Phim Trung Quốc bị cấm chiếu tại Việt Nam

Việt Nam vừa đưa ra tối hậu thư cho mạng lưới chiếu phim Netflix hạn chót ngày 5/10 phải rút loạt phim “Little Women” của Hàn Quốc khỏi Việt Nam với cáo buộc cho rằng nội dung của phim “xuyên tạc” cuộc chiến chống Mỹ của Việt Nam, truyền thông trong nước và quốc tế đồng loạt loan tin.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, cho biết cục này đã có văn bản ngày 3/10 yêu cầu Netflix gỡ phim “Little Women” khỏi kho ứng dụng Netflix ở Việt Nam do “có nội dung xuyên tạc lịch sử”.

Ông Tự Do cho rằng bộ phim này chẳng những vi phạm Luật báo chí mà còn vi phạm Luật điện ảnh của Việt Nam, thể hiện ở đoạn hội thoại trong tập 3, kéo dài khoảng 21 giây và một câu thoại khác trong tập 8, kéo dài 80 giây, có nội dung mà ông cho rằng “xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm dân tộc và vi phạm những hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh”.

Ông Tự Do nói với trang Tuổi Trẻ rằng Netflix đã phản hồi văn bản yêu cầu của cục, cho biết họ đang xử lý.

Netflix Vietnam chưa phản hồi ngay yêu cầu bình luận của báo giới, bao gồm cả trang Bloomberg, về việc rút phim này. Trong khi đó, trang VNExpress dẫn lời ông Tự Do hôm 5/10 cho biết Netflix sẽ gỡ bỏ phim trong tuần này. “Phía Netflix xin gia hạn thêm vài ngày, cho biết sẽ hoàn tất trong tuần”, trang này cho biết.

Loạt phim Hàn Quốc, được công chiếu vào tháng trước, được lấy cảm hứng từ câu chuyện trong cuốn tiểu thuyết cùng tên “Little Women” của Luisa May Alcott, xuất bản năm 1868, và chuyển thể thông qua hình ảnh của ba chị em nhân vật chính trong bối cảnh Hàn Quốc hiện tại.

Phim nói về ba chị em kém may mắn và cách họ vươn lên trở thành gia đình giàu có nhất Hàn Quốc sau bao biến cố trong cuộc đời. Trong phim có cảnh các nhân vật này tiếp xúc với các thành viên của một hội kín là những cựu chiến binh Hàn Quốc từng tham gia Chiến tranh Việt Nam với tư cách là đồng minh của quân đội Hoa Kỳ.

Một vài chi tiết nhỏ và lời thoại trong phim cổ suý cho chiến tranh Việt Nam và nhắc đến binh sĩ Hàn Quốc như những người có công lao lớn trong cuộc chiến, điều mà chính quyền Việt Nam luôn lên tiếng phản đối.

Trong tập 3, nhân vật trong phim đã ca ngợi một tướng quân Hàn Quốc lãnh đạo cuộc chiến ở Việt Nam, với nhành lan rừng màu xanh mang tên “Bóng ma Việt Nam [Ghost of Vietnam] và nhắc đến công lao to lớn của người này sau khi trở về nước.

Trong tập 8, từ phút thứ 5:41 - 7:01 có đoạn hội thoại về tỷ lệ trong cuộc chiến qua lời một cựu binh sĩ khác: “Một người lính Hàn Quốc giết 20 Việt Cộng”.

Ông Tôn Phi, một tác giả viết sách lịch sử ở Tp. Hồ Chí Minh nói với VOA rằng tỷ lệ thương vong 1:20 như trên là con số “có thể thật”, sát với thực tế mà ông được biết là 1:15.

Khi được hỏi về yêu cầu gỡ bỏ phim này của chính quyền Việt Nam, tác giả Tôn Phi nói:

“Về nghệ thuật điện ảnh, thế giới đang chứng kiến một sự hội nhập chưa từng có, nơi một bộ phim sản xuất tại nước này nhưng có thể chiếu tại nước kia, và người xem phim chỉ cần có tiền thôi thì xem được bộ phim họ muốn - không phải trên nền tảng Netflix thì trên những nền tảng khác, vấn đề là bộ phim đó có giá trị nghệ thuật, nhân sinh hay không, chứ còn việc cấm đoán thì tôi nghĩ là không nên”.

“Little Women” là bộ phim truyền hình do tvN của Hàn Quốc sản xuất. Khi công chiếu trên nền tảng phát trực tuyến Netflix vào tháng 9, phim nằm trong danh sách top 10 loạt phim không phải tiếng Anh được xem nhiều nhất của Netflix trong vài tuần.

Báo Korean Joong Ang Daily dẫn số liệu của công ty phân tích dữ liệu FlixPatrol vào tuần trước cho biết phim này đã đứng số 1 tại Việt Nam và các nước châu Á khác bao gồm Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan và Thái Lan.

Đến chiều ngày 5/10, bộ phim “Little Women” vẫn đứng đầu trong danh sách các bộ phim được xem nhiều nhất trong ngày tại Việt Nam trên Netflix.

Vào tháng 3, Việt Nam cấm chiếu bộ phim “Uncharted”, có tên tiếng Việt là “Thợ săn cổ vật”, do diễn viên Tom Holland thủ vai chính, với một cảnh có bản đồ Biển Đông với cái gọi là “đường chín đoạn”, mà Bắc Kinh sử dụng để thể hiện yêu sách lãnh thổ của mình.

Hồi năm 2019, các nhà chức trách Việt Nam cũng đã rút bộ phim hoạt hình Dreamworks “Abominable” hay còn gọi là “Everest - Người tuyết bé nhỏ” khỏi các rạp chiếu vì phim có “hình lưỡi bò” chín đoạn.

Theo Baidu, Quân đội Vương Bài có sự tham gia của Hoàng Cảnh Du, Tiêu Chiến, Chung Sở Hi. Bộ phim lấy mốc thời gian vào năm 1983, các nhân vật tham gia chiến đấu chống quân địch và rà phá bom mìn tại Quảng Tây, một tỉnh của Trung Quốc giáp biên giới với Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh của Việt Nam. Bộ phim nói về quá trình hình thành quân đội Trung Quốc chính quy, hiện đại, cơ giới hóa trong 40 năm trở lại đây. Không ít khán giả Việt đặt dấu chấm hỏi ở mốc thời gian này bởi mốc thời gian đó gợi nhớ đến cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Việt Nam, bắt đầu từ năm 1979.

Trong trailer phim có một số phân cảnh binh lính Trung Quốc chiến đấu với một lực lượng sử dụng súng tiểu liên AK, được ngụy trang trong lớp lá cây. Nhiều khung cảnh xuất hiện trong trailer, quân đội Trung Quốc bắn pháo binh. Pháo binh cũng là lực lượng được Trung Quốc sử dụng nhiều nhất trong các trận chiến ở Vị Xuyên [Hà Giang]. Đây là chiến địa được những người lính Việt Nam vệ quốc 30 năm trước gọi là “lò vôi thế kỷ” với hơn 2.000 hài cốt liệt sĩ nằm rải rác trên các cao điểm núi đá biên giới Việt - Trung. Bên cạnh đó, việc trang phục mà các diễn viên Trung Quốc mặc trùng khớp với giai đoạn xâm lược biên giới Việt Nam năm 1979.

Trang phục mà các diễn viên Trung Quốc mặc trong bộ phim này trùng khớp với quân phục giai đoạn Trung Quốc tiến hành cuộc chiến xâm lược biên giới Việt Nam năm 1979

Ảnh: YouTube

Bài đăng trên mạng xã hội Weibo có những thông tin bịa đặt, không đúng sự thật lịch sử

Ảnh: Weibo

\n

Trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, một tài khoản [云淡风轻wp66] lan truyền những thông tin lịch sử sai sự thật được lồng vào bộ phim Quân đội Vương Bài: “Phim lấy bối cảnh là những năm 1980, khi lực lượng quân sự của Việt Nam mạnh lên không ngừng, họ cũng bắt đầu có ý nghĩ xấu đối với lãnh thổ của Trung Quốc và phát động một loạt cuộc quấy rối và xâm phạm biên giới của Trung Quốc…”.

Nhiều khán giả Việt đã bày tỏ sự phẫn nộ và lên tiếng phản đối như tài khoản Facebook Hoàng Hiệp chỉ trích bộ phim Trung Quốc xuyên tạc lịch sử, để gọi cuộc chiến biên giới 1979 là “phản công tự vệ”. Tài khoản Facebook có nick Nguyễn Thị Minh Ngọc khẳng định: “Với tư cách là người Việt Nam, là con người lính cụ Hồ, tôi tự hào về các thế hệ cha ông tôi một cách mãnh liệt nhất. Tôi tẩy chay toàn bộ phim Trung Quốc có mùi bôi nhọ lịch sử dân tộc”.

Không ít người cho rằng “văn nghệ cũng là một mặt trận” như nick Facebook Thanh Mai, đề nghị đưa lịch sử thành môn bắt buộc để thế hệ trẻ Việt hiểu rõ lịch sử nước nhà. Một số khán giả bày tỏ sự thất vọng và muốn tẩy chay các diễn viên Trung Quốc tham gia phim. Tài khoản Facebook Bui Chau Kiet bình luận: “Bạn có quyền yêu thích văn hóa, nghệ thuật, con người của bất kỳ quốc gia nào, miễn điều đó không ảnh hưởng đến chủ quyền và lòng tự tôn của dân tộc. Mình rất thích Tiêu Chiến, nhưng từ nay mình sẽ không theo dõi anh ta nữa, vì đã tham gia một bộ phim nhằm thẳng vào Việt Nam”.

Tin liên quan

Dạ Ngân|21:54 / 12.10.2021

Vào năm 2019, Quảng Điện đã ban hành lệnh cấm với tất cả thể loại phim Trung Quốc.

Theo tờ Sohu, Tổng cục Phát thanh – Điện ảnh Trung Quốc [Quảng Điện] ban hành thông cáo này vào giữa tháng 11/2019. Toàn bộ những bộ phim đưa vào diện cấm bao gồm 13 hạng mục bị cấm và 3 hạng mục bị cấm tạm thời. 

Lệnh cấm đi vào lịch sử của phim ảnh Trung Quốc

13 thể loại phim bị cấm trên màn ảnh Trung Quốc là:

1.Cung đấu

Trước đó, lệnh hạn chế phim cổ trang cung đấu đã được Tổng cục Điện ảnh Trung Quốc đánh tiếng từ đầu năm 2019. Báo chí Trung Quốc lên tiếng chỉ trích dòng phim này. Phim cổ trang cung đấu bị phê phán là xuyên tạc lịch sử, có tác động xấu tới người xem.

Hậu Cung Như Ý Truyện

Thói quen, lối sống xa hoa của bậc vua chúa thời xưa cũng ảnh hưởng tiêu cực tới giới trẻ. Những phi tần trong cung cũng bị xây dựng với hình ảnh độc ác, nhẫn tâm, làm những chuyện trái với luân thường đạo lý làm người.

Diên Hy Công Lược 

2. Thanh xuân vườn trường

3. Bạo lực học đường

4. Tâm linh – mê tín dị đoan

5. Phim đam mĩ

Thượng Ẩn là bộ phim đam mỹ gây sốt vào năm 2016

6. Tình yêu người và thú, người và robot

7. Tình yêu thầy trò

Hoa Thiên Cốt là bộ phim nổi tiếng về tình thầy trò

8. Phim có người nam đi ngược nguyên tắc xã hội, ngoại tình & giết người

9. Phim xã hội đen

10. Phim có yếu tố tình dục

11. Yêu kẻ thù gia tộc

12. Xuyên không [du hành thời gian]

13. Hồi sinh [nhân vật chính chết đi sống lại]

Theo tờ Sohu, ngoài ra, 3 dòng phim bị "cấm tạm thời" là: tiên hiệp, huyền huyễn [phim có yếu tố kỳ ảo] và dân quốc. Cục Điện Ảnh Trung Quốc đã thông báo rõ ràng, phim tiên hiệp chỉ cho phép chiếu mạng, không được đưa lên sóng truyền hình quốc gia hay làm thành phim điện ảnh chiếu rạp. Đối với những tác phẩm lấy bối cảnh vào thời kỳ dân quốc cũng không được phép sản xuất và phát hành vì đây là khoảng thời gian nhạy cảm.

Lệnh cấm vận này không có giá trị vĩnh viễn nhưng vẫn chưa biết Cục Điện ảnh Trung Quốc sẽ cấm đến bao giờ. Chắc chắn đây là một quyết định sẽ khiến các nhà làm phim Đại Lục đau đầu và khán giả cũng ngao ngán vì phải nhìn những thể loại phim mình yêu thích không còn được công chiếu. 

Tuy nhiên, đã là năm 2021, nhưng có vẻ như những bộ phim xuyên không, thanh xuân vườn trường, đam mỹ vẫn xuất hiện tràn lan trên mọi mặt trận. Cụ thể, đầu năm 2021, khán giả được chứng kiến bộ đam mỹ đình đám mọi thời đại Sơn Hà Lệnh. Tiếp đó, những bộ phim thanh xuân nổi bật như Trăm Năm Hoà Hợp, Ước Nguyện Một Lời [2021], Chúng Ta Đáng Yêu Như Thế [2020]... hay bộ phim về tình thầy trò Mãi Mãi Là Bao Xa [2021] vẫn được sản xuất và xuất hiện với tần suất dày đặc.

Bộ phim đam mỹ đình đám Sơn Hà Lệnh

Bộ phim thanh xuân đình đám Trăm Năm Hoà Hợp, Ước Nguyện Một Lời 

Thời gian gần đây, dòng phim đam mỹ đang đối mặt với nguy cơ sẽ sớm bị xóa sổ và cấm chiếu vĩnh viễn, thế nhưng theo thống kê của DataEnt, số lượng tiểu thuyết đam mỹ trên Tấn Giang được bán bản quyền, chuyển thể thành phim đã lên tới con số 220 bộ.

Video liên quan

Chủ Đề