Phương pháp kế toán hàng tồn kho là gì

Quản trị tồn kho là một trong những việc làm cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp, giúp ích cho các kế hoạch hoạt động tiếp theo như sản xuất, nhập và xuất hàng hóa, kế hoạch phát triển sản phẩm, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, Vậy hàng tồn kho của doanh nghiệp là gì và đâu là phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho thông dụng hiện nay? Hãy cùng NewTrain tham khảo qua bài viết dưới đây.

Nội dung chính

  • 1. Hàng tồn kho của doanh nghiệp là gì?
  • 2. Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho là gì? Đặc điểm kế toán hàng tồn kho
  • 3. Các phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho theo Thông tư 200
  • 4. Sơ đồ hạch toán hàng tồn kho
    • 4.1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên
    • 4.2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ
  • 5. Bài tập về phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho
    • 5.1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên
    • 5.2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ
    • Ngô Thị Hoàn

1. Hàng tồn kho của doanh nghiệp là gì?

Theo Khoản 2, Điều 23, Thông tư 200/2014/TT-BTC được ban hành năm 2014 về Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp quy định:

Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, gồm:

  • Hàng mua đang đi trên đường
  • Nguyên liệu, vật liệu; công cụ, dụng cụ
  • Sản phẩm dở dang
  • Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán
  • Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp

Ngoài ra, một số lưu ý khác về hàng tồn kho doanh nghiệp cũng được quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC này như sau:

  • Nếu các thành phẩm dở dang sở hữu thời gian luân chuyển, sản xuất vượt quá một chu kỳ kinh doanh thì không được xếp vào nhóm hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán mà phải tính là tài sản dài hạn.
  • Các thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế được dự trữ với thời gian trên 12 tháng hoặc vượt quá một chu kỳ kinh doanh thì không được tính là hàng tồn kho mà phải xếp vào nhóm tài sản dài hạn trên Bảng cân đối kế toán.
Hàng tồn kho được định nghĩa như thế nào dưới góc nhìn của pháp luật?

2. Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho là gì? Đặc điểm kế toán hàng tồn kho

Kế toán hàng tồn kho là công việc được đảm nhiệm bởi kế toán kho, chịu trách nhiệm thực hiện theo dõi, kê khai và báo cáo về các hoạt động:

  • Quá trình nhập và xuất nguyên vật liệu, hàng hóa trong kho
  • Giám sát, thống kê và lập báo cáo về hàng tồn trong kho
  • Đối chiếu các thông tin trên chứng từ, hóa đơn giao dịch, sổ sách kế toán được trình lên bởi thủ kho so với các số liệu thực tế

Do đặc thù công việc, kế toán kho sẽ thực hiện nhiệm vụ giám sát, kiểm kê, đối chiếu đối với các hoạt động liên quan đến kho và lập ra các kế hoạch, dự trù trong tương lai. Các công việc chính của một kế toán kho chủ yếu gồm:

  • Kiểm soát quá trình nhập/xuất của hàng tồn kho
  • Cập nhật tình hình các hàng hóa trong kho
  • Tham gia kiểm kê hàng hóa xuất/nhập và tồn kho
  • Kiểm tra tính hợp lệ của các hóa đơn xuất/nhập hàng hóa và cập nhật thông tin vào hệ thống kế toán doanh nghiệp
  • Theo dõi và lập xác minh về công nợ xuất/nhập hàng hóa
  • Hạch toán quá trình xuất/nhập hàng hóa, nguyên vật liệu, chi phí sản xuất và giá thành hàng hóa
  • Chịu trách nhiệm về việc tạo và báo cáo kế toán định kỳ liên quan đến kho doanh nghiệp

Ngoài ra, kế toán kho còn có thể đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau tùy theo các yêu cầu và đặc thù khác nhau của các doanh nghiệp.

3. Các phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho theo Thông tư 200

Để tổng hợp thông tin về hàng hóa xuất/nhập, tồn kho và các thông tin liên quan, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong hai phương pháp kế toán tồn kho được quy định tại Khoản 13, Điều 23, Thông tư 200/2014/TT-BTC, bao gồm:

Nội dungPP Kê khai thường xuyênPP Kiểm kê định kỳ
Nội dung Theo dõi và thực hiện kê khai thường xuyên tình hình hàng hóa có trong kho và thể hiện theo tính hệ thống trên sổ kế toán.

Xác định thông tin liên quan đến hàng tồn kho thông qua việc sử dụng các tài khoản kế toán.

Cập nhật liên tục và đánh giá giá trị hàng tồn kho tại mọi thời điểm.

Chỉ có vai trò phản ánh giá trị hàng tồn kho dựa vào thông tin đầu kỳ và cuối kỳ kế toán.

Không phản ánh chi tiết các thông tin về quá trình nhập/xuất hàng hóa được thực hiện trong kỳ kế toán.

Giá trị hàng hóa trong kho được xác định bởi công thức cụ thể.

Đối tượng áp dụngCác doanh nghiệp sản xuất [về xây lắp hoặc công nghiệp,] hoặc kinh doanh mặt hàng giá trị cao như thiết bị, máy móc, hàng chất lượng, kỹ thuật cao,Doanh nghiệp kinh doanh nhiều chủng loại vật tư, hàng hóa với mẫu mã, quy cách khác nhau, có giá trị thấp hoặc xuất thường xuyên.
Chứng từ sử dụng Phiếu nhập/xuất kho.

Biên bản kiểm kê hàng hóa kho.

Ghi giá và thực hiện hạch toán dựa vào các chứng từ nhập/xuất hàng hóa kho trong chu kỳ kinh doanh nhận từ thủ kho.
Tài khoản sử dụngTK152, TK153, TK154, TK156, TK157,TK111, TK112, TK113, TK611, TK331,
Cách hạch toánPhản ánh tình hình biến động hàng tồn kho qua các tài khoản kế toán.Phản ánh giá trị hàng tồn kho với các tài khoản kế toán dựa vào nguồn thông tin từ đầu kỳ [kết chuyển dư đầu kỳ] và cuối kỳ [phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ].
Ưu điểm Giá trị hàng tồn trong kho có thể được xác định ở tại bất kỳ thời điểm nào nhờ vào nguồn thông tin được kê khai và cập nhật liên tục.

Thông tin hàng tồn kho được cập nhật thường xuyên và liên tục giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt và điều chỉnh tình hình hoạt động của doanh nghiệp khi cần thiết.

Hạn chế các sai sót trong quá trình quản lý và kê khai thông tin hàng hóa kho.

Đơn giản, ít tốn công thực hiện kê khai và hạch toán.

Giảm khối lượng thông tin lưu trữ trên hồ sơ kế toán.

Nhược điểm Thông tin ghi chép cần được thực hiện liên tục, nhiều lần, tạo áp lực cho việc thống kê và lưu trữ dữ liệu.

Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp hiện nay đều đã áp dụng công nghệ vào quản lý doanh nghiệp nên nhược điểm này là không đáng kể.

Không thể thay đổi, điều chỉnh linh hoạt các hoạt động doanh nghiệp nếu xảy ra những trục trặc trong quá trình kinh doanh.

Sự thiếu chính xác về giá trị hàng hóa kho khi xuất bán, xuất dùng bị ảnh hưởng bởi công tác quản lý kho định kỳ.

Lưu ý:

Doanh nghiệp chỉ được phép áp dụng một trong hai phương pháp kế toán. Do đó, doanh nghiệp cần căn cứ theo đặc điểm của công ty để lựa chọn áp dụng phương pháp thích hợp.

4. Sơ đồ hạch toán hàng tồn kho

4.1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên

Sơ đồ hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên trên tài khoản kế toán TK156
Sơ đồ hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên trên tài khoản TK157

4.2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Sơ đồ hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai định kỳ trên TK631

5. Bài tập về phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho

5.1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên

Đề bài

Số liệu đầu kỳ:

  • TK153: 5.000.000đ = 1.000 sản phẩm A x 5.000đ
  • TK133: 3.000.000đ

Nghiệp vụ phát sinh:

  • Doanh nghiệp nhận được lô hàng sản phẩm A từ công ty X, số lượng 4.000 sản phẩm, đơn giá chưa thuế là 5.600đ, áp dụng thuế GTGT 10%. Khi kiểm tra tình hình nhập kho phát hiện lô hàng thiếu 300 sản phẩm, thực hiện nhập kho và thanh toán theo giá trị thực của lô hàng.
  • Xuất 2.000 sản phẩm A sử dụng trong 04 tháng cho bộ phận bán hàng, phân bổ ngay trong tháng này.
  • Xuất trả 1.000 sản phẩm A về công ty X do hàng kém chất lượng, công ty X đã thu hồi và nhập kho.
  • Xuất tiếp 1.000 sản phẩm A để phục vụ quá trình sản xuất và 500 sản phẩm A cho bộ phận quản lý doanh nghiệp.
  • Công ty Y chuyển đến lô sản phẩm B, số lượng 4.000 sản phẩm, đơn giá chưa thuế là 6.000đ, thuế GTGT 10%. Tuy nhiên, hàng kém chất lượng nên công ty Y chấp nhận giảm giá 20% [đã bao gồm thuế GTGT 10%].
  • Doanh nghiệp chi tiền mặt thanh toán cho công ty X sau khi đã trừ chiết khấu 1% trên số tiền thanh toán.

Yêu cầu:

Cho biết doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, xác định giá trị thực tế sản phẩm theo phương pháp nhập trước xuất trước. Hãy tính toán và trình bày bút toán kinh doanh của doanh nghiệp.

Giải

1.

Nợ TK153: 20.720.000 = 3.700 x 5.600

Nợ TK133: 2.072.000

Có TK331: 22.792.000

2.

Nợ TK641: 2.650.000

Nợ TK142: 7.950.000

Có TK153: 10.600.000 = 1.000 x 5.000 + 1.000 x 5.600

3.

Nợ TK331: 6.160.000

Có TK133: 560.000

Có TK153: 5.600.000 = 1.000 x 5.600

4.

Nợ TK627: 5.600.000 = 1.000 x 5.600

Nợ TK642: 2.800.000 = 500 x 5.600

Có TK153: 8.400.000

5.

Nợ TK153: 24.000.000 = 4.000 x 6.000

Nợ TK133: 2.400.000

Có TK331: 26.400.000

Nợ TK331: 5.280.000 = 26.400.000 x 20%

Có TK133: 480.000 = 2.400.000 x 20%

Có TK153: 4.800.000 = 24.000.000 x 20%

6.

Nợ TK331: 16.632.000 = 22.792.000 6.160.000

Có TK111: 16.465.680 = [22.792.000 6.160.000] x 99%

Có TK515: 166.320 = [22.792.000 6.160.000] x 1%

5.2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Đề bài

Tại Công ty thương mại Hải Phát hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ và tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế có tài liệu sau:

1. Số dư một số tài khoản vào ngày 31/12/2018:

TK151: 250.000.000

TK156: 1.200.000.000

TK1331: 66.000.000

2. Tháng 1/2019 có phát sinh các nghiệp vụ sau:

  • Mua một lô hàng trị giá mua chưa thuế: 320.000.000đ, thuế GTGT: 32.000.000đ. Tiền hàng chưa thanh toán, hàng đã về nhập kho.
  • Mua một lô hàng trị giá chưa thuế: 180.000.000đ, thuế GTGT: 10%. Đã thanh toán bằng chuyển khoản.
  • Xuất kho bán một lô hàng. Giá bán chưa thuế: 320.000.000đ, chiết khấu thương mại 1%. Thuế GTGT: 10%. Người mua chưa thanh toán.
  • Thanh toán tiền mua hàng ở nghiệp vụ [1] bằng TGNH, chiết khấu thanh toán 1%.
  • Xuất kho bán một lô hàng với giá bán chưa thuế: 360.000.000đ, thuế GTGT: 10%. Tiền hàng bên mua dã thanh toán bằng TGNH.
  • Bên mua thanh toán tiền số hàng bán ở nghiệp vụ [3] bằng tiền mặt, biết chiết khấu trừ cho bên mua do trả sớm 2%.
  • Cuối kỳ kiểm kê hàng tồn kho trị giá hàng hóa còn ở trong kho: 1.065.000.000đ.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Giải

1. Mua hàng nhập kho

Nợ TK611: 320.000.000

Nợ TK133: 32.000.000

Có TK331: 352.000.000

2. Mua hàng nhập kho

Nợ TK611: 180.000.000

Nợ TK133: 18.000.000

Có TK112: 198.000.000

3. Bán hàng

Nợ TK131: 348.480.000

Có TK511: 316.800.000

Có TK333: 31.680.000

4. Thanh toán tiền hàng

Nợ TK331: 348.480.000

Có TK515: 3.520.000

Có TK112: 352.000.000

5.

Nợ TK112: 396.000.000

Có TK511: 360.000.000

Có TK333: 36.000.000

6.

Nợ TK131: 341.510.400

Nợ TK635: 6.969.600

Có TK131: 348.480.000

7.

  • Nợ TK156: 1.065.000.000

Nợ TK151: 250.000.000

Có TK611: 1.315.000.000

  • Nợ TK632: 635.000.000

Có TK611: 635.000.000

Kế toán chuyên ngành Giải pháp nào hiệu quả cho vấn đề bổ sung kiến thức?

Các kiến thức chuyên môn kế toán luôn là nỗi lo ngại đối với nhiều người trong quá trình xin và làm việc. Do đó, việc bổ sung kiến thức chuyên ngành vững chắc chính là giải pháp đang được rất nhiều người lựa chọn hiện nay.

Trung tâm đào tạo NewTrain tự hào là một trong những trung tâm cung cấp nền tảng kiến thức kế toán chất lượng nhất hiện nay. Sau mỗi khóa học của NewTrain, học viên sẽ đều được cung cấp từ 2-3 bộ chứng từ của các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Nhờ vào đó học viên sẽ nhanh chóng thực hành và tích lũy cho bản thân những kinh nghiệm quý giá như vài năm đi làm thực tế.

Để biết thêm thông tin về các khóa học kế toán tổng hợp thực hành, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua một trong các kênh sau để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất:

  • Hotline: 098 721 8822
  • Email:
  • Website: //newtrain.edu.vn/

Trung tâm đào tạo NewTrain chúc các bạn thành công!

0/5 [0 Reviews]

Ngô Thị Hoàn

Tốt nghiệp cử nhân khoa Kế toán Kiểm toán Học viện Ngân hàng. Với niềm đam mê và yêu thích giảng dạy, mình thi tuyển làm giảng viên khoa Kế toán trường Kinh tế, kỹ thuật và Thủy sản và theo đuổi công việc giảng dạy gần 10 năm nay. Mình luôn trau dồi, tìm hiểu những phương pháp giảng dạy cô đọng, dễ hiểu nhất giúp học viên của mình không mất nhiều thời gian mà vẫn tích lũy được những kiến thức quan trọng.

Video liên quan

Chủ Đề