Phân tích bài khi con tu hú

Home - Review - Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu – Văn mẫu lớp 8

Prev Article Next Article

Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu – Bài làm của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định

Trong bóng tối mịt mờ chốn lao tù, dường như sự sống đã chấm dứt hẳn, bởi lạnh giá, bởi cô độc. Vậy mà, giữa những âm thanh khô khốc, chói tai của tiếng xiềng xích, vẫn vang lên nhịp tim thổn thức, rạo rực của một hồn thơ trẻ tha thiết yêu đời, yêu người. Tố Hữu, bằng cảm xúc chân thật của mình, đã cất lên tiếng nói tâm tình tha thiết của người chiến sĩ cộng sản suốt đời chiến đấu cho lí tưởng và tâm hồn khát khao tự do đến cháy bỏng trong bài thơ “Khi con tu hú”.

Nhan đề bài thơ là một sự diễn đạt chưa trọn ý một cách kì lạ. Kì lạ bởi chính chỗ chưa trọn vẹn đó đã mở ra bao nhiêu liên tưởng. Giờ đây, người ta không còn thấy bóng dáng cô đơn, nặng nề của người tù Tố Hữu mà chỉ nghe tiếng lòng nhà thơ đang rộn ràng, ngân vang khi đón nhận lấy tiếng chim tu hú từ xa rộn về. Tu hú gọi bầy là âm thanh hết sức quen thuộc ở chốn làng quê Việt Nam, báo hiệu cho sự chuyển mình của sự sống – mùa hè về. Lúc này, khi con tu hú gọi bầy, trong hoàn cảnh tách biệt với cuộc sống bên ngoài, người chiến sĩ cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt hơn, tù túng hơn, vì vậy mà càng thêm khát khao cháy bỏng hướng đến cuộc sống tự do tươi đẹp bên ngoài:

“Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không.”

Mười chín tuổi, còn trẻ trung, bồng bột, người thanh niên Tố Hữu đã tìm thấy cho mình lí tưởng cao đẹp cuộc đời. Những bước đi không mỏi mệt trên chặng đường chông gai, phút chốc phải dừng đột ngột, bị bó buộc tù hãm khiến cho Tố Hữu không khỏi có lúc thốt lên chua xót: “Cô đơn thay là cảnh thân tù”. Nhưng rồi phút giây ấy cũng nhanh chóng đi qua, nhường chỗ cho không gian cảnh vật tràn trề nhựa sống: những bông luá chín, hạt bắp vàng, ánh nắng đào, trời xanh rộng, đôi sáo diều, tiếng ve ngân…

Phải có một sự tưởng tượng lãng mạn, bay bổng và một tâm hồn mến yêu sự sống sâu sắc mới có thể vẽ lại toàn bộ bức tranh phong cảnh mùa hè sống động đến vậy. Thiên nhiên hiện lên tuyệt đẹp kia không phải là hiện thực, tất cả chỉ là sự tưởng tượng của một tâm hồn mơ mộng khi căng tất cả các giác quan để nghe, để nhìn, để ngửi, để cảm nhận không khí hè qua tiếng gọi bầy của tu hú. Chỉ bằng vài đường nét, màu sắc, âm thanh, nhà thơ đã phơi bày một bức tranh đầy nhựa sống với cánh đồng lúa chiêm quen thuộc của quê hương đã bao lần đi vào thơ Tố Hữu:

“Đây từng ô mạ xanh mơn mởn (…)

Ôi ruộng đồng quê hương thương nhớ ơi!”

Giờ đây lại hiện về trong trạng thái căng đầy nhất, viên mãn nhất, lúa ngả vàng, ngả sang màu niềm vui, là màu vàng rực rỡ của mùa hè, của mồ hôi kết tinh thành hạt thóc.

Với một tâm hồn lãng mạn tinh tế, Tố Hữu đã cảm nhận sự thay đối của màu nắng với nhiều góc độ: từ ánh nắng của “đôi ánh lạt ban chiều” (Tâm tư trong tù), ánh nắng yếu ớt dễ bóp nghẹt bởi bóng tối tới một “ánh nắng đào” giữa mùa hè, lấp đi dấu ấn của “vườn râm”. Câu thơ là một không gian thoải mái với sắc hồng kì lạ. Đó là thứ ánh sáng êm dịu, hiền hậu, vỗ về cho con người trước những mất mát, đau khổ trong cuộc đời. Có lẽ từ chính sự gặp gỡ tuyệt diệu của chàng thanh niên trẻ tuổi:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”

đã khiến cho ánh nắng mùa hè có sự thay đổi tinh tế đến vậy. Và sự xuất hiện của bầu trời trong vắt như mặt nước yên bình nâng tầm bay cho các cánh diều đã đẩy tầm nhìn, tầm nhận thức của nhà thơ lên đến độ sâu nhất, xa nhất, cao nhất:

“Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”

Thấp thoáng trong ánh nhìn người tù, là một không gian mở rộng đến vô cùng vô tận. Mặc dù có thể lúc ấy ánh nhìn của nhà thơ – chiến sĩ có phần bị che khuất đi bởi chấn song nhà tù chật hẹp. Trên bầu trời lúc này không phải là một mình lẻ loi, con sáo diều cũng có đôi, có cặp, có được sự tự do bay lượn trong vùng trời riêng kia. Huống chi là con người. Vậy mà, thực tế thì sao? Con người cô đơn, cô đơn hơn bao giờ hết, và mất tự do.

Không ngẫu nhiên mà bài thơ có sự bổ đôi của hai câu thơ lục bát. Nhà thơ diễn tả bức tranh mùa hè sống động đối lập với cảnh mùa đông trong ngục tối đã làm nổi bật lên khát vọng cháy bỏng của người chiến sĩ trên con đường tìm đến tự do. bốn câu thơ kết đã lắng lại cho tiếng lòng náo nức bật lên:

“Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết mất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”

Khổ thơ là lời bộc lộ trực tiếp cho tâm tư con người. Bốn câu cảm thán là sự dồn nén những cảm xúc mãnh liệt của một trái tim đau khổ, uất hận vì mất tự do. Nhà thơ nghe hè, cảm nhận hè chỉ qua tiếng chim tu hú gọi bầy. Hè đã đến, ba tháng trong ngục tối cũng đã trôi qua, lòng người thanh niên đầy nhiệt huyết càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn tiếng gọi lên đường, tiếng gọi của tự do.

Từ trong sâu thẳm tâm tư mình, người tù đã nhận ra tất cả cuộc sống náo nức, vui tươi bên ngoài lúc chỉ là tưởng tượng, bởi đó là tất cả những hình ảnh tồn tại trong trí nhớ của nhà thơ. Đó là những cánh đồng, những vườn cây trái, những vườn râm. Còn hiện tại, kẻ thù đang giày xéo quê hương, đã biến bao đồng quê thành hoang mạc và thực chất không gian tự do mà nhà thơ khát khao bên ngoài kia cũng chỉ là một không gian tù hãm, một cái lồng to giam chí lớn, như chụp lên cuộc sống con người, lên quê hương. Cho nên, khổ thơ là sự bừng tỉnh của lí trí, là tâm trạng uất ức, ngột ngạt muốn đạp bỏ tất cả, tìm đến không gian tự do, tự tại thật sự. Bằng cách ngắt nhịp mạnh kết hợp với những từ ngữ mạnh mẽ: “đạp tan”, “chết uất”, câu thơ đã tập trung cao độ tinh thần yêu đời, yêu người cháy bỏng.

Tiếng kêu tu hú cứ day đi day lại cả bài thơ, như thúc giục, như lời thôi thúc người tù vượt thoát cảnh giam cầm, tìm về với tự do. Có lẽ vì vậy mà ba năm sau, Tố Hữu đã vượt ngục và quay về đội ngũ, để làm tròn ước nguyện cống hiến tất cả cuộc đời cho cách mạng.

“Khi con tu hú” là một bài thơ kết hợp hài hoà của cảnh và tình. Cảnh mở ra rạo rực, tha thiết, tình lắng đọng da diết, trầm buồn. Với tâm hồn dân tộc, ngòi bút linh hoạt, mềm mại, Tố Hữu xứng đáng với danh hiệu con chim đầu đàn trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam.

Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu – Bài làm 2

Đối với lí tưởng cộng sản, tâm hồn người thanh niên trí thức Nguyễn Kim Thành tràn ngập âm thanh và ánh sáng ông ví hồn mình như một “vườn hoa lá, rộn hượng và tiếng chim”. Người chiến sĩ cộng sản trẻ ấy đang hoạt động say xưa, hết mình. Những ngày ởnhà lao Thừa Phủ với Tố Hữu là những ngày dài đẵng, khát khao tự do là ước vọng lớn nhất, ông lắng nghe cuộc đời bên ngoài song sắt với tất cả niềm yêu tha thiết. Tâm sự ấy gửi gắm trong nhiều bài thơ. Một trong số đó là Khi con tu hú. Mùa hè được phác họa bằng thơ có hương thơm ngọt ngào của lúa chiêm đang chín, có vị ngọt của trái cây đầu mùa đang làm mật, có tiếng ve râm ran dưới cái nắng khô như lửa ở miền Trung, có một bầu trời cao rộng mênh mang trong vắt, mà ởđó, những cánh diều lượn bay… Lời thơ theo thể lục bát ngọt ngào, cả một mùa hè được cô kết lại bằng sáu dòng:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

Quả là một mùa hè tràn trề nhựa sống, đầy hương vị, rực rỡ sắc màu và rộn rã âm thanh. Họa sĩ – nhà thơ chắc phải là người gắn bó máu thịt với cuộc đời, phải từng sống hết mình với thiên nhiên mới có thể tạo ra những hình ảnh, những chi tiết sống động đến như vậy!

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

Nhưng, không hẳn chỉ là như vậy. Điều đáng nói ởđây là, thi tứ về hương sắc ngày hè được khơi gợi từ một âm thanh: tiếng con tu hú gọi bầy. Đúng là tất cả dường như sống lại, “dậy bên lòng”, từ cái lúc người tù – thi sĩ nghe thấy tiếng chim tu hú tìm bạn. Cái khoảnh khắc ấy chính là khoảnh khắc thần diệu nảy sinh mọi nỗi niềm. Người tù nhận thức lại một cách đau đớn về cảnh ngộ trớ trêu của mình giữa “bốn tường vôi” tăm tối, ngột ngạt, cô đơn. Ởngoài kia sự sống đang đơm hoa kết trái, ở ngoài kia là bầu trời tự do, “ởngoài kia vui sướng biết bao nhiêu”… Bởi vậy, cánh đồng lúa chín ấy vàbầu trời cao xanh vời vợi kia, vườn cây đầy tiếng ve ngân nga ấy với tiếng réo rắt của đôi diều sáo kia,… thực ra, chỉ là những hồi ức, chỉ còn là những kỉ niệm về những ngày anh ta còn tự do hoạt động cách mạng cùng bạn bè đồng đội trên quê hương mình. Mùa hè ấy chỉ là trong tâm tường. Nó chứa chất một điều gì bức bối đến tột cùng, muốn được “tháo cũi sổlồng”, muốn được đập phá tất cả để tự giải thoát, để được hòa vào thiên nhiên, vào cụôc đời, để được là mình, được sống hết mình cho cách mạng:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao chết uất thôi.

Câu thơ chân thành như một lời bộc bạch. Nó thể hiện chân thực trạng thái ngột ngạt, nỗi uất hận vì bị cầm tù, thái độ phản ứng gay gắt với cảnh ngộ… của nhà thơ. Vì vậy, nó tạo nên sự đồng cảm, sẻ chia rất tự nhiên trong lòng người đọc.

Nhớ lại khoảng mấy tháng trước đó thôi, tháng 4 năm 1939, người thanh niên học sinh Tố Hữu đang hoạt động sôi nổi trong phong trào cách mạng ởquê hương xứ Huế thì bị giặc Pháp bắt giam. Những ngày đầu trong ngục tù, người cách mạng trẻ tuổi ấy đã giải bày lòng mình qua lời thơ da diết:

Cô đơn thay là cảnh thân tù

Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực

(Tâm tư trong tù)

Trong “cảnh thân tù” người cộng sản trẻ tuổi ấy đã tìm được một cách để tiếp tục gắn bó với cuộc sống qua cái “kênh” âm thanh: Tai mởrộng và lắng nghe tiếng đời lăn náo nức.

Trở lại với bài thơ này, rõ ràng là nhà thơ không những chỉ nghe được “tiếng đời lăn náo nức” ngoài nhà tù kia mà còn thấy được, cảm nhận được nó bằng mọi giác quan tạo hóa đã ban cho. Thử hình dung mà xem, ởcái tuổi 19 đang sôi trào nhiệt huyết cách mạng mà bịbắt giam, lần đầu tiên bịcắt đứt với cuộc sống tự do, với bạn bè đồng chí! Quả thật, bởi vì sớm được giác ngộ bản thân, vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt mà tự nuôi dưỡng tinh thần tranh đấu. Thiết nghĩ, đây cũng ià một cách để tự giải phóng mình khỏi xiềng xích của quân thù, điều mà chính Bác Hồ sau này cũng tâm đắc khi rơi vào cảnh ngộ tương tự:

Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao

(Hồ Chí Minh – Nhật kí trong tù)

Tinh thần ấy, ý chí ấy hàm ẩn trong nỗi khắc khoải, vật vã, day dứt về thể xác lẫn tâm hồn – khi hè đến với tiếng “con chim tu hú ngoài trời cứ kêu” quả là đáng cảm thông và trân trọng.

Câu thơ cuối bài khép lại một góc “tâm tư trong tù” của nhà thơ cộng sản TốHữu nhưng chắc là vẫn còn khơi gợi những ý tưởng mới mẻ, sâu xa trong lòng người đọc.

Đọc Khi con tu hú ta hiểu hơn tâm hồn, tình cảm và khát vọng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi. Thêm yêu mến vàtrân trọng những con người giàu lí tường đã sống trọn vẹn cho đất nước thân yêu.

Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu – Bài làm 3

Bài thơ “Khi con tu hú” được sáng tác vào tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ trên bước đường hoạt động cách mạng đang bị địch bắt giam tại Lao Thừa Phù – Huế. Bài thơ phản ánh tâm trạng ngột ngạt của một người cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa bốn bức tường vôi lạnh. Tâm trạng ấy càng trở nên bức xúc khi nhà thơ hướng tâm hồn mình, đến với bầu trời tự do ớ bên ngoài. Đặc biệt, giữa không gian tự do ấy bỗng vang lên tiếng chim tu hú gọi bầy. Với âm thanh da diết đó, nỗi ngột ngạt, u uất càng dổn nén và biến thành niềm khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm hãm nổi:

“Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!”

Mở đầu bài thơ, với tựa đề “Khi con tu hú”, tác giả muốn khẳng định đây là một thứ âm thanh mở ra mạch cảm xúc toàn bài thơ. Tác động của âm thanh này đặt vào tâm cảnh cùa bài thơ càng trở nên tha thiết và thôi thúc hướng đến tự do.

Ta biết rằng, người thanh niên cộng sán Tố Hữu bị tù đày, tra tấn nhưng khổng nản chí sờn lòng. Nhà thơ đã xác định:

“Đời cách mạng lữ khi tôi đã liều

Dấn thận vô lù phải chịu rít đày

Là gươm kề tận cổ, súng kể tai

Là thân sống chi coi còn một nửa

(‘Trăng trối”).

Trờ lại câu thơ mở đầu của bài thơ: “Khi con tu hú gọi bầy”. Đó là cái thời điểm thiết tha và thiếu thốn khi nghe con chim tu hú gọi bầy, tiếng gọi trở về với bạn bè, đồng đội. Tiếng chim gọi bầy càng tăng thêm nỗi cô đơn của nhà thơ giữa bốn bức tường lạnh lẽo. Tố Hữu bị bắt giam giữa lúc nhiệt tình cách mạng của tuổi xuân đang sục sôi. Muốn đem tất cả nhiệt huyết để cống hiến cho cách mạng.

Tiếng chim tu hú gọi bầy đã thức dậy một nỗi nhớ sâu xa trong Tố Hữu. Trong thế giới tối tăm của ngục tù, nhà thơ đã huy động nhiều giác quan để hình dung tưởng tượng đồng quê thân thuộc ngoài kia:

“Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiểng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”.

Mỗi bức tranh được vẽ trong tâm trạng bằng nỗi nhớ da diết. Nhịp sống của đồng quê thật rộn rã và tràn đầy sức sống.  Lúc chiêm đương chín, trái cây ngọt dần, sự vật đang vận động tiến dần đến sự hoàn thiện, hoàn mĩ (đương chín, ngọt dần). Một mùa hè với những cảnh vật, âm thanh, màu sắc, ánh nắng quen thuộc. Phải là một con người tha thiết yêu cuộc sống, gắn bó máu thịt với quê hương mới có nỗi nhức nhối không nguôi đến như thế

Trí tưởng tượng cùa nhà thơ được chắp cánh đến với bầu trời khoáng đạt:

“Trời xanh càng rộng, càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không ”.

Cũng là bầu trời xanh thân thiết của tuổi thơ với “đôi con diều sáo lộn nhào từng không”. Giữa khoảng trời bao la, cao, rộng vài con diều sáo nhào lộn như nét chấm nhó nhoi giữa cái mênh mông cùa đất trời. Hình ảnh con diều sáo lộn nhào giữa từng không cũng đủ nói lên niềm khát vọng dược tự do của người chiến sĩ cách mạng đang bị giam cầm.

Niềm khát khao đó bị dồn nén lúc này đây đã bùng lên mãnh liệt:

“Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chăn muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu ”

Nhịp sống trào dâng, mời gọi, thôi thúc tràn ngập vào tận ngõ ngách tăm tối cùa chốn ngục tù, len lỏi vào tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi biến thành nổi khát khao hành động “muốn đạp tan phòng” của cái nhà tù tăm tối.

Bài thơ có 10 câu, câu mở đầu và câu kết thúc là tiếng kêu của con tu hú. Âm hưởng tiếng kêu xuyên suốt toàn bài, tiếng kêu liên hồi, khắc khoải và da diết. Tiếng kêu vang vào thế giới chật chội, tăm tối của nhà lao và tâm trạng nhà thơ trở nên bức bối. ngột ngạt, đến nỗi phải kêu lên:

“Ngột làm sao, chết uất thôi”.

Bài thơ khép lại nhưng ta vẫn nghe tiếng tu hú “cứ kêu ”, kêu hoài, kêu mãi…

Bài thơ cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ gang thép đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng, và một niềm khát khao tự do cháy bỏng.

Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu – Bài làm 4

Tự do, vốn là khao khát của con người, từ xưa đến nay vốn thế. Nó tha thiết và thiêng liêng. Tuy nhiên, quan niệm về tự do thì mỗi thời một khác. Cái khác ấy ớ bài thơ Khi con tu hú là khao khát của một thế hệ mới – thế hệ những chàng trai vừa bước chân vào con đường tranh đấu đê giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, của một thời đại mới – thời đại mở ra từ Cách mạng tháng Mười năm 1917 (“Liên Xô nở trước đời tôi ba tuổi” – Hi vọng). Tiếng gọi ấy lại vang vọng vào thơ, thơ của một thời Thơ mới (1932 – 1945) lại là cái khác thứ hai, lần này là về nghệ thuật. Khi con tu hú là điểm gặp gỡ giữa hai yếu tố nội dung và hình thức nói trên. Nó là đại diện cho nền thơ ca cách mạng những năm ba mươi của thơ kí trước.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao – Văn mẫu lớp 8

Vậy nên hiểu bài thơ như thế nào? Trả lời câu hỏi: nếu viết một câu văn xuôi mở đầu bằng cụm từ “Khi con tu hú” để tóm tắt nội dung bài thơ, có thể có hai cách viết:

– Khi chim tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng (nhân vật trữ tình) càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, càng thèm khát cháy bỏng một cuộc sống tự do tưng bừng ở bên ngoài. Tên bài thơ đã gợi mở mạch cảm xúc của bài thơ.

– Khi chim tu hú gọi bầy, người tù cách mạng – chủ thể trữ tình, với một tâm hồn trẻ trung vốn gắn bó với phong trào, với đồng chí, bè bạn giữa cuộc đời đấu tranh cao rộng nay bị giam cẩm cháy lên một nồi nhớ không nguôi. Nỗi nhớ ấy hướng về tự do. Nó trở thành một niềm khao khát.

Giữa hai cách diễn đạt này, nên chăng chọn cách thứ hai? Bởi nó trình bày đúng hơn, khách quan hơn mạch cảm xúc, nền cảm xúc của bài thơ, nghĩa là cơ sở tinh thần của những khao khát tự do ấy. Trên định hướng đúng này, ta đi vào phân tích bài thơ.

Bài thơ có mười câu, đã dành sáu câu cho đoạn thứ nhất:

Khi con tu hú gọi bầy 

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần 

Vườn râm dậy tiếng ve ngân 

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào 

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

Đây là cảnh mùa hè tiêu biểu ở các làng quê. Nhưng bức tranh hiện thực ấy được mở ra bằng hai lớp: lắng nghe và hồi tưởng, hiện tại và quá khứ, cái đang tới và cái đã qua. Cái hôm nay – cái bây giờ mà nhà thơ đã nghe là tiếng chim tu hú, một sự lắng nghe bất chợt sau một thời gian bị xiềng xích trong tù (“Khi con tu hú gọi bầy”). Cái cảm giác đột nhiên ấy – sở dĩ là đột nhiên, vì nó xuất hiện trong một khối cánh không gian đặc biệt: hiếm khi có âm thanh cuộc sống vọng vào. Cảm giác này phải chăng giống với tâm trạng của tác giả Nhật kí trong tù khi nghe tiếng sáo (“Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu”). Nó lạ lẫm và khơi gợi vô cùng. Tu hú gọi bầy là mùa hè đã đến. Nhưng nó đến như thế nào thì tác giả không nhìn thấy. Vốn sống, sự gắn bó với mọi làng quê đã được huy động để thay vào. Lấp đầy cái khoảng trống bị vây bọc bởi bốn bức tường xà lim lạnh lẽo là sự tưởng tượng của nhà thơ mà người đọc không cảm thấy có một chút gì khiên cưỡng, gò ép. Mạch thơ vẫn hết sức tự nhiên như không có một sự lắp ghép cố tình nào. Hãy đọc lại:

Khi con tu hú gọi bầy 

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần.

Hai câu thơ, và rồi bốn câu tiếp như một tác động dây chuyền: cứ tiếng chim xuất hiện là mùa màng, cây trái đến theo. Sự hô – ứng ấy bao đời vẫn thế bởi đó là quy luật của tự nhiên. Tiếng chim gọi bầy mà cũng là tiếng chim gọi mùa chính là vì thế. Nó lập tức xôn xao. Nó va đụng vào lòng người nao nức lắm. Cần chú ý hai trạng thái chín của lúa và ngọt của cây: đang chín, ngọt dần. Nếu thay vào đã chín, ngọt rồi, câu thơ sẽ khác, sẽ ở vào thế tĩnh, đông cứng lại ngay. Còn ở dây tả chim mà như nó đang bay, tả hoa mà như nó chớm nở, nó mỉm cười thì ấy là cái động của thơ, của hoạ. Cái động ấy ở đây là do tài của nhà thơ, nhưng cũng là do tình của nhà thơ thân mến nó. Nghe một tiếng chim kêu mà thấy mạch sông của cây, của lúa sinh sôi, đang rạo rực thân cành thì chỉ có thể ở những con người yêu thương cuộc đời, yêu thương sự sống đến mức thắt lòng. Từ đó mà tưởng tượng nảy sinh. Ấy là chưa nói đến ưu thế uyển chuyển, nhịp nhàng, giàu khả nâng diễn đạt tâm tình của thơ lục bát. Thơ lục bát vừa có hình thức cố định lại vô cùng biến hoá. Chảng hạn trong bốn câu thơ đầu, nếu lấy tiêu chí giác quan mà nhìn vào kết cấu thì ta thấy mỗi cặp câu 6/8 có đủ cả thính giác và thị giác, từng đôi một, tạo cảm giác âm thanh giục giã mùa màng bước vào ngày hội:

– Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm dang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân 

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào.

Nếu bốn câu thơ đầu là bốn câu thơ đẹp, nó nói được cái ríu rít của mùa hè, của cây trái xum xuê thì hai câu sau tưởng như không ăn nhập gì với không khí ấy bởi nó nói đến những con diều sáo, một sắc trời xanh. Nguyễn Trãi xưa vì mừng thấy dân khắp nơi “giàu đủ” mà nghĩ đến cây đàn của vua Thuấn. Cây đàn với bát cơm, tấm áo trên một phương diện nào đó là khá xa nhau, nhưng thực thì chúng lại rất gần nhau, ở cảnh thanh bình, hạnh phúc. Vậy thì hai câu “Trời xanh càng rộng càng cao – Đôi con diều sáo lộn nhào từng không” phải chăng là những âm thanh vút cao lên từ một giai điệu bè trầm là bốn câu trước đó.

Để cắt nghĩa vì sao bức tranh nông thôn hiện ra trong thơ rất thực và rất đẹp, ta nghĩ đến hai điều: bản thân cảnh nông thôn, nhất là vào dịp mùa màng là rất đẹp, nó gợi cái ấm, cái no của người cày cuốc một nắng hai sương. Song điều thứ hai, trong trường hợp bài thơ này, mới là quan trọng: nhà thơ chiến sĩ bị giam cầm vì yêu nó, đang mơ thấy nó, thấy nó như đang ở tầm tay. Yêu nó, không được gần mà nhớ đã dành (đã bao lần ở trong tù, người thanh niên ấy đã nhớ người, nhớ đồng?), cái chính là: bức tranh ấy là bức tranh tự do, thứ tự do vừa lớn lao vừa bình dị như một chân lí đơn sơ. Để vừa miêu tả (ngoại cảnh) vừa diễn tả (tâm cảnh, tâm trạng), với một độ hấp dẫn đến xúc động lòng người, Tố Hữu đã huy động cả thành tựu của thơ dân gian (thể lục bát của ca dao), cả thành tựu của thơ mới. Riêng về ảnh hưởng của thơ mới, thành công của Tố Hữu ở đây trước hết là biết phát huy mạnh mẽ “cái tôi” nội cảm, “cái tôi” của cảm xúc dồi dào, của sức tưởng tượng phong phú. Sáu câu đầu giống như một bản nhạc say sưa, nó vừa thể hiện bằng ngôn từ, vừa thể hiện từ một đời sống bên trong của nó. Ngay câu thơ đầu thôi, cái nguyên cớ, cái nguồn cơn để từ đó cảm xúc trào dâng giống như một giây phút “chạnh lòng” (tên một bài thơ của Thế Lữ). Một âm thanh nhỏ của cuộc đời mấy ai để ý mà với Tố Hữu, tiếng “gọi bầy” ấy có sức gợi rất lớn, sức gợi tức thời. Sự nhạy cảm ở đây là của thơ nói chung, trước hết là của thơ mới. Đọc Khi con tu hú, ta có cảm giác nó vừa là ca dao, vừa không phải là ca dao chính bởi sự kết hợp của hai thành tựu vừa nêu.

Bài thơ có thể chia làm hai đoạn. Đoạn một gần như tả cảnh (nói gần như vì đó là một bức tranh gián tiếp) còn đoạn hai bộc lộ tâm tình, ít ra là trên những dấu hiệu hình thức của lời thơ:

Ta nghe hè dậy bên lòng

 Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi 

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Trong phần phân tích đoạn một, chúng ta có nêu một hiện tượng: quy luật dây chuyền, cảnh này gọi cảnh khác. Trên cấp độ lớn hơn, xét cả kết cấu bài thơ thì đoạn hai chính là do tác động dây chuyền của đoạn một. Dấu hiệu của tác động dây chuyển này là từ hè (“Ta nghe hè dậy bên lòng”). Không có cái mùa hè tốt tươi, bay lượn ấy thì có lẽ cái phòng giam vẫn cứ chỉ là phòng giam, một thứ phòng giam không tạo ra phản cảm. Bởi biết đâu người chiến, sĩ sẽ phải chung sống với nó suốt đời? Ta mới hiểu tác động dây chuyền, sự đánh thức một tiềm năng cảm nghĩ ở nhà thơ mạnh mẽ đến chừng nào. Đạp tan phòng là mạnh mẽ, còn hè ôi như một tiếng kêu thương cảm xót xa. Cấu trúc của câu tám này về tiết tấu cũng khá đặc biệt. Thông thường nó được phổ vào hai vế tương đương 4/4. Còn ở dãy là 6/2. Nhịp 6 ấy cứ như một uất hận xung thiên, còn nhịp 2, sau khi sức mạnh tưởng chừng lớn lao không gì ngăn cản được đụng phải bức tường hiện hữu khô khan và lạnh lẽo, nó trở nên một tiếng kêu thương, một tiếng thở dài cay đắng. Ấy là cuộc đụng đầu giữa ý chí chủ quan và hoàn cảnh khách quan của người thua cuộc. Nhưng thua cuộc chỉ là nhất thời, tạm thời. Cuộc vật lộn trong tâm trí của nhà thơ vẫn còn tiếp diễn. Không những dai dẳng, cường độ của nó không giảm đi mà còn tăng lên. Biết làm thế nào chiến thắng được hoàn cảnh, chiến thắng được bản thân khi lực lượng giao tranh không hề ngang sức. Nhịp thơ 3/3 ở câu “Ngột làm sao, chết uất thôi” diễn tả sự giằng co. Nhưng nó lại nghiêng về phía chủ thể người tù. Chính vì vậy ý thơ đã được nâng cấp nhưng vẫn bế tắc. Thế là, tiếng gọi của tự do thì vẫn tự do lên tiếng một cách vô tư, còn con người khao khát nó vần bị mất tự do, vẫn đang bị cầm tù. Cặp thơ lục bát song đôi cuối cùng mới như một niềm khắc khoải, bởi xung đột tinh thần ở nhà thơ đã đạt đến mức cao trào. Một cái gì đó sẽ phải xảy ra nhằm giải thoát một hoàn cảnh không thể dung hoà giữa nhà thơ với cảnh đời tù ngục. Tiếng chim tu hú, tiếng gọi của tự do ấm áp làm sao, mà cũng nóng bỏng làm sao. Nó đang cháy lên một nỗi niềm khao khát. Từ tiếng gọi mùa đến tiếng kêu thúc giục con người hành động, bài thơ vận hành theo hướng đi từ bóng tối tù ngục đến ánh sáng của tự do.

Xem thêm:  Phân tích truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu – Bài làm 5

Bài thơ sáng tác vào tháng 7-1939. Khi Tố Hữu bị giam ở nhà lao Thừa Phủ Huế. Lúc này nhà thơ mới 19 tuổi. Ông đến với cách mạng trong tinh thần hiệp sĩ. Cách mạng đồng nghĩa với niềm vui:

Bạn đời ơi, vui lắm cả trời hồng

Bị giam trong xà lim, tâm hồn nhà thơ như bừng dậy khi nghe tiếng chim tu hú khắc khoải tha thiết của mùa hè:

Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

Bao nhiêu là không gian được gọi ra là một tiếng chim! Tưởng tượng bắt đầu từ một sự nghe khi không gian không còn thấy nữa vì người tù cộng sản trẻ tuổi cách bức với không gian bởi bốn bức tường. Khi con tu hú! Cách đặt tên cho mỗi bài thơ như vậy phảng phất âm hưởng của cách đặt tên cho một loại bài hát ta thường gặp trong các điệu hò dân dã: Khi trời sáng… Khi trăng lặn… hoặc các chủ đề ngẫu hứng: Nghe tiếng giã gạo, Nghe mưa, Nửa đêm tỉnh giấc… Thời điểm bao giờ cũng mang tính bắt đầu của một không gian, ở bài thơ, không gian là cả một bức tranh lộng lẫy nơi đồng quê xứ Huế, nơi thôn quê thanh bình trong kí ức:

Khi con tu hú gọi bầy

Tiếng chim gọi bầy là một tiếng chim ấm áp. Tiếng tu hú gọi bầy còn là một lời nhắc nhở mùa hè đã đến. Có lẽ vì vậy mà trong tâm tưởng, cảnh vật hiên diện như một không gian khôn cùng, một không gian mà tự nhiên đang đi, đang đến, đang ngưng lại và đang tiến triển đến độ trong một thời gian (hãy lưu ý những từ chỉ thời gian). Tố Hữu đã dùng những màu mạnh, đã dùng những âm thanh vang dội để diễn tả bức tranh này lúa chiêm (sắc đỏ) đương chín, trái cây (vàng, đỏ) đang ngọt, ngọt dần, bắp rây (đang) vàng hạt, sán (đương) nắng, nắng đào, vườn cây dậy tiếng ve ngân (tiếng ve như hát).

Có thể nhận ra chất thực cảm trong cái ánh sáng non tơ, hào phóng của nắng, cái vị ngọt ngào của quả chín, cái rực rỡ nồng nàn của bao nhiêu màu sắc, và tiếng ca vang chói lọi của lớp lớp tiếng ve cất lên từ bóng rợp của bao nhiêu cây lá. Khả năng vật thể hóa cảm xúc, vật chất hóa cảm giác là một khả năng phi thường của thơ ca. Với Tố Hữu trong nhưng ngày bị giam cầm, khả năng đó đã diễn đạt niềm khao khát sống, sự thèm khát sắc màu và không gian của cuộc sống hồn nhiên và xa vắng hơn, cao vời hơn, là sự khao khát tự do, bởi vì trời xanh là hình ảnh muôn đời của tự do:

Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhà từng không…

Tố Hữu mơ tưởng đến những cánh diều, để được hát và được bay. Ở đây ta bắt gặp một thủ pháp của thơ cổ điển trong một ngôn ngữ lục bát: lấy cái nhỏ (cánh sáo diều) để nói cái vô cùng. Có lẽ vì thế, chỉ trong sáu câu đầu, nhưng ý tưởng về lòng khao khát tự do đã được biểu đạt trong một hình thức hàm súc.
Người ta nói: khởi đầu của mọi suy tưởng chính là thực tại, và lôgic của mọi suy tưởng chính là trở về thực tại. Tố Hữu đã diễn tả sự trở về này thật tự nhiên. Đây là một sự thức tỉnh:

Ta nghe hè dậy bên lòng Còn đây là một nỗi phẫn uất:

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Có cái gì phảng phất như ước vọng anh hùng của Nguyễn Hữu Cầu:

Bay thắng cánh muôn trùng Tiêu,.
Hán Phá vòng vây bạn với kim ô

Nhưng Nguyễn Hữu Cầu là một anh hùng cỡ Sở Bá Vương, còn Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng trẻ tuổi sống trong những năm 30 của nền thơ ca cách mạng. Ông đem vào thơ những cảm xúc hết sức chân thành và lối phô diễn hiện thực. Ông đã để lại trong thơ cái dấu ấn khắc nghiệt của thực tại khi ông từ cõi ước mơ trở về, bởi thực tại đôi với tác giả vẫn là sự khát khao, uất hận và chua xót vì bị giam cầm trong tù ngục:

Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Bật lên tiếng than bi tráng, kết thúc bài thơ vẫn là tiếng chim hối thúc. Có một tâm hồn đang chất chứa sự bùng nổ.

Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu – Bài làm 6

Tố Hữu viết bài thơ “Khi con tu hú”vào tháng 7 năm 1939 sau gần 100 ngày “ác mộng” bị cùm trói trong nhà lao Thừa Thiên – Huế. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, tâm trạng nghệ thuật, đồng hiện qua 10 câu thơ lục bát da diết và đầy ám ảnh. Cái mùa hè hơn 60 năm về trước ấy thật không bao giờ có thể quên với nhà thơ!

Khi con tu hú

(Huế ­ 7/1939)

Khi con tu hú gọi bầy,

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần.

Vườn râm dậy tiếng ve ngân,

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào.

Trời xanh càng rộng càng cao,

Đôi con diều sao lộn nhào từng không.

Ta nghe hè dậy bên lòng,

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!

Ngột làm sao, chết mất thôi,

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Tiếng chim tu hú vọng qua song sắt nhà tù hay tiếng chim trong nỗi nhớ, trong hoài niệm?

chim tu hú Chim thì “gọi bầy”. Lúa chiêm thì “đương chín”. Trái cây thì “ngọt dần”. Âm thanh ấy, hương vị ấy thể hiện nỗi nhớ đồng quê, nhớ hàng xóm thân yêu. Chữ “đương chín” và “ngọt dần” gợi tả thời gian đang lặng lẽ trôi qua. Một giọng thơ bồi hồi tha thiết: “Nghe chim như nhắc tấm lòng thần hôn” (Truyện Kiều – Nguyễn Du).

Khi con tu hú gọi bầy,

Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.

Giữa trốn ngục tù “lòng sôi rạo rực”, người chiến sĩ trẻ nhớ “tiếng ve ngân”, nhớ màu “vàng” của bắp, nhớ màu “đào” của nắng. Cảnh sắc đồng quê trong hoài niệm trào lên trong tâm hồn biết bao bình dị, thân thiết, yêu thương:

Vườn râm dậy tiếng ve ngân,

Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào.

Có khao khát sống mới có nỗi nhớ ấy. Vần thơ đầy màu sắc, ánh sáng và âm thanh. Tiếng vê chứa đầy tâm trạng. Ve không kêu mà là “ve ngân”. Sáu trăm năm về trước, Nguyễn Trãi lấy tiếng ve để nói về cảnh tình mùa hè:

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

(Quốc âm thi tập).

Sau này trong bài “Việt Bắc”, Tố Hữu lại viết:

Ve kêu rừng phách đổ vàng.

Sau tiếng ve là màu “vàng” của bắp, là màu “đào” của nắng hiện lên. Chữ “ngân” tả tiếng ve sôi lên và ngân dài trong vườn quê. Chữ “đầy” gợi nắng đẹp, nắng chan hòa, nắng rực rỡ.

Nỗi nhớ trở nên bồi hồi: nhớ bầu trời xanh, nhớ con diều sáo “lộn nhào” giữa cái mênh mông “cao rộng” của tầng không. Hình ảnh con diều “lộn nhào từng không” mang ý nghĩa biểu tượng cho sự tung hoành và khát vọng tự do:

Trời xanh càng rộng càng cao,

Đôi con sáo diều lộn nhào từng không.

Sáu câu thơ đầu làm hiện lên bức tranh đồng quê thân yêu. Thơ nên nhạc, nên họa. Ngôn từ trong sáng, tinh luyện. Mỗi chữ được dùng như được chắt lọc qua hồn quê và hồn thơ đậm đà: “đương chín, ngọt dần, dậy tiếng ve ngân, đầy sân nắng đào, xanh, rộng, cao, lộn nhào,..”

Trẻ trung và yêu đời, say mê và khao khát sống, khao khát được tự do. Nhà thơ đang bị đày đọa trong ngục tối, nhưng tinh thần ở ngoài lao mới có cảm xúc, cảm hứng ấy.

Giọng thơ từ tha thiết nhớ chuyển thành uất hận sục sôi:

Ta nghe hè dậy bên lòng,

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết mất thôi,

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Mùa hè đã đến, mùa hè đang qua. Bao âm thanh đã “dậy bên lòng”, thôi thúc, giục giã “muốn đạp tan phòng” xà lim chật chội. Không cam chịu cảnh tù đày! Lòng uất hận dâng trào muốn phá tung chốn ngục tù chật chội và ngột ngạt. Câu thơ “Ngột làm sao, chết mất thôi” với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú “gọi bầy”, khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú “ngoài trời cứ kêu”. Tiếng chim vừa gợi nhớ gợi thương, vừa giục giã lên đường chiến đấu.

“Khi con tu hú” là khúc ca tâm tình, là tiếng gọi đàn, hướng về đồng quê và bầu trời tự do với tất cả tình yêu và niềm khao khát cháy bỏng. Bài thơ ghi lại một nét đẹp bức chân dung tinh thần tự họa của người thanh niên cộng sản Tố Hữu thuở ấy, để ta ngưỡng mộ và tin yêu.

Prev Article Next Article