Quyền đối với tác phẩm văn học trong luật dân sự là quyền

Theo khái niệm chung của các nước thì quyền tác giả là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, thường gọi là bản quyền tác giả.

  • Quyền tác giả được xác lập đối với những người sáng tạo ra tác phẩm gốc về văn học, kịch, âm nhạc, nghệ thuật.
  • Quyền này cho phép người sáng tạo kiểm soát được việc khai thác, sao chép, cải biên, công bố tác phẩm của mình. Quyền tác giả bảo hộ sự biểu hiện ý tưởng [tác phẩm] về văn hóa nghệ thuật [có thể hai tác phẩm có ý tưởng giống sau nhưng thể hiện khác nhau vẫn được bảo hộ].
  • Quyền tác giả được phát sinh kể từ khi tác phẩm được công bố không bắt buộc phải đăng ký, nhưng nếu được đăng ký thì thủ tục bảo hộ quyền tác giả được chặt chẽ hơn. Việc bảo hộ quyền tác giả đã mang lại những lợi ích to lớn cho bản thân tác giả và cho cả xã hội, không chỉ tạo ra những giá trị về tinh thần, về tài sản mà còn thúc đẩy sự sáng tạo của con người, góp phần phát triển nền văn hóa của một quốc gia.

Luật về quyền tác giả không chỉ bảo vệ quyền lợi cá nhân của tác giả trong một giới hạn nhất định mà còn bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng. Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam thì quyền tác giả cũng bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo.

Quyền nhân thân gồm các quyền:

  • Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho phép người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
  • Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền nhân thân đối với tác phẩm mà mình sáng tạo gồm: đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung của tác phẩm.
  • Chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả có các quyền nhân thân đối với tác phẩm gồm: công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu có thảo thuận khác; cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm thuộc quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu có thoả thuận khác

Quyền tài sản của tác giả bao gồm:

  • Đối với tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền như được hưởng nhuận bút; được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng; được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức như xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê; được nhận giải thuởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả.
  • Đối với tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền tài sản đối với tác phẩm mà mình là tác giả gồm: được hưởng nhuận bút; được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng; được nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả.
  • Chủ sở hữu không đồng thời là tác giả được hưởng lợi ích vật chất từ việc sử dụng tác phẩm dưới các hình thức xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê.

Như vậy, về cơ bản nội dung quyền tác giả quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam phù hợp với thông lệ chung của luật pháp quốc tế. Pháp luật Việt Nam quy định rõ quyền nhân thân bao gồm quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyềnnhân thân gắn với tài sản. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản là nhữngquyền gắn liền với các giá trị nhân thân của tác giả và không thể chuyển giao,bao gồm ba quyền: quyền được đặt tên tác phẩm, đứng tên tác phẩm và bảo vệsự toàn vẹn nội dung tác phẩm. Quyềnnhân thân gắn với tài sản là quyền cho hay không cho người khác sử dụngtác phẩm, làm phát sinh bản chất độc quyền của quyền tác giả;

Quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức sáng tạo, không bảo hộ nội dung sáng tạo. Mặt khác, nếu hình thức thể hiện của một ý tưởng trùng với nội dung ý tưởng đó, thì hình thức cũng không được bảo hộ. Quyền tác giả chỉ tập trung bảo vệ hình thức thể hiện tác phẩm, không bảo vệ nội dung tác phẩm; quyền tác giả được phát sinh kể từ khi tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức nhất định là tác phẩm được bảo hộ phải có tính nguyên gốc, tức là không sao chép, bắt chước tác phẩm khác. Điều đó không có nghĩa là ý tưởng của tác phẩm phải mới, mà có nghĩa là hình thức thể hiện của ý tưởng phải do chính tác giả sáng tạo ra. Như vậy, một tác phẩm muốn được bảo hộ, phải do chính sức lao động trí óc của tác giả tạo ra. Tính nguyên gốc không có nghĩa là không có kế thừa. Luật pháp các nước có điểm chung là bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm là bảo hộ hình thức thể hiện chứ không bảo hộ nội dung của ý tưởng của tác phẩm.

Theo pháp luật Việt Nam, Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Luật Sở hữu Trí tuệ liệt kê 14 loại hình tác phẩm:

Truyện, kịch, tác phẩm tạo hình, phim, ảnh, video, chương trình máy tính, tài liệu bản vẽ, công trình khoa học, bài hát, v.v. Tác phẩm văn học, nghệ thụât và khoa học được nhà nước bảo hộ chia tác phẩm thành ba loại sau: tác phẩm viết [written works], tác phẩm âm thanh [sound recordings] và tác phẩm hình ảnh [motion pictures].

Song không phải bất kỳ hình thức thể hiện của một ý tưởng nào cũng được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả. Để được bảo hộ, một tác phẩm phải được chấp nhận về mặt nội dung, được thể hiện dưới một hình thức nhất định và có tính nguyên gốc. Vấn đề xác định các tác phẩm nào là đối tượng được bảo vệ, tác phẩm nào là đối tượng không được bảo vệ về cơ bản Việt Nam có sự tương đồng với pháp luât các nước khác như các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả là: Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.. Văn bản quy phạm pháp luật,văn bản hành chính,văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu. Song luật về quyền tác giả của Việt Nam nhấn mạnh đến tiêu chuẩn tối thiểu về mặt nội dung của tác phẩm như tác phẩm có nội dung chống phá chế độ, vi phạm giá trị đạo đức hay thuần phong mỹ tục của dân tộc không được bảo hộ.

Chào văn phòng luật sư ĐMS! Tác phẩm nghệ thuật của người nước ngoài tại Việt Nam ? có thể đăng ký quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam không ? văn phòng luật sư có thể tư vấn pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm của người nước ngoài được công bố tại Việt Nam ?

Trả lời

Chào bạn! 

Quyền tác giả của người nước ngoài tại Việt Nam:

Quyền tác giả của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài đối với tác phẩm lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam hoặc được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam được bảo hộ theo quy định của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên [Điều 774 Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005].

Quyền tác giả của cá nhân là người nước ngoài, tổ chức nước ngoài được bảo hộ tại Việt Nam theo các quy định từ Điều 736 đến Điều 743 của Bộ Luật dân sự, các quy định liên quan của Luật Sở hữu trí tuệ [Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005], các văn bản pháp luật khác có liên quan của Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên [Điều 18 Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006]. 

Bảo hộ quyền tác giả là bảo hộ các quyền của tác giả đối với các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được quy định tại Điều 738 của Bộ Luật dân sự và Điều 18, 19 và Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 [Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 3198/VBHN-BVHTTDL ngày 03/9/2013].

Quyền nhân thân thuộc quyền tác giả, bao gồm: Đặt tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm. Quyền tài sản thuộc quyền tác giả. bao gồm: Sao chép tác phẩm; Cho phép tạo tác phẩm phái sinh; Phân phối, nhập khẩu bản gốc và bản sao tác phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công chúng; Cho thuê bản gốc hoặc bản sao chương trình máy tính [Điều 738 Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005].

Đăng ký quyền tác giả: 

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định tại Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện [Điều 37 Nghị định số 3198/VBHN-BVHTTDL ngày 03/9/2013].  

Phần II mục A1 điểm 5 quyết định số 3637/QĐ-BVHTTDL ngày 26/10/2015, thì hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho cá nhân, pháp nhân nước ngoài, gồm:

[1] Tờ khai đăng ký quyền tác giả [Mẫu 1 ban hành kèm theo Quyết định số 88/2006/QĐ-BVHTT ngày 17/10/2006 ]. 

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; tóm tắt nội dung tác phẩm; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn;

[2] Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;

[3] Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;

[4] Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

[5] Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

[6] Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.

Các tài liệu quy định tại các điểm 3, 4, 5 và 6 trên đây phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp bản sao phải có công chứng hoặc chứng thực; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và phải được công chứng, chứng thực. 

Mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền tác giả: Từ 100.000 đồng đến 600.000 đồng [Theo quy định tại khoản 1 mục II thông tư số 29/2009/TT-BTC ngày 10/02/2009].

Phát sinh quyền tác giả và giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả:

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký [Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005].

Việc nộp đơn để được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật này. Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại [Khoản 2, 3 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005].

Hỗ trợ tư vấn:

Điện thoại: 0914 165 703 hoặc Email:  

Quyền tác giả đối với tác phẩm của người nước ngoài tại Việt Nam ?

  Văn phòng luật sư ĐMS
GIÁM ĐỐC
[Đã duyệt]
Luật sư Đỗ Minh Sơn

Video liên quan

Chủ Đề