Quản lý chất thải rắn sinh hoạt là gì năm 2024

Theo Công văn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân; triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2024.

Quản lý chất thải rắn trong sinh hoạt là một trong những nội dung quan trọng được quy định trong Luật BVMT năm 2020, với 6 Điều [từ Điều 75 – 80] quy định cụ thể các nội dung: Phân loại, lưu giữ, chuyển giao; Điểm tập kết, trạm trung chuyển; Thu gom, vận chuyển; Xử lý chất thải rắn sinh hoạt [CTRSH]; Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý; Xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp nhằm thúc đẩy người dân phân loại, giảm thiểu CTRSH phát sinh tại nguồn. Đồng thời, quy định trách nhiệm của Bộ TN&MT, UBND các cấp, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong việc quản lý CTRSH.

– Về phân loại, lưu giữ, chuyển giao CTRSH

Điều 75 của Luật quy định: CTRSH phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; Chất thải thực phẩm; CTRSH khác. Đối với hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng CTRSH sau khi thực hiện phân loại phải lưu giữ vào các bao bì riêng theo từng loại và chuyển giao cho các tổ chức cá nhân có chức năng tương ứng; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi… Đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh CTRSH sau khi thực hiện phân loại phải thực hiện quản lý như sau: Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi; Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng; tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; Chất thải thực phẩm nếu không được tận dụng làm thức ăn chăn nuôi hoặc làm phân bón hữu cơ phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH; CTRSH khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH.

– Đối với thu gom, vận chuyển CTRSH

Khoản 3 Điều 77 Luật BVMT năm 2020 nhấn mạnh, cơ sở thu gom, vận chuyển CTRSH có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã, cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư trong việc xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom CTRSH và công bố rộng rãi. Đồng thời có quyền từ chối thu gom, vận chuyển CTRSH của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của CTRSH khác theo quy định.

– Về chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH

Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại riêng thì không phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý. Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế và chất thải thực phẩm nếu không được phân loại thì phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý như đối với CTRSH khác. Như vậy, những tổ chức, cá nhân không thực hiện phân loại sẽ phải trả chi phí cao hơn so với những tổ chức, cá nhân thực hiện việc phân loại theo quy định.

UBND cấp tỉnh quy định chi tiết về quản lý CTRSH của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; quy định giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH; quy định cụ thể hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại.

Một điểm mới trong Luật BVMT năm 2020 là không khuyến khích cơ sở xử lý CTRSH có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu trên địa bàn cấp xã; không khuyến khích sử dụng công nghệ chôn lấp CTRSH, trừ trường hợp đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Bên cạnh đó, quy định Nhà nước ưu đãi về thuế, phí, vay vốn đối với các hoạt động xây dựng cơ sở tái chế, xử lý CTRSH. Việc này sẽ giúp thúc đẩy các hoạt động xã hội hóa trong công tác quản lý CTRSH hiện nay, đặc biệt là thu hút các nhà đầu tư tham gia công tác thu gom, xử lý CTRSH với công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường./.

Theo quy định trên, chất thải rắn sinh hoạt, còn gọi là rác thải sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.

Chất thải rắn sinh hoạt [Hình từ Internet]

Cơ sở sản xuất phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dưới 300 kg trong ngày có được miễn đăng ký môi trường không?

Cơ sở sản xuất phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dưới 300 kg trong ngày có được miễn đăng ký môi trường không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:

Đối tượng được miễn đăng ký môi trường
1. Dự án đầu tư, cơ sở quy định tại điểm a khoản 2 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường.
2. Dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dưới 300 kg/ngày được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương; hoặc phát sinh nước thải dưới 05 m3/ngày, khí thải dưới 50 m3/giờ được xử lý bằng công trình thiết bị xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương.
3. Danh mục dự án đầu tư, cơ sở được miễn đăng ký môi trường quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Nghị định này.

Theo quy định trên, dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dưới 300 kg/ngày được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương; hoặc phát sinh nước thải dưới 05 m3/ngày, khí thải dưới 50 m3/giờ được xử lý bằng công trình thiết bị xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương thì được miễn đăng ký môi trường.

Như vậy, cơ sở sản xuất chỉ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dưới 300 kg/ngày được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương thì được miễn đăng ký môi trường.

Cơ sở sản xuất phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dưới 300 kg trong ngày được lựa chọn hình thức quản lý chất thải rắn sinh hoạt như thế nào?

Cơ sở sản xuất phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dưới 300 kg trong ngày được lựa chọn hình thức quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của cơ quan, tổ chức, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp
1. Cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải từ hoạt động sinh hoạt, văn phòng với tổng khối lượng dưới 300 kg/ngày được lựa chọn hình thức quản lý chất thải rắn sinh hoạt như hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường hoặc quản lý theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho các đối tượng sau:
a] Cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển do chính quyền địa phương lựa chọn theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường;
b] Cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này nhưng có hợp đồng chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho cơ sở vận chuyển do chính quyền địa phương lựa chọn theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường;
c] Cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này nhưng có hợp đồng chuyển giao với cơ sở tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy định tại điểm d khoản này;
d] Cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Bảo vệ môi trường;
đ] Cơ sở xử lý do chính quyền địa phương lựa chọn theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Bảo vệ môi trường. Việc vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trong trường hợp này phải bằng phương tiện vận chuyển đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
e] Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản hoặc sản xuất phân bón phù hợp đối với chất thải thực phẩm.
...

Như vậy, cơ sở sản xuất phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dưới 300 kg trong ngày được lựa chọn hình thức quản lý chất thải rắn sinh hoạt như hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020 hoặc quản lý theo quy định tại khoản 2 nêu trên.

Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt là gì?

Chất thải rắn sinh hoạt là loại chất thải thể rắn được tạo ra từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người. Chất thải sinh hoạt tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, trong đó chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt. Các loại chất thải này thường bao gồm những sản phẩm, thực phẩm, vật liệu quen thuộc với cuộc sống hàng ngày.

Rác thải sinh hoạt là rác gì?

* Khái niệm rác thải sinh hoạt là gì: là chất thải bao gồm mọi thứ mà con người không còn sử dụng tới, có ý định vứt đi hoặc loại bỏ. Chất thải có thể ở dạng rắn [rác thải], lỏng [nước thải] hoặc khí [khí thải].

1m3 rác thải sinh hoạt bao nhiêu kg?

+ Nhóm 3: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh > 420 kg/tháng [420 kg ≈ 1m3].

Chất thải rắn không nguy hại là gì?

Chất thải từ các cơ sở công cộng, dịch vụ là các chất thải rắn không nguy hại khác, không bị phân hủy thối rữa hoặc có thể ít bị phân hủy thối rữa, như giấy và các sản phẩm giấy đã qua sử dụng, đồ nhựa, chai lọ thủy tinh, kim loại, gốm sứ, đất cát, sỏi, bụi đất … được thu gom từ các khu vực công cộng [như bãi tắm, công ...

Chủ Đề