Sách nhiều khiến người đọc không chuyên sâu

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Trả lời:

a. Vấn đề nghị luận của bài viết: ý nghĩa của việc đọc sách và phương pháp đọc sách

b. Tóm tắt các luận điểm của bài viết:

– Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách

– Những khó khăn các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay

– Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả

Trả lời:

– Tầm quan trọng của sách là vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người và xã hội

+ con người muốn hoàn thiện bản thân cần nâng cao tri thức, kinh nghiệm mà thế hệ đi trước đã tích lũy

+ sác là kho tàng kinh nghiệm, là di sản tinh thần quý báu của nhân loại

– Với mỗi con người sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống, là hành trang cho công cuộc chinh phục thế giới

Trả lời:

Việc đọc sách hiện nay có các khó khăn:

– Thế giới ngày nay thông tin bùng nổ, lượng sách khổng lồ khiến con người bối rối trước kho tàng tri thức đồ sộ của loài người

– Vì lượng sách nhiều dễ khiến con người ta không chuyên sâu, ăn tươi nuốt sống, không kịp tiêu hóa, không biết suy ngẫm

– Nó khiến người đọc khó lựa chọn, lãng phí thời gian vào những cuốn sách vô nghĩa

Trả lời:

Những gợi ý của tác giả về việc lựa chọn sách:

– Đọc sách quý hồ tinh, bất quý hồ đa, không nên tham đọc nhiều, đọc lung tung mà đọc phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ, hiểu cho sâu những quyển sách thật sự cần thiết, thật sự có giá trị và thật sự hữu ích.

– Cần đọc kĩ, hiểu sâu các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình.

– Trong khi đọc các tài liệu chuyên sâu cũng lưu ý là không được quên đọc các loại sách phổ thông, thường thức, loại sách ở các lĩnh vực kề cận, gần gũi bởi học vấn luôn có mối quan hệ với nhau

Trả lời:

– Về phương pháp đọc sách:

+ Không nên đọc lướt qua, phải vừa đọc vừa suy ngẫm, nhất là với các cuốn sách có giá trị

+ Không nên đọc tràn lan , mà phải đọc một cách có kế hoạch có hệ thống, có thể xem đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ

+ Phải coi đọc sách không chỉ là rèn luyện tri thức mà còn rèn luyện tính cách, học làm người

– Cách lập luận trình bày của tác giả: gần gũi, dễ hiểu nhưng cũng rất sâu sắc

Trả lời:

Sức hấp dẫn thyết phục của bài viết được tạo nên bởi các yếu tố

– Từ nội dung đến cách trình bày đều thấu tình đạt lí

– Ý kiến nhận xét đưa ra chính xác, có lí lẽ chặt chẽ, sinh động, dễ hiểu

– Bố cục chặt chẽ hợp lí, các yếu tố được dẫn dắt tự nhiên

– Tác giả sử dụng các hình ảnh ví dụ ví von khiến bài viết cụ thể, thú vị và giàu sức thuyết phục

Trả lời:

– Điều thấm thía nhất mà em rút ra được là không nên tham đọc quá nhiều cuối cùng không để tiêu hóa, đọc theo kiểu ăn tươi nuốt sống, như vậy dù có đọc nhiều mà kiến thức chẳng vào đầu tẹo nào

– Phải biết đọc và nghiềm ngẫm biến tri thức trong sách thành của mình như thế mới gọi là đọc sách

b] Hãy chỉ ra hệ thống luận điểm chính của văn bản theo bảng sau:

Luận điểm

Lí lẽ, dẫn chứng

Nhận xét về cách trình bày của tác giả


Luận điểm

Lí lẽ, dẫn chứng

Nhận xét về cách trình bày của tác giả

Vai trò của việc đọc sách đối với nhận thức và cuộc sống của con người

Sách chứa đựng những tri thức, hiểu biết về tự nhiên, xã hội mà ông cha ta đã tích lũy từ ngàn đời. 

Sách bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống, vì vậy mà sách vở chính là những cuốn bách khoa toàn thư về thế giới, là một nguồn tài nguyên vô tận mà con người có thể thỏa sức tìm tòi, học hỏi, làm cơ sở cho mọi sáng tạo giúp chúng ta tích lũy nâng cao vốn hiểu biết học vấn.

Với mỗi người, đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống, là sự chuẩn bị để tiến hành cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, tích lũy tri thức, khám phá chinh phục thế giới.

Hệ thống luận điểm được triển khai rõ ràng một cách có lí lẽ và bằng những dẫn chứng sinh động, gần gũi, dễ hiểu.

Bố cục của bài viết rất chặt chẽ, được dẫn dắt một cách hợp lí, tự nhiên, gây được thiện cảm cho người đọc, người nghe.

Tác giả đã sử dụng những lí lẽ, dẫn chứng vừa gần gũi, thân thuộc vừa đầy tính thuyết phục để đưa ra những lời khuyên sâu sắc cho người đọc sách. 

Tác giả sử dụng nhiều hình ảnh qua cách ví von vừa cụ thể vừa thú vị.

Những khó khăn cũng như những nguy hại, tiêu cực có thể gặp phải khi đọc sách trong thời điểm hiện nay

Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ “ ăn tươi nuốt sống” không kịp tiêu hóa, không biết suy ngẫm.

Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng, khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không thật có ích.

Cách lựa chọn sách phù hợp và những giải pháp để đọc sách hiệu quả.

Tiêu chí chọn sách:

  • Đọc sách không cốt lấy nhiều mà phải đọc cho tinh, tìm tòi cho kĩ. Bởi mục đích cuối cùng của việc đọc sách là những tri thức, tức chất lượng chứ không phải là số lượng nhiều nhưng đầu óc lại sáo rỗng.
  • Ngoài sách chuyên phổ thông cần tham khảo sách chuyên môn để mở rộng tầm hiểu biết
  • Trong khi đọc sách cần phải có sơ sở của những môn học khác, tức phải có sự liên hệ giữa những kiến thức mình đã biết và những kiến thức mình đang học hỏi.

Cách đọc sách hiệu quả:

  • Không nên đọc lướt mà phải đọc có hệ thống, vừa đọc vừa suy ngâm“ trầm ngâm tích lũy tưởng tượng”, thì những tri thức trong sách ta mới có thể thông hiểu. Đặc biệt là những cuốn sách có giá trị thì càng phải đào sâu suy nghĩ.
  • Không nên đọc sách một cách tràn lan, đọc sách có hệ thống quyển nào cũng đọc, cần đọc có trọng tâm, và coi việc đọc sách là một quá trình rèn luyện, tích lũy lâu dài.


Từ khóa tìm kiếm Google: giải bài 18 bàn về đọc sách, bàn về đọc sách trang 3, bài bàn về đọc sách sách vnen ngữ văn 9, giải ngữ văn 9 sách vnen chi tiết dễ hiểu.

Vài nét về tác giả Chu Quang Tiềm:

  • Chu Quang Tiềm [1897-1986] là nhà mĩ học và lí luận học nổi tiếng của Trung Quốc.
  • Ông là một danh nhân lớn, có học vấn cao, là tác giả của nhiều bài chính luận nổi tiếng.

Tác phẩm

Xuất xứ

  • Bài “Bàn về đọc sách” in trong công trình “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách” Bắc Kinh, 1995.
  • "Bàn về đọc sách" đã được Trần Đình Sử dịch ra tiếng Việt.

Thể loại

Nghị luận xã hội

Vấn đề nghị luận

Cách đọc sách

Bố cục

Ba luận điểm chính ứng với ba phần của văn bản:

  • Luận điểm 1 [từ đầu đến "phát hiện thế giới mới"]: Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách
  • Luận điểm 2 [tiếp theo đến "tự tiêu hao lực lượng"]: Những nguy hại dễ gặp của tình hình đọc sách hiện nay
  • Luận điểm 3 [còn lại]: Phương pháp đọc sách

NỘI DUNG

1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách

           - Ghi chép, đúc kết kinh nghiệm, thành tựu mà con người đạt được.

           - Đánh dấu những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại

           - Là kho tàng tri thức và giá trị tinh thần mà loài người tích lũy được

  • Ý nghĩa của việc đọc sách

           - Là con đường để nâng cao học vấn

           - Tích lũy kiến thức, chuẩn bị cho cuộc sống và cuộc đi xa tiếp tục khám phá thế giới

Tóm lại: Đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn, chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc bước vào đời.

2. Những khó khăn, nguy hại của việc đọc sách hiện nay

Hiện nay, sách nhiều nhưng đọc sách không phải chuyện dễ vì hai nguy cơ sau:

  • Sách nhiều khiến người đọc không chuyên sâu, chỉ đọc "liếc qua", "đọng lại" thì rất ít.

           - So sánh cách đọc sách của người xưa và học giả ngày nay: đọc ít mà kĩ, nghiền ngẫm còn hơn đọc nhiều mà rối.

           - So sánh đọc sách với ăn uống vô tội vạ.

  • Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng, khó lựa chọn đúng sách thực sự cần đọc, dẫn đến lãng phí thời gian và tiền bạc vào những cuốn sách không có ích.

           - So sánh việc đọc sách với việc đánh trận, làm tự tiêu hao lực lượng của mình. Đây là cách so sánh khá mới mà vẫn quen thuộc và lí thú.

Tóm lạiPhải biết lựa chọn những cuốn sách thật sự có giá trị, cần thiết và có ích để đọc.

3. Phương pháp chọn sách và đọc sách

           - Chọn sách phù hợp với chuyên môn, sách có giá trị

           - Chọn sách phải có mục đích, có định hướng rõ ràng, không nhất thời tùy hứng

           - Nên hướng vào hai loại: kiến thức phổ thông và kiến thức chuyên sâu

           - Kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu; vừa đọc vừa suy nghĩ, nghiền ngẫm

                   + Không tham đọc nhiều, phải chọn cho tinh, chỉ đọc những quyển thật sự có giá trị, cần thiết.

                   + Vừa đọc vừa trầm ngâm suy ngẫm, tưởng tượng, suy luận đến mức tri thức trong sách "thấm vào xương tủy", biến thành của riêng mình, làm động lực, nền tảng cho tư duy sáng tạo của chính mình.

           - Kết hợp giữa đọc sách thường thức với sách chuyên môn

                   + Để trau dồi học vấn chuyên môn, phải lựa chọn và đọc kĩ một số cuốn quan trọng: Mỗi môn phải chọn từ 3-5 cuốn đọc thật kĩ.

                   + Kiến thức phổ thông cũng rất quan trọng: "Trên đời không có học vấn nào là cô lập, không có liên hệ kế cận". Vì thế, "không biết thông thì không có thể chuyên, không biết rộng thì không thể nắm gọn".

           - Đọc sách phải có kế hoạch, hệ thống: không đọc tràn lan theo hứng thú cá nhân; trước phải biết rộng rồi sau mới nắm chắc.

Tóm lại: Phải biết kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu; đọc và suy ngẫm; đọc có kế hoạch và hệ thống.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT

  • Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
  • Dẫn dắt tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của một học giả lớn có uy tín đã làm tăng sức thuyết phục của văn bản.
  • Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị, dí dỏm: "Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận...", "đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như  cưỡi ngựa qua chợ...", đọc ít "giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát...".

Video liên quan

Chủ Đề