Quy định mới về xử phạt học sinh

Ngày 22/01/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 04/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính [XPVPHC] trong lĩnh vực giáo dục, gồm 4 chương, 42 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/3/2021 và thay thế Nghị định số 138/2013/ NĐ-CP. Một số nội dung của Nghị định như sau:

1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng:

Nghị định quy định về hành vi VPHC, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi VPHC, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực giáo dục; áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi VPHC trên lãnh thổ Việt Nam.

Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức [CBCCVC] thực hiện VPHC trong lĩnh vực giáo dục khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, thì không bị xử phạt theo Nghị định này mà bị xử lý theo pháp luật về CBCCVC. Cơ quan nhà nước thực hiện vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao trong lĩnh vực giáo dục, thì không bị xử phạt theo Nghị định này mà bị xử lý theo pháp luật có liên quan.

2. Hình thức xử phạt và mức tiền phạt trong lĩnh vực giáo dục

- Hình thức xử phạt chính gồm: cảnh cáo; phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức là 100 triệu đồng. Mức phạt tiền quy định tại Chương II áp dụng đối với hành vi VPHC của tổ chức, trừ quy định tại khoản 5 Điều 9, khoản 2 Điều 11, khoản 1 và các điểm a, b, c, d, e khoản 3 Điều 14, điểm b khoản 3 Điều 21, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 29 là mức phạt tiền đối với hành vi VPHC của cá nhân. Cùng một hành vi VPHC, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức.

- Hình thức xử phạt bổ sung gồm: tịch thu tang vật, phương tiện VPHC; trục xuất; đình chỉ hoạt động có thời hạn.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý VPHC, hành vi VPHC trong lĩnh vực giáo dục còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc hủy bỏ văn bản đã ban hành không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật; buộc hủy bỏ sách, giáo trình, bài giảng, tài liệu, thiết bị dạy học; buộc tổ chức kiểm tra, đánh giá lại kết quả của người học; buộc bảo đảm quyền lợi của thí sinh; buộc trả lại hồ sơ, giấy tờ của người học; buộc trả lại số tiền đã thu và chịu mọi chi phí tổ chức trả lại; buộc hủy bỏ phôi văn bằng, chứng chỉ; buộc hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ; buộc hủy bỏ kết quả công nhận đánh giá hoặc kết quả kiểm định chất lượng giáo dục; buộc dạy đủ số tiết, khối lượng học tập hoặc bố trí dạy đủ số tiết, khối lượng học tập; buộc đảm bảo điều kiện an toàn về cơ sở vật chất trường, lớp học; buộc hủy bỏ quyết định kỷ luật và khôi phục quyền học tập của người học; buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền đã chi sai; buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể; buộc trả lại các khoản chi không đúng quy định từ nguồn vận động tài trợ…

3. Một số hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả:

- Các hành vi vi phạm quy định về hoạt động tuyển sinh:

+ Vi phạm quy định về tổ chức tuyển sinh: Công bố chỉ tiêu tuyển sinh vượt số lượng theo quy định; không thực hiện đúng quy trình tuyển sinh quy định: phạt tiền từ 20-30 triệu đồng. Không công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với ngành đào tạo có quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào; thực hiện tuyển sinh không đúng đề án tuyển sinh đã công bố: phạt tiền từ 30-40 triệu đồng.

+ Vi phạm quy định về đối tượng tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh: tùy theo trường hợp và số lượng thí sinh tuyển sinh sai, tuyển sinh vượt chỉ tiêu, có thể bị phạt tiền từ 1-100 triệu đồng; đình chỉ hoạt động tuyển sinh có thời hạn; buộc khắc phục hậu quả.

- Các hành vi vi phạm quy định về thời lượng, nội dung, chương trình, đào tạo liên thông, liên kết:

+ Vi phạm quy định về thời lượng, nội dung, chương trình giáo dục, như:  không lập đủ hồ sơ, sổ sách theo quy định hoặc không sử dụng thiết bị dạy học đã được trang bị theo quy định; không dạy đủ số tiết hoặc khối lượng học tập trong chương trình giáo dục của một học phần hoặc môn học; không bố trí dạy đủ số tiết hoặc khối lượng học tập trong chương trình giáo dục; giảng dạy chương trình giáo dục của nước ngoài không đúng theo chương trình trong hồ sơ cấp phép…: tùy hành vi và trường hợp vi phạm, có thể bị xử phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 50 triệu đồng; xử phạt bổ sung; buộc khắc phục hậu quả.

+ Tự chủ mở ngành, chuyên ngành đào tạo khi chưa đủ một trong các điều kiện theo quy định; gian lận để được cho phép mở ngành, chuyên ngành đào tạo; không đảm bảo duy trì một trong các điều kiện đã được mở ngành, chuyên ngành đào tạo: phạt tiền từ 20-40 triệu đồng; buộc khắc phục hậu quả theo quy định.

+ Liên kết đào tạo khi chưa có văn bản cho phép thực hiện liên kết đào tạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tự chủ liên kết đào tạo khi chưa bảo đảm điều kiện theo quy định: phạt tiền từ 10-60 triệu đồng; buộc khắc phục hậu quả.

- Các hành vi vi phạm quy định về thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập:

+ Gây rối hoặc đe dọa dùng vũ lực ngăn cản người dự thi và người tổ chức thi, thanh tra thi, coi thi, chấm thi, phục vụ thi; thông tin sai sự thật về kỳ thi: phạt tiền từ 8-12 triệu đồng; buộc cải chính thông tin sai sự thật.

+ Vào khu vực tổ chức thi, chấm thi khi không được phép; mang tài liệu, thông tin, vật dụng không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi: phạt tiền từ 1-2 triệu đồng.

+ Làm bài hộ thí sinh; trợ giúp thí sinh làm bài: phạt tiền từ 2-6 triệu đồng.

+ Đánh tráo bài thi: phạt tiền từ 8-12 triệu đồng.

+ Tổ chức chấm thi sai quy định: phạt tiền từ 12-14 triệu đồng.

+ Thi thay hoặc thi kèm người khác hoặc nhờ người khác làm bài hộ hoặc thi thay, thi kèm: phạt tiền từ 14-16 triệu đồng.

Ngoài ra, một số hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

+ Vi phạm quy định về tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học: phạt tiền từ 2-15 triệu đồng; buộc tổ chức kiểm tra, đánh giá lại kết quả của người học.

- Các hành vi vi phạm quy định về tư vấn du học: bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng; một số trường hợp còn bị đình chỉ hoạt động tư vấn du học từ 3-6 tháng; buộc cải chính thông tin sai sự thật; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc trả lại số tiền đã thu.

- Các hành vi vi phạm quy định đối với nhà giáo, người học:

+ Sử dụng nhà giáo không đủ điều kiện, tiêu chuẩn: tùy theo loại hình cơ sở giáo dục, đào tạo, bị xử phạt từ  5-50 triệu đồng.

+ Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong cơ sở giáo dục: phạt tiền từ 5-10 triệu đồng; buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm.

+ Vi phạm về chính sách đối với nhà giáo: phạt tiền từ 10-15 triệu đồng.

+ Vi phạm quy định về quản lý hồ sơ người học: phạt tiền từ 5-15 triệu đồng; buộc khắc phục hậu quả.

+ Kỷ luật người học không đúng quy định: phạt tiền từ 5-10 triệu đồng; buộc hủy bỏ quyết định kỷ luật và khôi phục quyền học tập của người học.

 + Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học: phạt tiền từ 5-10 triệu đồng; buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm.

+ Vi phạm về chính sách đối với người học: phạt tiền từ 10-15 triệu đồng.

- Các hành vi vi phạm quy định về cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính và các  điều kiện đảm bảo chất lượng:

+ Vi phạm quy định về mua sắm, tiếp nhận, sử dụng sách, giáo trình, bài giảng, tài liệu, thiết bị dạy học: phạt tiền từ 30-50 triệu đồng; buộc hủy bộ sách, giáo trình, bài giảng, tài liệu, thiết bị dạy học vi phạm.

+ Vi phạm quy định về vận động tài trợ trong cơ sở giáo dục: phạt tiền từ 5-20 triệu đồng; buộc trả lại các khoản chi không đúng quy định từ nguồn vận động tài trợ.

+ Vi phạm quy định về thu, chi tài chính của cơ sở giáo dục:

. Vi phạm quy định về chi không đúng quy định đối với các khoản chi thực hiện kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước được thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước.

. Thu các khoản không đúng quy định của cấp có thẩm quyền: phạt tiền từ 10-20 triệu; buộc trả lại số tiền đã thu; trường hợp không thể thực hiện được biện pháp khắc phục hậu quả trả lại số tiền đã thu thì tịch thu số tiền thu được để sung vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

. Chi không đúng quy định của cấp có thẩm quyền đối với các khoản chi không thuộc ngân sách nhà nước: phạt tiền từ 10-20 triệu đồng; buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền đã chi sai.

+ Không bảo đảm điều kiện an toàn về cơ sở vật chất trường, lớp học theo các quy định pháp luật hiện hành về tiêu chuẩn cơ sở vật chất của trường, lớp học: phạt tiền từ 10-20 triệu đồng; buộc đảm bảo điều kiện an toàn theo quy định.

+ Báo cáo kết quả đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục hoặc chương trình giáo dục không đúng thực tế: phạt tiền từ 15-20 triệu đồng.

                                                                Đặng Phụng - Sở Tư pháp

Chép phạt - một hình thức kỷ luật phổ biến đối với các học sinh hiện nay, nhưng liệu có được công nhận trong các quy định mới về kỷ luật học sinh.

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường tiểu học [có hiệu lực từ 20/10/2020] và Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông [có hiệu lực từ 01/11/2020]. 

Theo quy định mới, giáo viên có được bắt học sinh chép phạt? [Ảnh minh họa]


Hai văn bản mới này quy định về các hình thức kỷ luật đối với học sinh các cấp như sau:

Đối với học sinh tiểu học

Học sinh có khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện và các phong trào thi đua, tuỳ theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp kỉ luật:

- Nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn;

- Thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

Giáo viên không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.

Đối với học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông

Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:

- Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.

- Khiến trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

- Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Như vậy có thể thấy, trong các hình thức kỷ luật nêu trên, không có hình thức kỷ luật nào là chép phạt. Do đó, giáo viên bắt học sinh chép phạt là không đúng với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trước đây, Điều lệ trường tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT quy định học sinh tiểu học bị kỷ luật bằng các hình thức: Nhắc nhở, phê bình và Thông báo với gia đình.

Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT cũng quy định 04 hình thức kỷ luật với học sinh các cấp học này, gồm: Phê bình trước lớp, trước trường; Khiển trách và thông báo với gia đình; Cảnh cáo ghi học bạ; Buộc thôi học có thời hạn.

Theo đó, hình thức kỷ luật là chép phạt cũng không hề được quy định.

>> Giáo viên tiểu học cần biết 7 quy định mới này trước 20/10/2020

Video liên quan

Chủ Đề