Phương tiện giao thông đường thủy là gì

Hiện nay, giao thông đường thủy là một loại hình đã quen thuộc với mọi người. Để hiểu chi tiết về các quy định xoay quanh vấn đề giao thông đường thủy nội địa, các bạn hãy cùng Công ty Luật Everest tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đường bộ – gọi tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900 6198

Giao thông đường thủy là gì?

Giao thông là cụm từ dùng để chỉ tất cả các sự di chuyển của con người bằng các hệ thống giao thông trên cả nước. Từ đó, có thể hiểu giao thông đường thủy chính là sự di chuyển đó thực hiện trên nước. Do vậy, hiểu một cách đơn giản, giao thông đường thủy là một loại giao thông trên nước. Các dạng đường thủy mà chúng ta thường sử dụng bao gồm: sông, hồ, biển, và kênh-rạch.

Các phương tiện giao thông đường thủy hiện nay

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển về cả hàng hóa và dịch vụ thì việc vận chuyển hàng hóa và hành khách càng trở nên phổ biến rộng rãi. Đường thủy trở thanh một trong những loại hình vận tải phổ biến và chiếm 90% khối lượng hàng hóa chuyên chở hiện nay trên thế giới. Chính vì lý do đó, các phương tiện giao thông đường thủy cũng ngày càng nhiều loại xuất hiện. Dưới đây là một số phương tiện giao thông thủy nổi bật.

Du thuyền

Du thuyền là phương tiện giao thông đường thủy được sử dụng vào các thú vui, giải trí hoặc thể thao. Du thuyền có thể là thuyền hoặc tàu cỡ nhỏ, một loại chạy bằng buồm và loại còn lại chạy bằng động cơ. Du thuyền khác với các loại phương tiện giao thông đường thủy khác chủ yếu là mục đích sử dụng phục vụ cho giải trí của nó. Có rất nhiều du thuyền được trang bị một cách xa xỉ và dành cho những người giàu có do đó nó có giá khá đắt đỏ.

Tàu biển

Vận tải đường biển đang là hình thức giao thông khá phổ biển hiện nay và tàu biển là một trong những phương tiện được sử dụng nhiều nhất. Tàu biển là một loại phương tiện giao thông thủy nổi di động chuyên dùng để hoạt động trên biển
Và cụ thể hơn, theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015: Tàu biển Việt Nam là loại tàu biển đã được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển hoặc đã được cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam.

Phà

Phà là một chiếc tàu thủy dùng để hoạt động trên sông hoặc ven biển. Đây là loại giao thông đường thủy chuyên chở hành khách cùng phương tiện của họ trên những tuyến đường và lịch trình cố định. Bên cạnh việc chỉ chuyên chở người, cũng có loại phà được thiết kế để chở tàu lửa hay xe hơi. Phà là một trong những phương tiện vận tải hữu ích nối liền nhiều điểm với nhau ở những thành phố vùng sông nước và, trong nhiều trường hợp, rẻ hơn nhiều so với việc xây dựng cầu hay đường hầm. Với đặc trưng sông ngòi, kênh rạch dày đặc, phà là môt phần của hệ thống giao thông công cộng tại Việt Nam. Xuất phát từ lý do đó, phà giúp cho việc đi lại và vận chuyển giữa các địa phương dễ dàng hơn.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đường bộ – gọi tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900 6198

Sà lan

Là một loai thuyền có đáy bằng, hoạt động chủ yếu ở sông hoặc kênh đào giao thông để chở những loại hàng hóa nặng. Hầu hết các loại sà lan không có khả năng tự chạy và chúng cần được di chuyển bằng tàu lái hoặc tàu đẩy.

Hiện nay, sà lan được chia làm 2 loại:

  • Sà lan thông thường: là loại phương tiện giao thông đường thủy không thể tự di chuyển mà chúng phải được kéo hoặc đẩy bằng một tàu kéo;
  • Sà lan tự hành: là loại phương tiện có thể tự di chuyển mà không cần tàu kéo.

Xem thêm bài viết bổ ích về tàu đánh cá để trau dồi kiến thức.                                          

Các phương tiện giao thông đường thủy được ưu tiên

Có nhiều loại phương tiện hoạt động trên hệ thống giao thông đường thủy. Nhưng tùy theo tính chất và nhiệm vụ của từng loại mà thứ tự ưu tiên của chúng cũng hoàn toàn khác nhau. Điều 38 Luật Giao thông đường thủy nội địa quy định về thứ tự ưu tiên của các phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt. Cụ thể các phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt sau đây được ưu tiên đi trước khi qua âu tàu, cống, đập, cầu không mở thường xuyên, nơi có điều tiết giao thông, luồng giao nhau, luồng cong gấp, theo thứ tự:

  • Phương tiện chữa cháy là phương tiện được ưu tiên hàng đầu;
  • Tiếp đến cũng cấp thết không kém là phương tiện cứu nạn;
  • Tiếp theo là phương tiện hộ đê;
  • Kế đến làhương tiện của quân đội, công an làm nhiệm vụ khẩn cấp;
  • Và cuối cùng là phương tiện, đoàn phương tiện có công an hộ tống hoặc dẫn đường.

Tất cả các tín hiệu của phương tiện khi tham gia giao thông đường thủy nội địa

Tín hiệu của phương tiện khi tham gia giao thông đường thủy dùng để thông báo tình trạng hoạt động của phương tiện bao gồm âm hiệu và đèn hiệu.

Các quy định về tín hiệu của phương tiện giao thông đường thủy nội địa được quy định cụ thể từ Điều 45 đến Điều 68 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, sửa đổi, bổ sung 2014.

  • Tín hiệu điều động: được sử dụng khi cần đổi hướng đi sang trái, sang phải hoặc chạy lùi;
  • Âm hiệu thông báo: dùng để thông báo tình trang của phương tiện như xin đường, cập bến, rời bến…;
  • Âm hiệu khi tầm nhìn bị hạn chế: thông báo việc phương tiện đi chậm hay đã dừng máy nhưng còn di chuyển theo quán tính hoặc phương tiện đã dừng lại;  

Xem thêm bài viết bổ ích về phương tiện giao thông đường thủy tàu container.

Ngoài ra, tùy vào đặc điểm và loại phương tiện, sẽ có thêm các tín hiệu riêng như sau:

  • Tín hiệu trên đoàn lai kéo
  • Tín hiệu trên đoàn lai áp mạn;
  • Tín hiệu trên đoàn lai đẩy;
  • Tín hiệu trên đoàn lai hỗn hợp;
  • Tín hiệu trên phương tiện bị mất chủ động;
  • Tín hiệu trên phương tiện neo;
  • Tín hiệu của phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ hoặc của phương tiện bị mắc cạn trên luồng;
  • Tín hiệu của phương tiện có động cơ dùng để chở khách;
  • Tín hiệu của phương tiện dùng chở hàng nguy hiểm;
  • Tín hiệu trên tài cá;
  • Tín hiệu của phương tiện có người bị ngã xuống nước;
  • Tín hiệu của phương tiện có yêu cầu cảnh sát, thanh tra giao thông đường thủy nội địa hỗ trợ;
  • Tín hiệu của phương tiện có chở người, súc vật bị dịch bệnh;
  • Tín hiệu của phương tiện bị nạn có yêu cầu cấp cứu;
  • Tín hiệu của phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt;
  • Tín hiệu của phương tiện đưa đón hoa tiêu.

Bên cạnh các tín hiệu của phương tiện giao thông đường thủy còn có tín hiệu để báo trạm kiểm soát, phương tiện tuần tra, kiểm soát giao thông và tín hiệu dùng để gọi phương tiện để kiểm soát giao thông.

Tai nạn đường thủy – Tổn thất nghiêm trọng về người và của

Theo quy định tại khoản 29 Điều 3 Luật giao thông đường thủy nội địa 2004, sửa đổi, bổ sung 2014: Tai nạn đường thủy là các tai nạn xảy ra trên đường thủy nội địa, trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa. Nguyên nhân có thể xuất phát từ đâm va hoặc sự cố liên quan đến phương tiện, tàu biển, tàu cá. Tai nạn giao thông đường thủy thường gây thiệt hại về người, tài sản, cản trở hoạt động giao thông hoặc gây ô nhiễm môi trường.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đường bộ – gọi tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900 6198

Trong thời gian gần đây, khi tai nạn giao thông đường bộ và đường sắt có xu hướng giảm cả ba tiêu chí thì vấn đề đáng báo động là các vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa lại bất ngờ gia tăng.

Điều này xuất phát từ tác động tiêu cực của mùa mưa bão, thủy văn gây ra đối với giao thông thủy và việc buông lỏng quản lý. Bên cạnh đó, việc chế tài xử phạt các hành vi vi phạm an toàn giao thông đường thủy chưa đủ sức răn đe cũng được xem là gốc rễ của tình trạng này.

Theo thống kê, trong chín tháng năm nay, lĩnh vực đường thủy nội địa xảy ra 50 vụ tai nạn làm chết 40 người, bị thương năm người. So với số liệu cùng kỳ năm trước, tai nạn tăng bảy vụ, tăng 21 người chết và giảm hai người bị thương. Chính những con số đã cho thấy, tình hình tai nạn giao thông ở lĩnh vực đường thủy đang diễn biến xấu ở mức báo động, nghiêm trọng hơn trước, gây thiệt hại lớn về tính mạng con người. Bên cạnh đó, tai nạn đường thủy cũng gây ra thiệt hại không nhỏ về tài sản.

Nguyên nhân của các vụ tai nạn là do vi phạm quy tắc tránh vượt, chở quá tải trọng, quá số người cho phép, thiếu trang thiết bị an toàn. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hành quy định pháp luật của các cá nhân tham gia giao thông chưa cao. Điều này làm cho tàu, ghe luôn tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn. Bởi một con tàu có sức chịu đựng khoảng 10 người, nhưng người lái tàu lại chở quá tải lên 20 hoặc 30 người, thì rõ ràng sức chịu đựng của con tàu quá giới hạn. 

Người tham gia giao thông cần được nâng cao ý thức pháp luật để góp phần giảm thiểu thực trang tai nạn giao thông đường thủy như hiện nay.

Tìm hiểu thêm các vấn đề về kiến thức Luật đường bộ.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .

Video liên quan

Chủ Đề