Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo là gì

Thanh tra TP.HCM vừa có thông báo kết luận thanh tra về việc quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế [BHYT], mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư y tế và đấu thầu thuốc chữa bệnh trên địa bàn TP.HCM.

Về quản lý, sử dụng nguồn kinh phí kết dư quỹ BHYT, Thanh tra TP.HCM kết luận Sở Y tế chưa chủ động, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành có liên quan, thời gian triển khai thực hiện tham mưu, đề xuất chậm trễ…

Sở Y tế tham mưu, đề xuất trích kinh phí kết dư quỹ BHYT năm 2015 để bổ sung vào quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo TP [do Sở Y tế quản lý] số tiền 50 tỉ đồng để hỗ trợ thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe, mua thẻ BHYT cho hộ nghèo nhóm 3a, hộ cận nghèo TP, là chưa phù hợp với tình hình thực tế...

Riêng kinh phí quỹ khám chữa bệnh người nghèo TP còn thừa của năm 2015 trên 24 tỉ đồng, năm 2016 trên 43 tỉ đồng và năm 2017 là trên 14 tỉ đồng, phải nộp về quỹ dự phòng BHYT theo quy định.

Khánh An   -   Chủ nhật, 14/02/2021 09:34 [GMT+7]

Hộ nghèo luôn được nhà nước quan tâm và dành tặng nhiều chính sách ưu đãi khi đi khám chữa bệnh. Ảnh: Thuỳ Linh

1. Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí

Theo quy định, người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế [BHYT] bắt buộc theo nhóm do ngân sách nhà nước đóng.

Do đó, người thuộc hộ nghèo không phải mất tiền mua BHYT mà sẽ được cấp thẻ miễn phí để hưởng các quyền lợi về BHYT.

2. Ưu đãi về mức hưởng BHYT

- Khám chữa bệnh đúng tuyến: Trong khi người không thuộc nhóm đối tượng chính sách phần lớn chỉ được hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh trong trường hợp đúng tuyến, thì người thuộc hộ gia đình nghèo khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến sẽ được Quỹ BHYT thanh toán chi phí trong phạm vi được hưởng với mức hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh.

- Khám chữa bệnh trái tuyến:

Người thuộc hộ nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn đi khám chữa bệnh trái tuyến sẽ được Quỹ BHYT thanh toán:

Người thuộc hộ gia đình nghèo thông thường đi khám chữa bệnh trái tuyến được hưởng theo đúng tuyến với tỷ lệ:

3. Hỗ trợ tiền ăn khi nằm viện

Người thuộc hộ nghèo khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên sẽ được hỗ trợ tiền ăn với mức tối thiểu 3% mức lương tối thiểu chung/người bệnh/ngày.

Năm 2021, mức lương cơ sở áp dụng là 1,49 triệu nên người bệnh sẽ được nhận hỗ trợ tiền ăn như là: 3% x 1,49 triệu đồng = 44.700 đồng.

4. Hỗ trợ chi phí đi lại, chuyển viện

Bệnh nhân nghèo được hỗ trợ tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển bệnh viện trong các trường hợp: Cấp cứu, tử vong, điều trị nội trú tuyến huyện trở lên, bệnh quá nặng và và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không được bảo hiểm y tế hỗ trợ.

Mức hỗ trợ được quy định như sau:

- Sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nước: Chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho cơ sở y tế chuyển người bệnh bằng 0,2 lít xăng/km theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử dụng và các chi phí cầu, phà, phí đường bộ khác [nếu có].

Có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển thì mức thanh toán chỉ tính như vận chuyển một người bệnh.

- Không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nước: Thanh toán chi phí vận chuyển một chiều đi cho người bệnh bằng 0,2 lít xăng/km cho một chiều đi tính theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử dụng.

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:10/11/2017

 Khám chữa bệnh người nghèo  Khám chữa bệnh

Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo được quy định như thế nào? Xin chào Quỹ Ban biên tập, tôi là Thành Công là công chức nhà nước đã về hưu, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp như sau: Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản pháp luật nào?  Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn!

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo được quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 33/2013/TTLT-BYT-BTC Hướng dẫn thực hiện Quyết định 14/2012/QĐ-TTg về khám, chữa bệnh cho người nghèo do Bộ Y tế và Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:

    1. Quỹ đặt tại Sở Y tế, có con dấu riêng, được mở tài khoản tiền gửi tại kho bạc nhà nước để quản lý nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

    2. Ban Quản lý Quỹ gồm: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân tỉnh] làm Trưởng ban; lãnh đạo Sở Y tế là Phó trưởng ban thường trực; lãnh đạo Sở Tài chính làm Phó trưởng ban; đại diện lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh và đại diện Mặt trận Tổ quốc tỉnh.

    Trên đây là nội dung câu trả lời về quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 33/2013/TTLT-BYT-BTC.

    Trân trọng!


Khám chữa bệnh người nghèo

Khám chữa bệnh

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để xem thêm

Về vấn đề này, Bộ Y tế trả lời cử tri tỉnh Phú Yên như sau:

Bộ Y tế là cơ quan chủ trì trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 và Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 về việc khám chữa bệnh cho người nghèo. Sau khi có ý kiến của một số các địa phương, đơn vị, Bộ Y tế đã tiếp tục nghiên cứu, chủ trì xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét sửa đổi Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 và Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 11 Điều 8 Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, ngân sách Nhà nước không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Do đó, từ ngày 1/1/2017 ngân sách Nhà nước không hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo.

Vì vậy, Bộ Y tế đã trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất dừng sửa đổi, bổ sung Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg và Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg. Như vậy, Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo sẽ không thể duy trì là Quỹ tài chính nhà nước, mà hướng tới sẽ do các tổ chức, cá nhân thành lập Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo là loại hình Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện. Việc thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo là loại hình Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện được thực hiện theo quy định của pháp luật về Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện, nhằm hỗ trợ tiền ăn, chi phí đi lại cho đối tượng thuộc hộ gia đình nghèo, đối  tượng bảo trợ xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng khó khăn và hỗ trợ phần chi phí mà Quỹ Bảo hiểm y tế không thanh toán.

Từ những lý do nêu trên, để bảo đảm thực hiện chính sách an sinh xã hội của địa phương, Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ khám, chữa bệnh đối với một số đối tượng theo thẩm quyền [theo Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước]. Mức hỗ trợ do tỉnh xem xét, quyết định trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách của tỉnh. Nguồn kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ do ngân sách tỉnh tự bảo đảm.

Chinhphu.vn


Video liên quan

Chủ Đề