Ở đâu nóng nhất việt nam

8 thói quen giúp kéo dài tuổi thọ: Tập thể dục chỉ xếp cuối cùng, việc thứ 4 gây bất ngờ vì nó quá đơn giản Phát hiện chi tiết đáng yêu chứng minh chồng đại gia cực 'nghiện' Hoà Minzy, bảo sao nữ ca sĩ không mê Tối nào cũng dành 20 phút làm món này để mang đi làm ăn trưa, sau 1 tuần tôi giảm được gần 2kg!

Cửa Rào thuộc huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Nơi đây có khi 3, 4 ngày nhiệt độ buổi trưa lên đến 42 độ C, thiên nhiên biến quạt điện thành cái máy sấy tóc, trong làng bản không một bóng người, bóng gia súc, tất cả phải sơ tán vào khe tránh nóng.

“Lò sấy” những ngày đông

Chúng tôi có mặt tại Cửa Rào vào những ngày mà từ Bắc Trung Bộ trở ra đang chịu đợt rét đậm và dài nhất hiếm có trong lịch sử. Cửa Rào cách rừng quốc gia Pù Mát khoảng 60 km về phía tây, là một vùng quê miền núi nằm khuất sâu sau những cánh rừng nguyên sinh rậm rạp của miền tây xứ Nghệ. Tuy hơi nghịch lý nhưng là sự thật khi giữa một vùng cây cối ngút ngàn như thế lại là nơi có mùa hè nóng khủng khiếp nhất ở nước ta.

Bạn đang xem: Nơi nào nóng nhất việt nam

Đêm ở Cửa Rào cũng như bao địa phương miền núi ở các tỉnh phía bắc nước ta, thời tiết lạnh thấu xương. Sau 8 giờ đêm nhiệt độ thường xuyên dưới 10 độ C. Nhưng không khí giá buốt đó nhanh chóng tan biến khi mặt trời lên khỏi ngọn núi cao nhất vào nửa buổi sáng hôm sau. Mây u ám đêm qua như được bốc dọn đi đâu để lại nắng vàng trải dài khắp bản làng. Một khung cảnh miền sơn cước ấm áp hiếm thấy ở nơi đâu trong cái thời điểm giá lạnh như thế này.

Mặt trời đứng bóng, nhiệt độ nhảy lên tới 26, 27 độ C, trẻ con nơi đây lại rủ nhau ra suối tắm, những đứa trẻ mà chiều tối hôm qua còn co ro trong 4, 5 cái áo vì lạnh. Mọi hoạt động như một ngày thường giữa mùa đông đã thấp thoáng không khí ngày hè nóng nực. Vào tiết trời như thế này là lúc thích hợp nhất cho dân bản đốt nương làm rẫy.

Quả thực, nơi đây người ta chỉ bắt đầu nhận thấy “mùi” mùa đông khi mặt trời xuống núi. Cái cảm giác lạnh lẽo ấy biến mất sau khoảng 9 giờ sáng. Do vậy mùa đông, nhiệt độ giữa ngày và đêm ở nơi đây khác nhau rõ rệt. Thường thì phải đến mười mấy độ.

Ông Lộc Văn Huệ, một người dân tộc Thái sống ở thôn Xiêng Hưng xã Xá Lượng thuộc Cửa Rào hóm hỉnh: “Cửa Rào chỉ có mùa đông vào ban đêm”. Ngay những những ngày đông ông chỉ mặc một cái áo phông và khoác ngoài một chiếc sơ mi mỏng đã cũ, khuôn mặt và đôi bàn tay ông sạm đen. Người dân nơi đây đều có nước da đen hơn bình thường vì bị hong khô bởi ánh nắng mặt trời mỗi mùa hè đến.



Người dân Cửa Rào cất nhà ven bờ sông Lam để hạ nhiệt mùa hè.

Mùa hè 42 độ C

Ngọn lửa thiêu rụi mọi đồ đạc trong nhà, lúc đó người dân giúp nhau bằng cách bốc đồ đạc ra khỏi nhà và phát quang bờ bụi xung quanh để lửa không lan sang nhà khác.

Ngày nay, Xiêng Hưng quê ông đã có mái ngói, mái phibro xi măng, tuy hạn chế được cháy nhà nhưng những thứ đó đã biến mùa hè với cái nóng ở đây trở nên khủng khiếp hơn.

Ông Nguyễn Trọng Giáp - Phó chủ tịch xã Xá Lượng thở dài ngao ngán: “Nhìn thấy trâu bò lợn gà của nhân dân lăn ra chết như bị bóp lấy cổ mà không thể làm gì được. Để đối phó với cái nóng chúng tôi chỉ biết trông chờ vào nước. Nhưng trong những ngày gió Nam Lào thổi mạnh thì lại rơi vào mùa khô nên việc đưa nước sông Lam đến những nơi ở trên núi cao rất khó khăn. Ngày trước ở đây cũng nóng nhưng làm gì đến mức như thời gian gần đây”.

Ông Giáp dẫn chứng: “Ngay như đợt nóng vào tháng 7 năm ngoái, có 3 buổi trưa liền nhiệt độ lên đỉnh điểm là 42 độ C. Tất cả đều như nghẹt thở. Lúa bốc cháy giữa rẫy mà không làm gì được. Những thửa ruộng không bị cháy thì sau đó cũng không trổ đòng được, đỏ ngọn rồi dần dần cũng chết héo. Vì thế mà vụ hè thu của chúng tôi ngày càng thất bát”.

964 hộ dân thuộc các dân tộc: Kinh, Khơ Mú, H Mông, Ơ Đu, Tày, Hoa, Tạy Hạy của xã Xá Lượng trải rộng trên diện tích 1697.8 ha nằm gọn trong địa phận Cửa Rào như nằm giữa một cái chảo rang khổng lồ vào mùa hè. “Một cảnh tượng cười ra nước mắt khi nhìn thấy hầu hết các ngôi nhà bị biến dạng. Trừ những gia đình có điều kiện người ta làm bằng gạch, xi măng, còn lại nhà của bà con dân tộc đều làm bằng gỗ gom góp từ nhiều năm với nhiều loại khác nhau. Dưới cái nóng như nung như thế ván gỗ bị bắt nắng rút lại cong queo lung tung làm cho nhà cửa trở nên méo xệch, huyếch hoác. Nói không ai tin nhưng đấy là sự thật” - ông Phó chủ tịch xã tâm sự.

Xuống khe suối trú nóng

Theo ông Lộc Văn Huệ thì mùa hè năm ngoái [năm 2007] là thời điểm nóng nhất trong hơn 50 năm qua tại Cửa Rào. Trước lúc về địa danh này, chúng tôi được ông Nguyễn Hữu Hải - Trưởng phòng Dự báo vừa và dài hạn của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ Văn TƯ cho biết rằng năm ngoái địa phương này có thời điểm nhiệt độ lên tới 42 độ C. Đó là trị số nhiệt độ trần cao nhất trong lịch sử.

Khoảng 1, đến 2 giờ chiều thì gần như tất cả bà con dân bản lùa cả gia súc sơ tán vào các khe hai con suối lớn là Nậm Nơn và Nậm Mộ nơi đầu thượng nguồn sông Lam tránh nóng. Có những đợt nắng nóng kéo dài đến cả tháng trời làm đảo lộn hết các hoạt động ngày thường. Cũng may, rơi vào dịp nghỉ hè nên các em học sinh không phải đến lớp. Tất cả các hoạt động của các lớp dạy thêm, học thêm và sinh hoạt hè đều được nhà trường bố trí vào buổi sáng. “Gia súc, gia cầm thì chết cả loạt, cây cối hoa màu thì héo rũ trên nương.

Để đối phó với mùa hè ngày càng nóng lên, UBND xã Xá Lượng chỉ còn cách khuyến cáo bà con dựng nhà dọc hai bên đầu nguồn sông Lam để cho tiện “hạ nhiệt” và đặc biệt nghiêm cấm việc đốt rẫy từ tháng 6 cho đến tháng 10 trước khi mùa mưa đến.

Mùa đông lạnh giá đang dần đi qua. Mưa và rét đang được dần thay bởi nắng và gió. Người dân sống ở Cửa Rào, Nghệ An lại rùng mình khi nghe thấy tiếng ve gọi hè.

Đó là những vùng đất mà để tồn tại và phát triển, con người phải có những nỗ lực phi thường...


Cao nguyên Đồng Văn của Hà Giang vốn nổi tiếng là vùng đất khắc nghiệt vì nơi đây chỉ có những ngọn núi khô cằn, lởm chởm đá tai mèo, hết sức khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây phải đưa từng vốc đất lèn vào các hốc đá để có thể trồng được cây lương thực trên các sườn núi.

Dãy núi Hoàng Liên Sơn rộng 30 km, chạy dài 180 km giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, kéo dài đến tận phía tây tỉnh Yên Bái là nơi có đỉnh Phan Xi Păng cao 3.142m - được coi là nóc nhà của Đông Dương. Có rất ít điểm dân cư trên dãy núi này do địa hình hiểm trở và mùa đông rất lạnh giá.

Mẫu Sơn là vùng núi cao trung bình 800 - 1.000m nằm ở phía đông bắc tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận 2 huyện Cao Lộc và Lộc Bình, nằm cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía đông, giáp với biên giới Việt-Trung. Được coi là nơi lạnh nhất Việt Nam, về mùa đông nhiệt độ tại nhiều điểm ở Mẫu Sơn xuống tới âm độ C, thường xuyên có băng giá và có thể có tuyết rơi.

Các dải cát hẹp trải dài dọc theo bờ biển miền Trung, từ Quảng Bình đến Bình Thuận là nơi có diện tích đất đai sa mạc hóa lớn nhất của Việt Nam. Tại các vùng này, việc canh tác là điều không thể thực hiện. “Sa mạc” nổi tiếng nhất là ở Mũi Né, Bình Thuận, nơi có những cồn cát trải dài miên man, thay đổi hình dạng thường xuyên do gió biển.

Gió Lào hay gió Tây Nam khô nóng là kiểu thời tiết khắc nghiệt đặc trưng của mùa hè tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam. Đây là hiện tượng gió hình thành từ vịnh Thái Lan, sau khi vượt dãy núi Trường Sơn và tràn xuống các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ thì trở nên khô, nóng. Dạng thời tiết này khiến độ ẩm xuống rất thấp, trong khi nhiệt độ tăng cao, khiến cây cỏ héo khô, ao hồ cạn kiệt, con người và gia súc bị ngột ngạt, rất dễ sinh hoả hoạn. Ảnh: Nguyễn Thanh Sơn.

Là “tuyến lửa” khốc liệt nhất trong thời gian chiến tranh Việt Nam, ngày nay tỉnh Quảng Trị là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất và là tỉnh đứng đầu cả nước về diện tích đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ sau chiến tranh, chiếm 83,3% diện tích tự nhiên. Từ năm 1975 đến nay, toàn tỉnh có hơn 7.000 nạn nhân do bom mìn sót nổ, trong đó hơn 2.600 người chết và 31% nạn nhân là trẻ em. Sẽ phải mất nhiều thập niên để có thể trả lại sự bình yên cho mảnh đất miền Trung ruột thịt này.

Rừng U Minh [được chia thành hai vùng U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau và U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang bởi con sông Trẹm] nổi tiếng từ nhiều thế kỷ qua như một vùng rừng thiêng nước độc đầy thú dữ và bệnh tật dành cho con người. Cuộc sống trong rừng U Minh đã được miêu tả rất hấp dẫn trong tác phẩm "Đất rừng phương Nam" của nhà văn Đoàn Giỏi. Ngày nay, U Minh Thượng và U Minh Hạ là hai khu Vườn quốc gia được bảo vệ nghiêm ngặt.

Dãy núi Trường Sơn là dãy núi dài nhất Việt Nam, dài khoảng 1.100 km, kéo dài từ thượng nguồn sông Cả trên đất Lào giáp Nghệ An tới tận cực Nam Trung Bộ. Trong chiến tranh Việt Nam, đây là khu vực chịu sự tàn phá vô cùng khốc liệt từ đạn bom và vũ khí hóa học của quân đội Mỹ. Ngày nay, phần lớn diện tích dãy núi Trường Sơn vẫn còn hoang vu hẻo lánh, ít dân cư sinh sống. Ảnh: Tầm tay.

Quần đảo Trường Sa của Việt Nam là nơi không có đất trồng trọt và rất ít nước ngọt và thường hứng chịu bão lớn. Bên cạnh sự tiếp tế từ đất liền, quân và dân trên quần đảo đã có nhiều biện pháp tăng gia sản xuất như đánh bắt cá, nuôi gia súc, trồng rau thủy canh… áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ như dùng pin mặt trời, móc lọc nước biển… để bảo đảm điều kiện sinh sống và chiến đấu, bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước.

Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã được các triều đại phong kiến Việt Nam xác lập chủ quyền từ nhiều thế kỷ trước. Cũng như quần đảo Trường Sa, điều kiện sinh sống của con người tại Hoàng Sa là vô cùng khắc nghiệt. Hiện tại, Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép các điểm đảo ở Hoàng Sa, nhưng khu vực này vẫn là điểm đánh bắt cá truyền thống của các ngư dân Việt Nam. Ảnh: Lao Động.

[Theo Kiến thức]

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Video liên quan

Chủ Đề