Phụ nữ việt nam tài năng sáng tạo, trung hậu, đảm đang

Ngày 8/3/1965, nhằm đánh giá cao cống hiến của phụ nữ miền Nam, Đảng, chính phủ, Bác Hồ đã tặng họ bức trướng thêu 8 chữ vàng "Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang".

Bức trướng thêu 8 chữ vàng mà Đảng, chính phủ, Bác Hồ  tặng phụ nữ miền Nam.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm và đánh giá cao vị trí, vai trò của phụ nữ trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam. Bác nhấn mạnh: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cùng già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”; “Nhân dân ta anh hùng là nhờ có các bà mẹ Việt Nam anh hùng”; “Dân tộc ta và Đảng ta đời đời biết ơn các bà mẹ Việt Nam đã sinh ra và cống hiến những người ưu tú, đã và đang chiến đấu anh dũng tuyệt vời bảo vệ non sông gấm vóc do tổ tiên ta để lại”.

Ngày 8/3/1965, nhân kỷ niệm 55 năm ngày quốc tế phụ nữ [1910-1965] Bác dành tặng phụ nữ Việt Nam bức trướng thêu 8 chữ vàng: “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang”. 

Hai chữ “Anh hùng” là thể hiện thái độ hăng hái tham gia kháng chiến chống giặc ngoại xâm và giành những điều tốt đẹp cho dân tộc ta. “Bất khuất” là chỉ sự kiên cường gan dạ không sợ kẻ thù mà vẫn xông ra chiến trường làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước. “ Trung hậu” là sự quyết trí chống lại những cái tiêu cực không chỉ cho gia đình, số phận mà còn cho cả vận mệnh của đất nước. “Đảm đang” là chỉ sự chăm chỉ, khéo léo trong việc chăm chồng, chăm con, chăm gia đình có một cuộc sống hạnh phúc hay đảm đang trong việc ứng xử đấu tranh cho đất nước có một cuộc sống hạnh phúc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cán bộ cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ở Việt Bắc, tháng 2/1949. [Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh] 

Người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.

Văn hóa Việt Nam ta là lối sống cộng đồng, trọng tình, trọng nghĩa, trọng tĩnh, trọng nữ. Bởi vậy, ở nước ta, phụ nữ từ xa xưa đã có vị trí, vai trò vô cùng to lớn trong cuộc sống. 

Thời chiến tranh, chị em phụ nữ không quản khó khăn, hiểm nguy, người xung phong ra tiền tuyến, người nhiệt huyết ở hậu phương. Dù ở bất kể phương diện nào, phụ nữ Việt Nam luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Những người phụ đã lưu danh cho tận ngày nay: “nữ vương” đầu tiên trong lịch sử là Trưng Trắc, Trưng Nhị, “bà chúa thơ Nôm” - Hồ Xuân Hương, chiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai, nữ anh hùng Võ Thị Sáu, nữ tướng Nguyễn Thị Định,..

Thời bình, phụ nữ Việt Nam càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trong cuộc sống. Người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà. Vừa đóng góp cho xã hội những giá trị lớn lao, vừa tròn nghĩa vụ người mẹ, người vợ khi trở về mái ấm của riêng mình. Điển hình là bà Nguyễn Thị Kim Ngân đang giữ vị trí Chủ tịch Quốc hội, bà Nguyễn Thị Bình nguyên Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội bà Tòng Thị Phóng,...

Ngày nay, phụ nữ Việt Nam hội nhập cùng thế giới, tiếp thu những nét tính cách thời đại, đồng thời vẫn luôn giữ vững và phát huy nét đẹp truyền thống dân tộc. Không chỉ dừng lại ở 8 chữ vàng, phụ nữ Việt Nam ngày càng hiện đại, văn minh, giỏi giang. Họ thông minh và cá tính, khác hẳn với những mẫu phụ nữ điển hình thời trước. Phụ nữ ngày nay không dành hết thời gian để làm các công việc nội trợ mà chủ động và hoạt bát với công tác xã hội. Họ không chỉ giúp bản thân tốt hơn, giúp bảo vệ quyền của nữ giới mà còn giúp quảng bá hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với thế giới.

Hoa hậu H’hen Niê - cô gái dân tộc thiểu số dũng cảm, tự tin vượt ra khỏi định kiến để khẳng định giá trị của mình. Thành công của nhiều nữ doanh nhân Việt Nam: bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Chủ tịch hãng hàng không Vietjet Air, bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG [từng được tạp chí Forbes bình chọn là một trong 50 người phụ nữ quyền lực nhất châu Á], bà Bà Mai Kiều Liên - Tổng giám đốc Vinamilk… 

Đại biểu phụ nữ các dân tộc tỉnh Hà Giang về thăm Hà Nội vui mừng được gặp Bác Hồ 25/11/1965.

TS Nguyễn Thị Ánh Hồng, người có nhiều năm nghiên cứu, giảng dạy về văn hóa nhấn mạnh: “Ý nghĩa 8 chữ vàng mà Bác Hồ dành tặng cho phụ nữ Việt Nam vẫn đúng. Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng anh hùng chỉ có trong thời xưa, là đội quân tóc dài - đội quân mà làm rung chuyển cả dãy núi Trường Sơn. Anh hùng không chỉ sinh ra thì khói lửa chiến tranh mà còn hiện thân trong hình ảnh những người lao động sản xuất”. 

Nhiều quan điểm cho rằng ngành báo chí nguy hiểm, cần thể lực nên phù hợp với nam giới hơn nhưng điều này không hẳn đúng. Ngày nay, các nữ nhà báo, phóng viên không chỉ hoạt động tích cực mà còn thử thách bản thân trong cả mảng báo chí điều tra. Ở đây sức mạnh được thể hiện ở năng lực trí tuệ, nữ giới dám làm, cống hiến. Vượt lên mặc cảm bản thân, định kiến xã hội, mặc cảm về giới, thậm chí nhiều người hy sinh cả sở thích cá nhân, cả thiên chức làm mẹ để xông lên khẳng định mình, sáng tạo, cống hiến. 8 chữ vàng thể hiện phẩm chất của con người thì dù là ở thời kỳ nào thì nó cũng đúng và có giá trị”.  

Phụ nữ Việt Nam ngày nay và lời dạy của Bác

TS Hồng cho rằng: “Nhiều người nghĩ rằng phụ nữ ngày nay không còn “Trung hậu”, “Đảm đang” nữa, tôi thì không nghĩ thế. Để phụ nữ ngày nay xứng đáng với 8 chữ “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang” thì có nhiều biện pháp. Biện pháp mà các nhà xã hội học có nói đó là phải đấu tranh cho bình đẳng giới. 

Bình đẳng giới ở đây không chỉ nói bằng lời mà phải thể hiện bằng hành động. Người phụ nữ phải biết tự vươn lên, tự khẳng định mình, tự đấu tranh cho quyền hạnh phúc của mình, quyền được cống hiến, được thừa nhận. Rất nhiều phụ nữ cứ sợ, thậm chí là nhiều người phụ nữ bị bạo hành về cả thể xác lẫn tinh thần mà họ không dám đấu tranh. Vậy nên phụ nữ cần phải đấu tranh cho chính mình.

Thứ hai, người đàn ông phải nhìn nhận đúng người phụ nữ cả trong gia đình và cả trong xã hội. Rất nhiều người đàn ông thiển cận, nhìn người phụ nữ giống chỉ như cây chổi lau nhà, chỉ nội trợ trong gia đình mà quên mất họ là những người “gánh cả non sông vượt dặm dài” và trên vai của họ còn công việc của xã hội. Nên người đàn ông phải chia sẻ. 

Thứ ba, người phụ nữ phải tự nâng cao năng lực của mình và hoàn thiện phẩm chất của mình. Năng lực ở đây là họ phải sống với đam mê, nhiệt huyết và sẵn sàng hy sinh cho đam mê đó.

Cùng với đó, cộng đồng, xã hội, các thiết chế văn hóa xã hội phải tạo điều kiện cho phụ nữ thực thi trách nhiệm, quyền lợi, bổn phận và nghĩa vụ của mình với tư cách là một công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lê Lan Anh - CJC

Phụ nữ Việt Nam “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang”

Đăng: 15:42 18-10-2016  |   Tác giả: KM  |   Nguồn: Công đoàn Tổng công ty

            Họ là những người chống giặc ngoại xâm kiên cường bất khuất, họ là những người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh, họ là những người gìn giữ giống nòi và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, họ là những người sản sinh ra những thế hệ anh hùng của một dân tộc anh hùng.

           Nhận biết và hiểu sâu sắc vai trò của phụ nữ nên ngay sau khi Đảng ta ra đời [3/2/1930], ở mỗi giai đoạn lịch sử, Đảng ta đã tổ chức ra đoàn thể phụ nữ với nhiều tên gọi khác nhau và sau này là Hội LHPN Việt Nam, lấy ngày 20/10/1930 là ngày thành lập Hội.


           Trưởng thành trong phong trào đấu tranh cách mạng của dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã nêu biết bao tấm gương sáng ngời với những phẩm chất cao quý về lòng trung thành với Tổ quốc, về tinh thần hy sinh dũng cảm, quyết tâm bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng. Lịch sử đấu tranh cách mạng hào hùng của dân tộc luôn gắn liền với lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam.


            Phát huy truyền thống phụ nữ vẻ vang của Việt Nam, bước vào công cuộc đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội LHPN Việt Nam đã xây dựng các phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”;“Phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà” vv… đã có tác dụng động viên, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia. Nhiều chị em đã trở thành những gương mặt tiêu biểu về lao động giỏi, lao động sáng tạo, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà giáo và thầy thuốc giỏi ..., xứng đáng là phụ nữ Việt Nam “Năng động, sáng tạo, trung hậu, đảm đang” trong thời kỳ đổi mới. Phát huy truyền thống phụ nữ vẻ vang của Việt Nam, bước vào công cuộc đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội LHPN Việt Nam đã xây dựng các phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”;“Phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà” vv… đã có tác dụng động viên, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia. Nhiều chị em đã trở thành những gương mặt tiêu biểu về lao động giỏi, lao động sáng tạo, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà giáo và thầy thuốc giỏi ..., xứng đáng là phụ nữ Việt Nam “Năng động, sáng tạo, trung hậu, đảm đang” trong thời kỳ đổi mới.

           Trải qua 86 năm xây dựng và trưởng thành, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ngày càng lớn mạnh, người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ ngành Hàng hải nói riêng ngày càng có tri thức, có sức khoẻ, càng năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng. Trong công cuộc đổi mới đất nước, những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam lại được tiếp tục khẳng định và phát huy mạnh mẽ. Các tầng lớp phụ nữ luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo, tích cực thi đua, phấn đấu vươn lên đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước, đã xuất hiện nhiều gương phụ nữ tài năng, điển hình tiêu biểu với những cống hiến xuất sắc trong lãnh đạo quản lý, nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh, xoá đói giảm nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc… Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ Việt Nam luôn phấn đấu và trưởng thành về mọi mặt, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, địa vị của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện.

Cán bộ, CNVCLĐ Cảng Hải Phòng tổ chức hoạt động chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam

          Nhân dịp kỷ niệm 86 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam, các cấp công đoàn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đồng loạt triển khai nhiều hoạt động phát huy truyền thống và phẩm chất tốt đẹp của Phụ nữ Việt Nam; trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phát huy truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”, thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, khắc phục khó khăn; phấn đấu đạt các chuẩn mực của người phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH - HĐH “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”, hưởng ứng tích cực các phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”… nhằm góp phần nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp, vị trí xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, khuyến khích chị em tích cực đóng góp trí tuệ cho sự phát triển của doanh nghiệp và Tổng công ty, cùng xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc./.

Video liên quan

Chủ Đề