Quy định về phòng học bộ môn Tin học

Để học sinh, sinh viên có một môi trường học tập môn tin học tốt nhất thì nhà trường đã thiết kế ra các phòng học tin học khoa học, hiện đại và tiên tiến nhất. Đây là yêu cầu chung khi thiết kế phòng học tin học trong năm 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.

Để hiểu thêm về điều kiện cần thiết của một phòng học, có thể xem thông tin tại: Một phòng học đạt chuẩn cần điều kiện gì?

Giới thiệu chung về phòng học tin học

Phòng học tin học là phòng học được thiết kế để dành riêng cho bộ môn tin học. Trong phòng học sẽ được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cơ bản như bàn ghế, máy tính, máy chiếu,…để phục vụ tốt nhất cho việc học của học sinh, sinh viên.

Yêu cầu chung của phòng học tin học

Thiết kế phòng học tin học phải đảm bảo được an toàn cho học sinh, sinh viên. Ngoài ra nó còn phù hợp với yêu cầu giáo dục và tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.

Yêu cầu về số phòng

Số phòng học tin học sẽ được xây dựng theo số lớp học. Không nhất thiết mỗi lớp phải có một phòng học tin học riêng. Tuy nhiên nhà trường phải bố trí sao cho các lớp học sẽ được phân bổ thời gian hợp lý để được học trong phòng tin ít nhất 2 lần/ tuần để đảm bảo yêu cầu của ngành giáo dục.

Yêu cầu về diện tích

Căn cứ vào Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 của Bộ trưởng Bô Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về phòng học bộ môn

Diện tích làm việc tối thiểu của phòng học bộ môn Tin học được đánh giá dựa trên tiêu chí sau:

  • Đối với trường được xây dựng trước khi ban hành Quyết định 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 thì diện tích tối thiểu là 51.6 m2. Cụ thể:
  • Đối với trường được xây dựng sau khi ban hành Quyết định 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 thì diện tích làm việc tối thiểu đúng theo quyết định này. Cụ thể:

Diện tích của phòng học tin học cũng được thiết kế theo số lượng học sinh. Đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở thì diện tích tối thiểu cho một học sinh là 1,85m². Còn đối với cấp trung học phổ thông thì diện tích tối thiểu cho một học sinh sẽ là 2m².

Diện tích phòng học tin học phù hợp

Yêu cầu về chiếu sáng, cửa ra vào

Phòng học tin học phải đảm bảo đúng quy cách, đủ ánh sáng. Phòng phải được thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hơn nữa phòng học phải an toàn tuyệt đối cho giáo viên và học sinh trong quá trình học tập.

Hệ thống chiếu sáng nhân tạo phải tuân thủ các yêu cầu quy định về tiêu chuẩn chiếu sáng hiện hành. Áp dụng hệ thống chiếu sáng hỗn hợp trong phòng học bộ môn [chiếu sáng đồng đều vàchiếu sáng cục bộ]. Mật độ công suất chiếu sáng phải đảm bảo độ rọi trên mặt phẳng làm việc không dưới 300 lux.

Các cửa phòng học tin học phải đáp ứng được yêu cầu chiếu sáng tự nhiên, có gió thoáng khí cho phòng học. Hệ thống cửa phòng phải đảm bảo an toàn cũng như yêu cầu thoát hiểm. Nền và sàn nhà đảm bảo dễ làm vệ sinh, không trơn trượt, chống được ẩm, tránh được hiện tượng ẩm ướt.

Yêu cầu về bàn ghế

Bàn ghế trong phòng tin học còn phải đáp ứng được yêu cầu như có ghế tựa, mỗi học sinh sẽ được bố trí 1 ghế riêng. Bàn có thể sử dụng bàn dài để tiết kiệm tối đa diện tích. Tuy nhiên cần lưu ý các góc, cạnh của bàn ghế phải nhẵn, đảm báo tính thẩm mỹ, độ an toàn tuyệt đối.

Ngoài ra bàn ghế cũng phải có màu sắc phù hợp đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như phù hợp với lứa tuổi học sinh.

Tham khảo thêm về Tiêu chuẩn của phòng học tiếng Anh để có phương án phù hợp cho cơ sở đào tạo của mình.

Yêu cầu đồ nội thất cần thiết khác

  • Phòng học tin học phải đảm bảo đầy đủ nội thất như máy chiếu, bàn, ghế, máy vi tính. Việc cung cấp thiết bị máy vi tính trong phòng tin học sẽ đảm bảo được quá trình học tập tốt nhất cho học sinh.
  • Cần đảm bảo mỗi học sinh sẽ được sử dụng một máy tính riêng. Bàn và ghế phải đảm bảo thiết kế đúng tiêu chuẩn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh như vẹo xương sống, cận thị,…
  • Có hệ thống điện đảm bảo an toàn bao gồm: Bộ lưu điện máy chủ, cầu dao chống chập – chống giật, ổ điện có nắp đậy được thiết kế giấu kín, dây điện đảm bảo tiêu chuẩn và khả năng truyền tải, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn.
  • Hệ thống mạng, dây mạng, dây điện được bó cẩn thận có ốp che đảm bảo thẩm mỹ và an toàn. Mỗi đầu dây mạng được đánh số tương ứng với số thứ tự của máy trong phòng [đảm bảo dễ dàng khắc phục khi có sự cố về mạng]. Có bản vẽ sơ đồ mạng và lưu trữ cẩn thận.
  • Có tủ chứa thiết bị và hồ sơ.
  • Có tối thiểu 1 bình chữa cháy CO2.
  • Hệ thống rèm cửa được bố trí đảm bảo vừa che được nắng vừa không bị mưa tạt.
  • Ngoài ra phòng học tin học còn bố trí các tủ đồ, giá kệ chuyên dụng để bảo quản và sắp xếp đồ đạc cho hợp lý.

Yêu cầu an toàn và kỹ thuật của phòng bộ môn Tin học

  • Phòng bộ môn Tin học phải đạt yêu cầu an toàn và kỹ thuật; các trang thiết bị phòng chống cháy nổ được thiết lập theo đúng quy định về tiêu chuẩn xây dựng và lắp đặt hiện hành.
  • Có hệ thống cầu dao chống quá tải, chống rò [chống giật].
  • Tất cả nguồn điện sử dụng trong phòng phải qua ổn áp.
  • Các máy phải có phần mềm chống virus và ngăn chặn Web xấu.

Chúng tôi vừa giới thiệu đến các bạn một số yêu cầu chung khi thiết kế phòng học tin học. Dù thiết kế theo hình thức nào thì tính an toàn cũng phải được đặt lên hàng đầu. Hi vọng những thông tin ở trên đã giúp ích cho các bạn.

Tham khảo thêm: Tiêu chuẩn thiết kế phòng học học sinh trung học cơ sở

Theo đó, Thông tư quy định về phòng học bộ môn của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, bao gồm: quy định các loại phòng, số lượng, tên phòng học bộ môn; quy cách phòng học bộ môn; phòng thiết bị giáo dục; thiết bị dạy học trong phòng học bộ môn; thiết bị nội thất chuyên dùng trong phòng học bộ môn; yêu cầu kỹ thuật phòng học bộ môn; quản lý và sử dụng phòng học bộ môn.

Thông tư quy định trách nhiệm của SGiáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạocơ sở giáo dục trong việc tổ chức thực hiện như sau: 

Đối với SGiáo dục và Đào tạo: Tham mưu y ban nhân dân cấp tỉnh lập dự án đầu tư xây mới hoặc cải tạo phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông thuộc phạm vi quản lý; Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai công tác tổ chức quản lý và sử dụng phòng học bộ môn; Hằng năm báo cáo tình hình đầu tư, quản lý và sử dụng các phòng học bộ môn v y ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tham mưu y ban nhân dân cấp huyện lập dự án đầu tư xây mới hoặc cải tạo phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục ph thông thuộc phạm vi quản lý; Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai công tác tổ chức quản lý và sử dụng phòng học bộ môn theo quy định; Hằng năm báo cáo tình hình đầu tư, quản lý và sử dụng các phòng học bộ môn về y ban nhân dân cấp huyện, SGiáo dục và Đào tạo.

Đối với cơ sở giáo dục phổ thông: Tham mưu cấp có thẩm quyền lập kế hoạch đầu tư xây mới hoặc cải tạo phòng học bộ môn đáp ứng yêu cầu theo quy định nhằm duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục; Tổ chức quản lý và sử dụng các phòng học bộ môn đúng quy định; Hằng năm báo cáo tình hình đầu tư, quản lý và sử dụng về cơ quan quản lý.

Ngoài ra, Thông tư cũng quy định về xử lý chuyển tiếp: Đối với các cơ sở giáo dục ph thông có phòng học bộ môn đã được chứng nhận kiếm định chất lượng giáo dục, công nhận đạt chuẩn cơ sở vật chất trước ngày văn bản này có hiệu lực thì tiếp tục theo cấp độ, mức độ đã được công nhận, khi thực hiện công nhận lại hoặc công nhận cấp độ, mức độ cao hơn thực hiện theo quy định tại văn bản này; Đối với dự án đầu tư xây dựng mới phòng học bộ môn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày văn bản này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện nếu đáp ứng các quy định tại văn bản này; Đối với các dự án đầu tư xây dựng cải tạo phòng học bộ môn được chấp nhận khi bảo đảm diện tích không nhỏ hơn 12% diện tích phòng học bộ môn được quy định tại văn bản này.

Thông tư số 14/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 11/7/2020. Thông tư này thay thế Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về phòng học bộ môn./.

H.T.P

Video liên quan

Chủ Đề