định màu sắc của nước tiểu của bà bầu trong thai kỳ. Có một sự thay đổi trong cách thận lọc nước khi mang thai. Ngoài ra, những thay đổi về lượng thức ăn trong thai kỳ và lượng vitamin và thuốc bổ sung được kê đơn cũng có thể mang lại sự thay đổi về màu sắc của nước tiểu. Vậy bà bầu bị thay đổi màu sắc của nước tiểu phải làm sao?

Thay đổi màu nước tiểu khi mang thai có thể là dấu hiệu của một vài vấn đề của thai kỳ. Bà bầu được khuyên nên làm xét nghiệm nước tiểu khi mang thai, cung cấp đủ nước cho cơ thể và trao đổi với bác sĩ ngay khi nhận thấy bất thường.

Những trường hợp bị thay đổi màu nước tiểu bà bầu thường quan tâm

  • có bầu nước tiểu màu vàng đục
  • nước tiểu khi có thai màu gì
  • mang thai tháng cuối nước tiểu màu vàng đậm
  • nước tiểu bà bầu có mùi
  • màu nước tiểu bà bầu
  • nước tiểu màu vàng đỏ khi mang thai
  • nước tiểu màu nâu đỏ khi mang thai
  • bà bầu đi tiểu ra cặn trắng

Nguyên nhân gây thay đổi màu nước tiểu thay đổi khi mang thai

Các yếu tố quyết định màu sắc của nước tiểu khi mang thai:

1. Chế độ ăn uống khi mang thai

Khi mang thai, chế độ ăn uống sẽ có một bước ngoặt lớn. Bà bầu trở nên ý thức hơn về thói quen ăn uống Chế độ ăn uống sẽ bao gồm trái cây, rau, các sản phẩm từ sữa và các thực phẩm lành mạnh khác. Một số loại trái cây và rau quả có thể mang lại sự thay đổi màu sắc của nước tiểu trong thai kỳ.

2. Vitamin và các loại thuốc khác

Nhiều bà bầu được khuyên nên uống vitamin trước khi sinh và bổ sung trong khi mang thai. Các vitamin hấp thụ và các chất dinh dưỡng bổ sung khác được loại bỏ khỏi cơ thể qua nước tiểu, điều này có thể dẫn đến nước tiểu có màu sẫm hơn.

3. Mất nước

Lượng nước uống cũng quyết định màu sắc của nước tiểu trong thai kỳ. Nhiều phụ nữ gặp vấn đề mất nước khi mang thai mặc dù họ uống quá nhiều nước. Một nguyên nhân khác của mất nước là một tình trạng đặc trưng bởi ốm nghén nặng, buồn nôn và giảm cân. Tình trạng này gây ra ốm nghén nghiêm trọng và thường gặp ở khoảng 1% của tất cả các trường hợp mang thai. Nó gây nôn quá mức ở phụ nữ mang thai dẫn đến mất nước. Trong trường hợp không có dấu hiệu mất nước rõ ràng, nước tiểu sẫm màu có thể là dấu hiệu của biến chứng gan. Bà bầu nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ sớm.

4. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng trong đường tiết niệu cũng có thể mang lại sự thay đổi màu sắc của nước tiểu khi mang thai. Không nên xem nhẹ nhiễm trùng đường tiết niệu vì nó có thể gây hậu quả nghiêm trọng như sinh non hoặc thiếu cân. Nước tiểu màu vàng sáng, tăng tần suất đi tiểu, đau bụng dưới hoặc máu trong nước tiểu đều là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu.

5. Tiểu máu

Tiểu máu là sự hiện diện của máu trong nước tiểu. Các tế bào hồng cầu dư thừa cần phải được loại bỏ khỏi cơ thể; chúng bị cơ thể thải bỏ qua nước tiểu và có thể dẫn đến nước tiểu có màu vàng sẫm hoặc đỏ.

6. Nhiễm trùng bàng quang tiết niệu

Nhiễm trùng bàng quang là một loại nhiễm trùng tiểu và là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Mang thai có thể dẫn đến tăng tần số thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ. Những thay đổi như vậy thường dẫn đến sự mở rộng của bàng quang tiết niệu, làm suy yếu niêm mạc bàng quang và làm cho nó dễ bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng bàng quang có thể dẫn đến thay đổi màu sắc của nước tiểu.

7. Bệnh thận

Thận là cơ quan lọc và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Bất kỳ rối loạn nào ở thận có thể dễ dàng dẫn đến sự thay đổi màu sắc của nước tiểu.

8. Sỏi thận

Sỏi thận can thiệp vào các chức năng thận bình thường, có thể gây đau dữ dội, buồn nôn và có thể dẫn đến thay đổi màu sắc của nước tiểu khi mang thai,

Biện pháp điều trị cho bà bầu bị thay đổi màu nước tiểu

1. Trao đổi với bác sĩ

Nếu bà bầu nhận thấy sự thay đổi màu nước tiểu bất thường, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Kiểm tra và được điều trị sớm sẽ hạn chế tối đa những biến chứng khác có thể xảy ra.

2. Bổ sung nước và điện giải

  • Mất nước nhẹ: tăng cường uống nước.
  • Mất nước vừa và nặng hơn: Sử dụng thuốc bù nước và điện giải theo ý kiến bác sĩ
  • Mất nước rất nặng: Cần được điều trị tại bệnh viện. Bác sĩ sẽ truyền nước theo đường tĩnh mạch cho bạn

3. Cân nhắc thay đổi thực phẩm hoặc các loại thuốc khiến thay đổi màu sắc nước tiểu

Nếu mẹ bầu đang sử dụng thuốc và nhận thấy sự thay đổi của màu nước tiểu. Hãy đến trao đổi với bác sĩ để được cân nhắc thay đổi loại thuốc phù hợp hơn. Ngoài ra, những thực phẩm có thể làm thay đổi màu sắc nước tiểu là:

  • Cà rốt.
  • Củ cải đường màu đỏ
  • Thực phẩm có phẩm màu
  • Việt quất,v.v…

Bà bầu bị thay đổi màu nước tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nguyên nhân phổ biến gây thay đổi màu nước tiểu là do thiếu nước, điều này sẽ dẫn đến ít hoặc thiếu nước ối khi mang thai. Bà bầu có nước ối ít trong 3 tháng đầu thai kỳ và thứ hai thường có nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu khá cao. Ngoài ra, những trường hợp thai thiếu nước ối trong giai đoạn này thường gặp vấn đề về sự phát triển của phổi. Nước ối ít có thể khiến bé khó xoay đầu trong những tháng cuối thai kỳ, dẫn đến tình trạng ngôi thai ngược khi sinh. Đặc biệt, thiếu nước ối do vỡ ối sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai và tử cung.

Lưu ý cho bà bầu bị thay đổi màu nước tiểu

  • Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai
  • Thảm khảo ý kiến bác sĩ ngay khi có biểu hiện bất thường
  • Uống và giữ nước. Hãy cung cấp cho cơ thể 1,5-2l nước mỗi ngày
  • Thiết lập chế độ ăn lành mạnh
  • Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ sẽ giúp mẹ hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị thay đổi màu nước tiểu phải làm sao? bà bầu bị thay đổi màu nước tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị thay đổi màu nước tiểu.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Nước tiểu màu xanh là một hiện tượng hiếm gặp và bất thường của cơ thế. Bạn có biết bình thường khi đi tiểu bạn sẽ thấy nước tiểu của bản thân có màu trong hoặc vàng nhạt khi cơ thể được cung cấp đầy đủ nước, có thể xuất hiện thêm màu vàng đậm khi uống ít nước. Tuy nhiên, nếu nước tiểu chuyển sang màu hiếm gặp như màu xanh thì có thể bạn đã gặp phải một số vấn đề liên quan đến bệnh lý. Vậy nước tiểu màu xanh cảnh báo bệnh gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu bằng bài viết dưới đây nhé! Nước tiểu màu xanh là bệnh gì?

Nước tiểu màu xanh cảnh báo bệnh gì?

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao bác sĩ lại chỉ định xét nghiệm nước tiểu của bạn không? Nước tiểu cung cấp rất nhiều những thông tin liên quan đến tình hình sức khỏe của bản thân giúp bác sĩ tìm ra được các dấu hiệu bất thường trong cơ thể bạn.

Nước tiểu là chất thải từ thận lọc từ bên trong cơ thể rồi thải ra ngoài. Màu vàng trong nước tiểu khi thải ra là do sự bài tiết một chất trong máu là urochrome. Bình thường, màu nước tiểu của bạn sẽ có màu trong và vàng nhạt khi cơ thể được cấp nước đầy đủ, vàng đậm khi mà cơ thể thiếu nước. Nước tiểu có màu xanh là một khả năng khá hiếm, nó có thể do một số nguyên nhân sau

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn Pseudomonas
  • Do biliverdin – một sắc tố mật khi có sự bất thường ở đường mật và đường tiết niệu
  • Rối loạn tăng canxi máu di truyền

Nước tiểu màu xanh có nguy hiểm không?

Màu xanh không phải là màu bình thường của nước tiểu, vì thế khi thấy nước tiểu có màu xanh, nhất là đi kèm với những triệu chứng như mệt mỏi, tiểu buốt, tiểu rắt… thì nên đi thăm khám, xét nghiệm nước tiểu để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.

Nước tiểu màu xanh còn do nguyên nhân nào khác?

Khi đi tiểu nhận ra có màu xanh thì ngoài những nguyên nhân kể đến ở bên trên thì có thể do một số nguyên nhân khác sau đây.

Do thực phẩm

Thực phẩm bạn sử dụng hàng ngày thường là nguyên nhân chính dẫn đến màu lạ trong nước tiểu. Ví dụ như:

  • Thức ăn hàng ngày: Thức ăn hàng ngày ảnh hưởng nhiều đến màu nước tiểu đặc biệt khi ăn măng tây cũng khiến nước tiểu có màu xanh và mùi khó chịu.
  • Thực phẩm chứa phẩm màu: Để giúp cho món ăn đẹp mắt, một số món ăn được nhuộm màu từ tự nhiên tuy nhiên đây cũng lại là một trong những nguyên nhân khiến cho nước tiểu của bạn chuyển sang màu xanh.

Nước tiểu màu xanh nguyên nhân có thể đến từ thực phẩm bạn dùng hàng ngày

Nhưng bạn có thể an tâm, nếu nguyên nhân đến từ thực phẩm ăn uống thì có thể sẽ hết sau một đến hai ngày ngay sau khi bạn cơ thể ngừng tiếp nhận những loại đồ ăn trên.

Do thuốc

Việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc điều trị trào ngược dạ dày, thuốc chống say xe, vitamin tổng hợp, thuốc chữa viêm đường tiết niệu có chứa xanh methylen cũng khiến nước tiểu có màu xanh.

Một số loại thuốc và các hợp chất có chứa phenol như promethazine – sử dụng trong dị ứng, buồn nôn. Propofol – chất có trong thuốc gây mê. Mitriptyline đây là chất có trong thuốc chống trầm cảm.

Nước tiểu màu xanh còn có thể do thuốc bạn đang sử dụng để điều trị bệnh

Phải làm gì khi có nước tiểu màu xanh?

Nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến nước tiểu màu xanh, nếu nó xuất phát từ thực phẩm bạn ăn hay thuốc bạn đang dùng. Ngay khi ngừng thuốc hay đồ ăn đó bạn an tâm hiện tượng này sẽ biến mất.

Hỏi về các triệu chứng bệnh

Nếu thấy nước tiểu màu xanh bạn có thể đi thăm khám để nhận được kết quả chính xác tình hình sức khỏe bạn nhé

Giống như khi thăm khám bất kỳ căn bệnh nào, để hiểu rõ về nguyên nhân, mức độ của bệnh, triệu chứng và thời gian bạn có những bất thường về sức khỏe, bác sĩ sẽ có những câu hỏi như sau:

  • Bạn gặp tình trạng nước tiểu màu xanh từ khi nào, tình trạng này gặp liên tục hay bị ngắt quãng
  • Ngoài có màu xanh, nước tiểu còn có những bất thường nào khác không, như là có lẫn máu, có mùi, tiểu buốt, tiểu ít…
  • Cơ thể hiện đang có bất thường gì không, như là mệt mỏi, sốt, chóng mặt, đau lưng…
  • Trong những ngày gần đây có ăn thực phẩm nào có màu xanh, có mùi không?
  • Gần đây có dùng thuốc gì không?

Xét nghiệm chẩn đoán

Qua thăm khám ban đầu để xác định chung về tình trạng bệnh, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, các bác sĩ thường sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu như:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Xác định các thành phần bất thường xuất hiện trong nước tiểu nếu có
  • Xét nghiệm máu: kiểm tra chức năng gan, thận, lượng bạch cầu…
  • Siêu âm, chụp CT, nội soi đường tiết niệu: nhằm phát hiện các bất thường ở cơ quan nghi ngờ bệnh lý

Ngoài những kiểm tra, xét nghiệm trên thì khi nghi ngờ có bệnh bác sĩ có thể sẽ chỉ định thêm  bác sĩ sẽ làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu hơn để tìm ra nguyên nhân ví dụ như CTscan, nội soi đường tiết niệu,…. để biết rõ tình trạng cơ thể bạn hơn.

Như đã chia sẻ ở trên, tình trạng nước tiểu có màu xanh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, cũng có thể là do chế độ ăn uống nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Vì thế khi thấy nước tiểu có màu xanh và đã loại trừ nguyên nhân do thực phẩm thì bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng xử trí kịp thời.

Nước tiểu màu xanh là một hiện tượng hiếm gặp. Thăm khám bệnh viện Thu Cúc để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

Với cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống xét nghiệm tự động, máy móc nhập khẩu từ các nước tiên tiến [CT, MRI…] cùng đội ngũ bác sĩ giỏi đầu ngành,

Video đề xuất

Tin liên quan

  • Sinh mổ uống nước dừa có được không
  • Sinh mổ có được uống nước mía không
  • Tiểu buốt sau sinh mổ do đâu

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Video liên quan

Chủ Đề