Ôn tập kì thi thpt quốc gia 2023-2023 môn hóa năm 2024

Tuyển sinh số xin gửi tới các thí sinh tuyển tập đề thi thử tốt nghiệp THPT 2023 môn Hóa học phát triển trên đề minh họa dưới đây để luyện tập chuẩn bị cho kỳ thi tới.

Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT 2023 môn Hóa học nhìn chung không có sự thay đổi đáng kể so với đề thi chính thức năm trước. Nội dung được chia 4 mức độ rõ rệt: 20 câu hỏi đầu (từ câu 41 đến câu 60) ở mức độ nhận biết. 10 câu hỏi tiếp theo (từ câu 61 đến câu 70) ở mức độ thông hiểu. Trong 10 câu cuối có các câu 76, 77, 78 và 80 ở mức độ vận dụng cao, các câu còn lại thuộc mức độ vận dụng.

Đề có 29 câu lí thuyết (17 câu vô cơ, 12 câu hữu cơ) chiếm 72,5%; 11 câu bài tập tính toán (5 câu vô cơ, 6 câu hữu cơ) chiếm 27,5%. Cấu trúc đề không có thay đổi nhiều so với đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Đề có 35 câu thuộc về kiến thức lớp 12 và 5 câu thuộc phần kiến thức lớp 11. Trong đề tham khảo có nhiều câu tính toán liên quan đến bài toán thực tế: Câu 73 (phân bón hóa học), câu 75 (khí “ga” sử dụng trong gia đình). Đây là những câu hỏi không đòi hỏi những bước tính toán quá phức tạp, học sinh chỉ cần hiểu rõ bản chất hóa học của vấn đề.

Bài viết dưới đây đã tổng hợp đầy đủ Kiến thức hóa học thi THPT Quốc gia cho các bạn thí sinh tham khảo. Các bạn hãy đọc thật kỹ, học thuộc lòng và áp dụng chúng vào bài thi một cách hiệu quả nhất, để đạt được điểm số cao tương xứng với kỳ vọng của bản thân.

Bài viết tham khảo thêm:

  • Ôn thi THPT môn Hóa đạt điểm cao
  • Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2023 môn Hóa

A. NHỮNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM MÔN HÓA TRONG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA

1. Phần hóa học vô cơ

Cacbon-Silic (khoảng 1-2 câu): Ở chuyên đề này chứa nhiều lý thuyết và đây là phần dễ ở trong đề thi, được phân vào phần nhận biết. Học sinh cần lưu ý nắm chắc kiến thức cơ bản trong Sách giáo khoa để không bị mất điểm đáng tiếc.

Sự điện li (khoảng 1 – 2 câu): Các chuyên đề này có nhiều câu hỏi lý thuyết ở mức độ thông hiểu, một số ít câu hỏi tính toán ở mức độ vận dụng cao. Tuy nhiên, phần kiến thức này có nhiều nội dung gắn liền với đời sống thực tế và thực hành thí nghiệm. Do vậy, thí sinh cần ôn chuyên đề này gắn liền với thực hành và thực tế.

Đại cương kim loại (khoảng 3 – 5 câu): Chuyên đề chứa nhiều câu hỏi liên quan đến tính chất, bài tập tính toán, những câu hỏi bắt đầu có tính phân loại, sẽ được chia đều số câu đảm bảo đủ cả 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

Để làm tốt được bài tập thuộc phần kiến thức này, ngoài việc nắm vững lý thuyết, học sinh cũng cần nắm chắc tính chất vận dụng những công thức tính nhanh để tránh mất thời gian, tập trung làm những câu hỏi khó hơn. Luyện tập bằng cách làm những dạng bài tập đã từng xuất hiện trong đề thi Cao đẳng – Đại học những năm về trước, và những đề thi thử của các trường, của Sở được phát triển từ đề thi minh họa.

Sắt và Crom – Hợp chất của nó (khoảng 2 – 3 câu): Trong chuyên đề này phân tỉ lệ câu hỏi lý thuyết và bài tập là tương đương. Câu hỏi thường rơi vào mức độ nhận biết từ 1 – 2 câu và 1 câu vận dụng có dạng bài tập tính toán. Ở chương này câu hỏi không hề khó, các bạn cần chú ý nắm chắc nội dung bài học trong SGK, luyện tập những dạng bài tập cơ bản.

– Kim loại kiềm – Kiềm thổ – Nhôm (khoảng 4 – 6 câu): Chuyên đề tổng hợp này sẽ giúp các bạn lấy điểm ở phần câu hỏi mức độ nhận biết và thông hiểu, dạng bài tập không quá khó nếu các bạn nắm chắc những tính chất cũng như dạng bài tập tính toán.

2. Hóa học hữu cơ

Đại cương hóa học hữu cơ hidrocacbon (khoảng 2 – 3 câu): Những câu này ở mức độ thông hiểu và vận dụng. Học sinh chỉ cần nắm chắc phần lý thuyết và một số dạng bài trong sách giáo khoa và sách bài tập là có thể tự tin giành trọn điểm số.

Ancol-phenol, andehit, axit cacboxylic (khoảng 3 – 8 câu): Để làm tốt những bài tập thuộc phần kiến thức này học sinh ngoài việc học lý thuyết thì cần phải làm lại đến thành thạo các dạng bài tập đã từng xuất hiện trong đề thi Cao đẳng – Đại học những năm trước đây.

Este-lipit, amin, amino axit, protein (khoảng 6 – 8 câu): Những chuyên đề này có nhiều câu hỏi tính toán ở mức độ vận dụng, vận dụng cao. Tuy nhiên các bạn vẫn có thể dễ dàng lấy điểm ở những câu hỏi nhận biết và thông hiểu, qua những câu hỏi bám sát nội dung trong sách giáo khoa. Đặc biệt, xu hướng xuất hiện những dạng bài tập liên quan đến tìm công thức este… sẽ có thêm nhiều dạng bài khó mới xuất hiện cho chuyên đề này.

Cacbonhidrat và polime (khoảng 2 câu): Những câu đã từng ra trong chuyên đề này ở mức độ dễ. Học sinh chỉ cần nắm được tính chất, công thức, và tên gọi cũng như một số dạng bài đơn giản về Cacbohidrat và polime trong Sách giáo khoa và Sách bài tập là có thể hoàn thành tốt.

Tổng hợp hoá hữu cơ, vô cơ (khoảng 1 – 2 câu): có nhiều câu hỏi ở dạng bài tập hỗn hợp các chất hữu cơ và nằm trong mức độ khó đến cực khó. Ngoài ra, cũng có một số ít câu lý thuyết tổng hợp ở mức độ dễ và trung bình.

Kiếm điểm trung bình môn Hóa học thì dễ nhưng để kiếm điểm giỏi thì không đơn giản chút nào. Càng về cuối, học sinh càng cần phải tập trung ôn luyện khôn ngoan hơn, rà soát lại kiến thức, kiến thức nào còn chưa vững thì ôn lại, bổ sung chiến lược, mẹo làm bài thi để tự tin nắm chắc điểm cao Hóa.

3. Hình vẽ thí nghiệm

Câu hỏi dạng hình vẽ sẽ có thể xuất hiện 1 câu ở trong đề thi ở mức độ vận dụng. Ở chuyên đề này, các bạn cần nắm chắc tính chất hóa học của các chất, nắm chắc các hiện tượng hóa học điều chế để vận dụng làm tốt vào dạng bài tập này.

4. Bài toán đồ thị

Những năm gần đây, trong đề thi liên tục xuất hiện những dạng bài tập đồ thị, được phát triển từ những dạng bài tập vô cơ, để có thể nắm rõ chuyên đề này, các bạn có thể tham khảo các chuyên đề đã được tổng hợp sẵn có.

5. Phân biệt và nhận biết

Chuyên đề này xuất hiện (khoảng 2 – 3 câu) chia ở những mức độ khác nhau, các bạn chú ý nắm chắc vào các tính chất, màu sắc đặc trưng của từng chất các nhóm chất tính chất đặc trưng để có thể làm tốt được dạng bài tập này, để tránh bị mất điểm.

6. 15 mục lý thuyết thí sinh hay mắc sai lầm nhất

  1. Các chất, ion tác dụng được với axit và bazơ:
  1. Những chất tác dụng được với kiềm đặc, nóng:
  1. Các ion tan được trong dung dịch NH3 dư
  1. Những kết tủa tan được trong axit mạnh
  1. Tác dụng với nước ở điều kiện thường:
  1. Mạng tinh thể kim loại
  1. Liên kết hóa học
  1. Màu sắc kết tủa
  1. Cân bằng hóa học

C. CÁC CÔNG THỨC GIẢI NHANH TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC THI THPT QUỐC GIA

D. SƠ ĐỒ TƯ DUY KIẾN THỨC HÓA HỌC ÔN THI THPT QUỐC GIA

Trên đây là bài viết tổng hợp Kiến thức Hóa học thi THPT Quốc gia.BUTBI mong rằng các bạn thi sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp này có thể áp dụng được những kiến thức trên vào bài thi. Qua đó đạt được điểm số cao tương xứng với kỳ vọng và nỗ lực của bản thân.