Pin xe điện VinFast bao nhiêu vol?

Cũng trong buổi xuất xưởng và bàn giao những chiếc VF e34 đầu tiên tới tay khách hàng, VinFast đã mở tham quan khu vực sản xuất pin cho xe điện. Được biết, VinFast đã hợp tác với nhiều đối tác nước ngoài để sở hữu công nghệ, tự sản xuất pin ngay tại Việt Nam.

Pin trên một chiếc ô tô điện như VinFast VF e34 là cấu phần đắt nhất trên xe, chiếm tới 30% giá thành, theo công bố của VinFast. Pin lắp trên chiếc VF e34 là loại lithium-ion đắt tiền.

Bên trong lõi của một tấm pin là rất nhiều các chi tiết nhỏ, từ các cell pin, bệ đỡ cell pin, bộ phận tản nhiệt... Các chi tiết này sau đó được ráp lại với nhau tạo thành bộ pin hoàn chỉnh.

Vỏ ngoài cùng của khối pin có hai phần. Phần dưới cùng là khay để pin [housing]. Khay này được chia thành nhiều khoang nhỏ để các khối pin vào trong.

Trên housing có dán cảnh báo nguy hiểm và các chỉ dẫn an toàn.

Robot lắp các khối pin vào trong housing.

Một tấm vỏ bên trên được đậy lại tạo thành khối pin hoàn chỉnh.

Pin lithium-ion của VF e34 đạt chuẩn chống nước IP67, chịu được ngập tới 1 mét trong 30 phút. Pin có dung lượng 42 kW. Với chế độ sạc thường, pin này mất 8-10 tiếng để sạc đầy, công suất sạc ở mức 3,3 kW. Sau khi sạc đầy, xe có thể di chuyển khoảng 285 km. Nếu sạc nhanh, pin chỉ cần sạc 18 phút là đủ cung cấp năng lượng để di chuyển khoảng 180 km.

Pin được đặt dưới sàn xe, có cơ chế bảo vệ 3 vòng chống rò điện bằng phần mềm, phần cứng và chống quá dòng quá nhiệt theo tiêu chuẩn. Khối pin này có thể hoạt động trong điều kiện nhiệt độ từ -40 độ C đến 80 độ C mà chất lượng không bị ảnh hưởng.

Theo khuyến cáo của VinFast, pin sẽ có dấu hiệu bị chai, giảm dần khả năng hoạt động còn 70% sau khoảng 1.000 chu kỳ sạc. Khi đó, người dùng có thể mang xe đến xưởng dịch vụ để thay pin miễn phí.

Lithium-ion là loại pin phổ biến trên các dòng xe máy điện. Tùy vào thành phần cấu tạo, pin Lithium-ion được chia thành 4 loại chính: NMC [Nickel Manganese Cobalt], NCA [Nickel, Cobalt, Aluminium Oxide], LMO [Lithium Manganese Cobalt Oxide] và LFP [Lithium Ferrous Phosphate]. Trong đó, LFP là loại không sử dụng kim loại hiếm như niken, mangan hay coban.

Pin LFP trên các mẫu xe máy điện mới của VinFast. Ảnh: VinFast.

LFP là một trong những dòng pin có tuổi thọ cao, khả năng ổn định nhiệt tốt. Theo công bố của VinFast, pin LFP có khả năng tiếp nhận đến 70% dung lượng sau khoảng 2.000 lần sạc và xả. "Điện áp cấp từ pin ít bị thay đổi theo dung lượng, nên xe sẽ không bị giới hạn tốc độ khi dung lượng pin còn thấp", đại diện hãng nói. "Nhiệt độ hoạt động của loại pin này khoảng 70 độ C, phù hợp với thời thiết Việt Nam".

Ưu điểm thứ hai của pin LFP là an toàn và thân thiện môi trường. LiFePo4 – thành phần hóa chất chính của pin LFP có đặc tính bền, khó bị đốt cháy ở nhiệt độ cao. Các vật liệu cấu thành cho pin này gồm: sắt, than chì, phốt-phát có thể tái chế, giảm tác động đến môi trường.

Cuối cùng, chi phí sản xuất thấp là yếu tố khiến VinFast trang bị pin LFP trên các mẫu xe thế hệ mới. LFP có giá rẻ hơn pin NMC hay NCA bởi không phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu khan hiếm như coban hoặc niken, thay vào đó là vật liệu sắt, than chì.

Mẫu xe máy điện mới trong lễ ra mắt của VinFast. Ảnh: Lương Dũng.

Những ưu điểm của dòng pin này được VinFast thể hiện qua thông số của các mẫu xe máy điện mới. Klara S 2022 có tầm di chuyển gần 200 km sau mỗi lần sạc đầy. Con số này ở phiên bản cũ là 120 km. Việc bố trí pin LFP ở gầm hứa hẹn mở rộng không gian cốp.

Ngoài ra, VinFast đang thúc đẩy hợp tác với các đối tác hàng đầu thế giới, để nghiên cứu, phát triển công nghệ tiên tiến hơn như: trạm sạc siêu nhanh, pin 100% thể rắn, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường... để vươn ra thị trường quốc tế trong tương lai.

Chủ Đề