Phương thức biểu đạt chính trong Góc nhìn là gì

Trong quá trình học môn Ngữ văn, các bạn học sinh sẽ được làm quen với các phương thức biểu đạt trong văn bản. Vậy phương thức biểu đạt là gì? Có những phương thức biểu đạt nào? Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây các bạn nhé!

I. Khái niệm

Phương thức biểu đạt trong văn bản là cách mà người viết truyền tải những thông điệp đến với người đọc, thể hiện những tâm tư, những suy nghĩ, tình cảm của chính người viết đối với đối tượng đang đọc tác phẩm của mình.

II. Phân loại

   Có 6 loại phương thức biểu đạt như sau: 

- Tự sự

- Miêu tả

- Thuyết minh

- Biểu cảm

- Nghị luận

- Hành chính - công vụ

1. Phương thức biểu đạt tự sự

- Là việc người viết sử dụng ngôn ngữ để kể một câu chuyện theo từng diễn biến, trình tự, hoặc kể lại một chuỗi những câu chuyện có liên quan đến nhau nhằm khơi gợi một vấn đề, một nhân vật... có ý nghĩa đối với người đọc. Văn tự sự không chỉ tập trung vào việc kể mà còn thể hiện những khía cạnh, những góc khuất của cuộc sống, của con người mà mỗi chúng ta đều có thể thấy chính mình ở đó.

- Loại văn bản thường xuất hiện phương thức biểu đạt tự sự: tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích

2. Phương thức biểu đạt miêu tả

- Là việc sử dụng những từ ngữ, hình ảnh để giúp người đọc liên tưởng ra được sự vật, hiện tượng đang xảy ra hoặc được nói đến một cách chân thực, cụ thể và sinh động nhất. Hay là việc miêu tả để người đọc hình dung được thế giới nội tâm phong phú của nhân vật, của con người.

- Loại văn bản thường xuất hiện phương thức biểu đạt miêu tả: Thơ, bút kí, văn tả người, tả cảnh...

3. Phương thức biểu đạt biểu cảm

-  Đây là một phương thức được thấy tương đối nhiều, bởi việc bộc lộ những cảm xúc, những tâm tư, nguyện vọng là một nhu cầu thiết yếu của con người trong cuộc sống. Phương thức biểu cảm là việc dùng những từ ngữ thể hiện thái độ, cảm xúc, tình cảm... của người viết về những sự việc được nói đến, những nhân vật trong tác phẩm hay là cảm xúc của người viết về chính mình...

- Loại văn bản thường xuất hiện phương thức biểu đạt biểu cảm: có hầu hết trong các loại văn bản: truyện, thơ, vè,...

Xem thêm Cách làm bài phân tích các tác phẩm văn học

Một số cách trình bày bài văn nghị luận trong bài thi THPT Quốc Gia

4. Phương thức biểu đạt thuyết minh

- Là cung cấp cho người đọc những tri thức về sự vật, địa điểm, nhân vật lịch sử... là các kiến thức hàn lâm hoặc khoa học mà con người chưa biết. Từ đó làm tăng, mở rộng vốn hiểu biết của con người về những sự vật, hiện tượng đó.

- Loại văn bản thường xuất hiện phương thức biểu đạt thuyết minh: văn thuyết minh về con vật, đồ vật, thuyết minh về di tích lịch sử, địa điểm du lịch, thuyết minh về một nhân vật lịch sử hay một vấn đề khoa học...

5. Phương thức biểu đạt nghị luận

- Là việc dùng những dẫn chứng, luận điểm, luận cứ để người viết bộc lộ quan điểm cá nhân, dẫn dắt người đọc theo quan điểm, đồng tình với quan điểm của mình.

- Loại văn bản thường xuất hiện phương thức biểu đạt nghị luận: văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, nghị luận về một tư tưởng đạo lí...

6. Phương thức biểu đạt hành chính - công vụ

- Là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, hay giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan hoặc giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí 

- Loại văn bản thường xuất hiện phương thức biểu đạt hành chính - công vụ: Các nghị định của nhà nước, thông tư được ban hành, văn bản báo cáo trong các công ty, các hợp đồng thuê, mua bán, sở hữu...

Thông qua bài viết về Các phương thức biểu đạt, Cunghocvui hi vọng các bạn học sinh sẽ có thêm được kiến thức về các phương thức này để làm tốt các bài tập môn Ngữ văn. Chúc các bạn đạt được điểm cao trong học tập!

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ:

Trích từ Hạt giống tâm hồn, tập 8, NXB Tổng hợp tp. Hồ Chí Minh, 2016.

b. Bố cục: 3 phần

- Phần 1 [Từ đầu đến “không ai dám khuyên nhà vua”]: Nhà vua nổi giận và đưa ra quyết định tốn kém.

- Phần 2 [Tiếp theo đến “công sức, của cải!”]: Lời khuyên chí lý của anh người hầu.

- Phần 3 [Còn lại]: Quyết định đúng đắn của nhà vua.

c. Thể loại: truyện ngắn.

d. Phương thức biểu đạt: tự sự.

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Văn bản đã đưa ra các ý kiến khác nhau dựa trên góc nhìn khác nhau của nhà vua và người hầu. Từ đó hướng con người có cái nhìn thấu đáo trong mọi khía cạnh của đời sống.

b. Giá trị nghệ thuật

Truyện ngắn với những hình ảnh ẩn dụ biểu tượng: chân đau, con đường gập ghềnh...

Sơ đồ tư duy về đoạn trích "Góc nhìn":

Qua bài học về tác giả, tác phẩm Góc nhìn Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo gồm nội dung chính về tác giả, bố cục, tóm tắt tác phẩm, dàn ý chi tiết, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, phương thức biểu đạt sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm tác phẩm Góc nhìn.

I. Tác giả

- Tác giả: Thanh Giang dịch

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

1. Thể loại: Truyện ngắn

2. Xuất xứ: Trích Hạt giống tâm hồn, tập 8.

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4. Người kể chuyện: Ngôi kể thứ 3

5. Tóm tắt:

Ngày xưa, ở vương quốc nọ vào một ngày vị vua quyết định đi vi hành. Con đường ông đi gập ghềnh sỏi đá nên chân ông rất đau và nhức mỏi. Ông ra lệnh phải phủ da súc vật khắp các con đường trong hoàng cung. Trước việc làm vô lý và tốn kém này một người hầu khôn ngoan đã có sáng kiến là cắt những miếng da bò êm ái bao phủ quanh chân của vua. Và đó là đôi giày đầu tiên trong lịch sử ra đời.

6. Bố cục:

Đoạn 1: Từ đầu đến “không ai dám khuyên nhà vua”: Nhà vua với mong muốn quá đáng.

Đoạn 2: Còn lại: Sáng kiến thông minh của người hầu.

7. Giá trị nội dung:

- Khi gặp vấn đề khó khăn thay vì bực tức, nóng vội hay suy nghĩ thật thấu đáo rồi mới đưa ra quyết định và hành động

- Còn người không nên bó hẹp suy nghĩ và góc nhìn của mình. Cần mở rộng góc nhìn để phát hiện ra nhiều điều mới lạ có ý nghĩa.

- Ca ngợi trí khôn của con người.

8. Giá trị nghệ thuật:

- Ngôn từ giản dị dễ hiểu phù hợp với đối tượng học sinh

- Dung lượng ngắn gọn dễ truyền đạt thông điệp, ý nghĩa

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Nhà vua với mong muốn quá đáng.

- Lí do: Nhà vua muốn vi hành đến những vùng đất xa xôi nhất của đất nước nên khi trở về hoàng cung chân ông rất đau

- Vì quá bực mình: ông ra lệnh cho tất cả các con đường trong vương quốc phải được bao phủ bằng da của súc vật

→ Đây là mong muốn hết sức khó khăn và tốn kém

2. Sáng kiến thông minh của người hầu.

- Sáng kiến để nhà vua cắt miếng da bò êm ái phủ quanh đôi bàn chân mình, vậy là vua có thể đi tới bất cứ nơi đâu mà không sợ bị đau chân

- Đất nước vừa có thể tiết kiệm chi phí, công sức

- Đôi giày đầu tiên trong lịch sử ra đời

→ Sự thông minh, tư duy nhiều chiều mang lại những sáng kiến tuyệt vời.

Câu hỏi: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản

Lời giải:

Xác định phương thức biểu đạtchính của văn bản là xác định cách cốt yếu mà người viết truyền tải những thông tin, thông điệp đến với người khác. Qua đó thể hiện, bày tỏ những tình cảm, tâm tư và suy nghĩ của chính mình với những đối tượng đang đọc tác phẩm đó.

Thực ra, trong mỗi văn bản thường sử dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt. Việc vận dụng tổng hợp nhiều phương thức là đòi hỏi của chính cuộc đời, nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Tuy nhiên, trong một văn bản cụ thể, các phương thức ấy sẽ không có vị trí ngang nhau; tuỳ thuộc vào mục đích cần đạt tới, người viết sẽ xác định phương thức nào là chủ đạo.

Cùng Toploigiai tìm hiểu những kiến thức cần nắm về phương thức biểu đạt chính trong văn bản nhé.

1. Phân loại các phương thức biểu đạt

Có 6 loại phương thức biểu đạt như sau:

- Tự sự

- Miêu tả

- Thuyết minh

- Biểu cảm

- Nghị luận

- Hành chính - công vụ

2. Đặc điểm nhận dạng các phương thức biểu đạt trong văn bản

- Tự sự: là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống.

Ví dụ:

“Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì.”

[Tấm Cám]

- Miêu tả:là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.

Ví dụ:

“Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím sẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát”

[Trong cơn gió lốc, Khuất Quang Thụy]

-Biểu cảm:là một nhu cầu của con người trong cuộc sống bởi trong thực tế sống luôn có những điều khiến ta rung động [cảm] và muốn bộc lộ [biểu] ra với một hay nhiều người khác. Phương thức biểu cảm là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

Ví dụ:

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than

[Ca dao]

- Thuyết minh:là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,,…những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết.

Ví dụ:

“Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn của hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải…”

[Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000]

-Nghị luận:là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.

Ví dụ:

“Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai”

[Tài liệu hướng dẫn đội viên]

-Hành chính – công vụ:là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí [thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…]

Ví dụ:

"Điều 5.- Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà sách nhiễu nhân dân, dung túng, bao che cho cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật."

3.Viết đoạn văn dài 5-7 câu theo phương thức biểu đạt biểu cảm với chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng từ trái nghĩa.

Ai cũng có một quê hương để thương, để nhớ, để gửi gắm những cung bậc yêu thương. Với riêng tôi, tình yêu ấy tôi dành cho nơi ruộng đồng thẳng cánh cò bay, cho lũy tre làng, giếng nước, gốc đa,... Để rồi giờ đây đi xa quê tình yêu ấy luôn là nỗi nhớ túc trực trong tâm hồn tôi. Tôi khao khát có ngày trở về để được đến gần những con người đôn hậu, nghĩa tình cho thỏa mãn nỗi chờ mong. Tôi yêu quê hương tôi nhiều lắm

Video liên quan

Chủ Đề