Quy định nhãn hàng hóa đối với vàng trang sức

+ Bước 1: Doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

+ Bước 2: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố xem xét, thẩm định hồ sơ, kiểm tra kết quả thực tế cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ của doanh nghiệp.

+ Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố cấp hoặc từ chối cấp [có văn bản ghi rõ lý do] Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

- Cách thức thực hiện:

+ Nộp trực tiếp;

+ Qua đường bưu điện.

- Thành phần hồ sơ:

Bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu các văn bản, tài liệu sau:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ [mẫu theo Phụ lục 1 Thông tư 16/2012/TT-NHNN]

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và tài liệu chứng minh doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ theo quy định của pháp luật.

+ Văn bản hoặc tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm sản xuất.

+ Bản kê khai về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

+ Bản kế hoạch dự kiến thực hiện quy định của pháp luật về quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường, trong đó có việc thực hiện quy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn hàng hóa đối với vàng trang sức, mỹ nghệ [theo mẫu tại Phụ lục 1a Thông tư 38/2016/TT-NHNN].

- Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: doanh nghiệp kinh doanh vàng có nhu cầu sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ hoặc văn bản từ chối cấp Giấy Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ .

- Lệ phí: không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ [Phụ lục số 1 Thông tư 16/2012/TT-NHNN].

+ Bản kế hoạch thực hiện quy định về quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường [phụ lục 1a Thông tư 38/2015/TT-NHNN]

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

+ Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Ngày có hiệu lực 25/5/2012.

+ Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc NHNN hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Ngày có hiệu lực 10/7/2012.

+ Thông tư số 38/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Thống đốc NHNN hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Ngày có hiệu lực 15/02/2016.

Hoạt động sản xuất vàng bạc trang sức là một trong các hoạt động kinh doanh cần đáp ứng điều kiện mà luật định. Các cơ sở sản xuất vàng bạc trang sức muốn hoạt động cần làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng bạc trang sức theo quy định. Hãy cùng NPLAW tìm hiểu các quy định liên quan đến hoạt động sản xuất vàng bạc trang sức này nhé!

I. Thực trạng hoạt động sản xuất vàng bạc trang sức hiện nay

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng phải tuân thủ các quy định của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nhằm đảm bảo đo lường, chất lượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng; vàng trang sức, mỹ nghệ; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và doanh nghiệp kinh doanh chân chính. Ngân hàng Nhà nước [NHNN] là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý hoạt động kinh doanh vàng, nhằm mục tiêu phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng trong nước.

Thực tế vẫn còn nhiều sai phạm trong hoạt động sản xuất vàng bạc trang sức như: không đảm bảo tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa; vi phạm chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ;... Theo Trang thông tin điện tử Khoa học và Công nghệ ngày 11/06/2021, tại Yên Bái đã tổ chức thanh tra kiểm tra các sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ của các doanh nghiệp đang kinh doanh, sản xuất vàng bạc trang sức. Trong quá trình kiểm tra, Đoàn thanh tra đã phát hiện có 05/20 [chiếm 25%] doanh nghiệp có hành vi vi phạm: kinh doanh hàng hóa không ghi đủ các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa. Đoàn thanh tra đã tiến hành lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, Chánh thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra đã ban hành 05 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, hình thức phạt tiền với tổng số tiền là 12,5 triệu đồng và yêu cầu các cơ sở có hành vi vi phạm thu hồi hàng hóa vi phạm về nhãn để khắc phục theo đúng quy định của pháp luật, trước khi lưu thông số hàng hóa nói trên. Đến nay các cơ sở vi phạm đã nghiêm túc chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính và các yêu cầu, kiến nghị của Đoàn thanh tra.

Không chỉ Yên Bái mà các địa phương khác cũng cần tổ chức thanh tra chuyên ngành về đo lường trong kinh doanh vàng; về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa trong sản xuất, kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ; kịp thời chấn chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng bạc trang sức theo quy định của pháp luật. Góp phần ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật, gian lận trong kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ, làm lành mạnh hoá thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, cũng như các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

II. Sản xuất vàng bạc trang sức được hiểu như thế nào?

1. Sản xuất vàng bạc trang sức là gì?

Pháp luật hiện nay không có quy định cụ thể khái niệm của sản xuất vàng bạc trang sức. Tuy nhiên, tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 24/2012/NĐ-CP có đề cập đến sản xuất vàng bạc trang sức như sau: “Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.”

Theo đó, hoạt động sản xuất vàng bạc trang sức là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

2. Mã ngành, nghề sản xuất vàng bạc trang sức được quy định như thế nào?

Căn cứ Phụ lục I Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ thì sản xuất vàng bạc trang sức thuộc sản xuất đồ kim hoàn và các chi tiết có liên quan có mã ngành, nghề là 3211 - 32110: Sản xuất đồ kim hoàn và chi tiết liên quan.

III. Điều kiện để kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất vàng bạc trang sức

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 24/2012/NĐ-CP thì điều kiện để hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất vàng bạc trang sức phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

IV. Hồ sơ, trình tự thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng bạc trang sức, mỹ nghệ

Hồ sơ, trình tự thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng bạc trang sức, mỹ nghệ được thực hiện theo Thông tư 16/2012/TT-NHNN, cụ thể:

1. Hồ sơ cần chuẩn bị

Theo Điều 8 Thông tư 16/2012/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 03/2017/TT-NHNN và khoản 5 Điều 1 Thông tư 24/2022/TT-NHNN quy định hồ sơ cần chuẩn bị để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng bạc trang sức, mỹ nghệ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
  • Văn bản hoặc tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm sản xuất; bản kê khai về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ

2. Trình tự, thủ tục thực hiện

Căn cứ Điều 16 Thông tư 16/2012/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 24/2022/TT-NHNN quy định trình tự thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng bạc trang sức, mỹ nghệ được tiến hành như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, có thể tham khảo mục 1 Phần IV bài viết này.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp có nhu cầu nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 [một] bộ hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 3: Nhận kết quả

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố cấp hoặc từ chối cấp [ghi rõ lý do] Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

V. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về sản xuất vàng bạc trang sức

1. Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng bạc trang sức, mỹ nghệ tại đâu?

Căn cứ khoản 1 Điều 16 Thông tư 16/2012/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 24/2022/TT-NHNN quy định: Doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và doanh nghiệp có thay đổi liên quan đến nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc qua dịch vụ bưu chính 01 bộ hồ sơ quy định tại Điều 8, Điều 8a Thông tư này.

Như vậy, doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng bạc trang sức, mỹ nghệ tại Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc qua dịch vụ bưu chính.

2. Cơ sở sản xuất vàng bạc trang sức có cần phải đăng ký kinh doanh khi sản xuất hay không?

Theo điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, trong đó doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức cần đáp ứng điều kiện là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Như vậy, cơ sở sản xuất vàng bạc trang sức cần phải đăng ký kinh doanh.

3. Khi sản xuất vàng bạc trang sức, mỹ nghệ thì cơ sở sản xuất có trách nhiệm gì?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ bao gồm:

  • Thực hiện đóng mã ký hiệu và hàm lượng vàng trên sản phẩm, công bố tiêu chuẩn áp dụng, khối lượng của sản phẩm theo quy định pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm đã công bố do doanh nghiệp sản xuất.
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm do doanh nghiệp thuê gia công.
  • Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ.
  • Có phương án bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.
  • Bảo đảm duy trì các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 24/2012/NĐ-CP.
  • Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

4. Người nước ngoài có được phép kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, gia công, vàng bạc trang sức, mỹ nghệ hay không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ thì doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

Theo quy định trên không cấm người nước ngoài hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, tuy nhiên nếu người nước ngoài muốn hoạt động trong lĩnh vực này thì phải thành lập doanh nghiệp theo quy định trên và pháp luật về doanh nghiệp.

Đồng thời, căn cứ theo Điều 7 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về hoạt động gia công vàng trang sức, mỹ nghệ như sau: “Cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp được thực hiện gia công cho doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và phải có đăng ký gia công vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”

Theo đó, đối với hoạt động này người nước ngoài có thể thực hiện gia công cho các doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và phải có đăng ký gia công vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

5. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng bạc trang sức, mỹ nghệ có phức tạp không? Thời gian thực hiện trong bao lâu?

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng bạc trang sức, mỹ nghệ được quy định tại Điều 16 Thông tư 16/2012/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 24/2022/TT-NHNN, quý độc giả có thể tham khảo phần IV bài viết này. Thủ tục không quá phức tạp, tuy nhiên cần có thời gian.

Căn cứ khoản 3 Điều 16 Thông tư 16/2012/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 24/2022/TT-NHNN quy định trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố cấp hoặc từ chối cấp [ghi rõ lý do] Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

VI. Dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục liên quan đến sản xuất vàng bạc trang sức

Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề luật, tham gia tư vấn và hỗ trợ thực hiện các thủ tục liên quan đến sản xuất vàng bạc trang sức. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú [NPLAW] là một trong những công ty Luật uy tín, với kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực pháp lý, cam kết tư vấn, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chất lượng dịch vụ tốt với mức phí phù hợp. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, làm việc tận tâm, nhiệt tình, giúp bạn đưa ra được cách giải quyết tốt nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.

Trên đây là bài viết tham khảo về hoạt động sản xuất vàng bạc trang sức, hy vọng sẽ giúp bạn có những kiến thức pháp lý hữu ích. Bạn còn vướng mắc cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ ngay NPLAW để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Chủ Đề