Sách tái bản là sao

Quy trình xuất bản một tác phẩm, cuốn sách tại Việt Nam được quyết định bởi một nhà xuất bản đang hoạt động tại Việt Nam

 Để xuất bản một tác phẩm, cuốn sách tại Việt Nam quy định bắt buộc là cuốn sách đó phải có cấp phép của một nhà xuất bản trong số trên 60 Nhà xuất bản đang hoạt động tại Việt nam [danh sách các nhà xuất bản, nhấn đây].

Quy trình xuất bản một tác phẩm, cuốn sách tại Việt Nam

 Chúng xin giới thiệu quy trình xuất bản một tác phẩm, cuốn sách [xuất bản lần đầu tiên và tái bản, sách viết và dịch, bao gồm tất cả các thể loại] tại Việt Nam, gồm các khâu cụ thể như sau:

1. Quyết định xuất bản
 Tác giả hoặc cá nhận, tổ chức sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm, cuốn sách chọn một nhà xuất bản có chức năng phù hợp với nội dung tác phẩm, cuốn sách và gửi bản thảo [in ra trên giấy A4 hoặc bản file] cho Nhà xuất bản. Nhà xuất bản đọc duyệt, biên tập nội dung theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Nhà xuất bản khi kiểm duyệt nội dung thấy đáp ứng được quy định, thực hiện đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông theo mẫu quy định và nhà xuất bản chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đăng ký xuất bản.

 Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông phải xác nhận đăng ký xuất bản bằng văn bản, cấp số xác nhận đăng ký xuất bản từng tác phẩm, tài liệu hoặc xuất bản phẩm tái bản và cấp mã số sách tiêu chuẩn quốc tế [ISBN]; trường hợp không xác nhận đăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do

 Văn bản xác nhận đăng ký xuất bản là căn cứ để nhà xuất bản ra quyết định xuất bản đối với từng tác phẩm, tài liệu, xuất bản phẩm tái bản. Thời hạn để ra quyết định xuất bản chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm xác nhận đăng ký; trường hợp không thực hiện việc xuất bản, nhà xuất bản phải báo cáo với Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 31 tháng 3 của năm liền sau năm xác nhận đăng ký và số xác nhận đăng ký xuất bản, mã số sách tiêu chuẩn quốc tế [ISBN] đã được cấp không còn giá trị thực hiện.

Quyết định xuất bản được kí bởi Giám đốc hoặc Phó giảm đốc được ủy quyền của nhà xuất bản, và có thời hạn ghi rõ trên giấy phép, nơi chỉ định in xuất bản phẩm.

2. Liên kết xuất bản:

 Nhà xuất bản được liên kết với tổ chức, cá nhân [gọi chung là đối tác liên kết] sau đây để xuất bản đối với từng xuất bản phẩm:  a] Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;  b] Nhà xuất bản, cơ sở in xuất bản phẩm, cơ sở phát hành xuất bản phẩm;

 c] Tổ chức khác có tư cách pháp nhân

 Hình thức liên kết của nhà xuất bản với đối tác liên kết bao gồm:  a] Khai thác bản thảo;  b] Biên tập sơ bộ bản thảo;  c] In xuất bản phẩm;

 d] Phát hành xuất bản phẩm.

 Việc liên kết chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:  a] Có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm, tài liệu được liên kết xuất bản;  b] Có hợp đồng liên kết xuất bản giữa nhà xuất bản và đối tác liên kết. Hợp đồng liên kết phải có các nội dung cơ bản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;

 c] Trường hợp liên kết biên tập sơ bộ bản thảo, ngoài việc phải có đủ điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này, đối tác liên kết phải có biên tập viên.

 Đối với tác phẩm, tài liệu có nội dung về lý luận chính trị; lịch sử, tôn giáo, chủ quyền quốc gia, hồi ký thì nhà xuất bản không được liên kết biên tập sơ bộ bản thảo.

3. Chế bản điện tử

 Sau khi có quyết định xuất bản, dữ liệu tác phẩm, cuốn sách được đánh máy và trình bày lại theo khổ sách được chọn in, và được in ra trên một loại giấy gọi là giấy can [[tiếng Pháp: Papier calque - giấy để sao chép, đồ lại] là giấy có khả năng thấu quang cao, nghĩa là có thể cho ánh sáng đi qua] và chuyển đến nhà in.

4. Thiết kế bìa

 Bìa 1 [bìa trước của cuốn sách] phải ghi rõ tên sách, tên tác giả hoặc người biên soạn, người chủ biên [nếu có], họ tên người dịch [nếu là sách dịch], người phiên âm [nếu là sách phiên âm từ chữ Nôm]; tên nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản.

 Bìa 4 phải ghi giá bán lẻ đối với sách kinh doanh; đối với sách do Nhà nước đặt hàng phải ghi là “sách Nhà nước đặt hàng”; đối với sách không kinh doanh phải ghi là “sách không bán”, mã vạch chuẩn,…. Tác giả được in hình ở bìa 4 để giới thiệu. Bìa cấm quảng cáo bất kì loại gì.

 Ghi trên cùng một trang sách:  Họ tên và chức danh của tổng giám đốc [giám đốc] chịu trách nhiệm xuất bản; họ tên và chức danh của tổng biên tập chịu trách nhiệm nội dung; họ tên biên tập viên; khuôn khổ sách, số xác nhận đăng ký xuất bản, số quyết định xuất bản của tổng giám đốc [giám đốc] nhà xuất bản hoặc số giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; họ tên người trình bày, minh họa; họ tên người biên tập kỹ thuật, họ tên người sửa bản in; số lượng in; tên và địa chỉ cơ sở in; thời gian nộp lưu chiểu; mã số sách tiêu chuẩn quốc tế [ISBN];

 5. In – gia công – đóng gói tác phẩm, cuốn sách

 Cơ sở in chỉ được nhận in xuất bản phẩm theo quy định sau đây:  a] Đối với xuất bản phẩm thực hiện thông qua nhà xuất bản thì phải có quyết định xuất bản [bản chính] và bản thảo có chữ ký duyệt của tổng giám đốc [giám đốc] nhà xuất bản;  b] Đối với tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức Việt Nam, tổ chức nước ngoài không thực hiện qua nhà xuất bản thì phải có giấy phép xuất bản [bản chính] và bản thảo có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép quy định tại Điều 25 của Luật xuất bản;

 c] Đối với xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài phải có giấy phép in gia công và bản mẫu xuất bản phẩm đặt in gia công có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép quy định tại Điều 34 của Luật xuất bản.

 Việc nhận in xuất bản phẩm phải có hợp đồng theo quy định của pháp luật giữa cơ sở in với nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh.

 Số lượng xuất bản phẩm được in phải được thể hiện trong hợp đồng và phải phù hợp với quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh.

6. Nộp xuất bản phẩm lưu chiểu và nộp xuất bản phẩm cho Thư viện Quốc gia Việt Nam

 Tất cả xuất bản phẩm phải nộp lưu chiểu cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản chậm nhất là 10 ngày trước khi phát hành. Việc nộp lưu chiểu xuất bản phẩm được thực hiện theo quy định sau đây:  a] Nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép xuất bản phải nộp ba bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông; trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp hai bản;  b] Cơ quan, tổ chức được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xuất bản phải nộp hai bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và một bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông; trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp một bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, một bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông;  c] Đối với xuất bản phẩm tái bản không sửa chữa, bổ sung thì nộp một bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông; trường hợp có sửa chữa, bổ sung thì thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này;  d] Xuất bản phẩm có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật thì chỉ nộp tờ khai lưu chiểu;

Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày xuất bản phẩm được phát hành, nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản phải nộp ba bản cho Thư viện Quốc gia; trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp hai bản.

7. Phát hành
 Sách sau khi được in ra, được kiểm tra chất lượng, và hoàn thành nộp lưu chiểu. Tác phẩm, cuốn sách chỉ được phát hành khi được nhà xuất bản ra quyết định phát hành.

 Mọi cá nhân và tổ chức đều có thể xuất bản tác phẩm, sách của mình, miễn là tuân thủ theo đúng các quy định của Luật xuất bản Việt Nam, cụ thể thực hiện đúng quy trình xuất bản một tác phẩm, sách tại Việt Nam như đề cập trên.

Lawyervn.net
 

Xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử. Trong đó, tái bản cũng được xem như là một trong những hoạt động thuộc phạm vi của xuất bản. Vậy, tái bản là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về khái niệm này một cách chính xác nhất.

Tái bản là gì

Theo quy định pháp luật hiện hành, vẫn chưa hề có một khái niệm cụ thể về tái bản là gì. Theo Từ điển tiếng Việt, tái bản có thể được hiểu là hoạt động in lại lần nữa theo bản cũ.

Từ đó, căn cứ theo khái niệm trên cũng như theo những quy định tại Luật Xuất bản 2012, với khái niệm tái bản là gì¸ có thể hiểu Tái bản là trên cơ sở những tác phẩm, tài liệu đã được xuất bản trước đó sẽ được nhà xuất bản in lại lần nữa theo bản cũ hoặc có sửa chữa, bổ sung.

Trong đó. với những tác phẩm, tài liệu được in lại nhưng có sửa chữa, bổ sung thì đó được gọi là tác phẩm tái bản có sửa chữa, bổ sung.

2.1 Thẩm định nội dung trước khi tiến hành tái bản

Theo quy định tại Điều 24 Luật Xuất bản 2012, đối với các tác phẩm, tài liệu bao gồm:

– Tác phẩm, tài liệu xuất bản trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945; tác phẩm, tài liệu xuất bản từ năm 1945 đến năm 1954 trong vùng bị tạm chiếm;

– Tác phẩm, tài liệu xuất bản từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 ở miền Nam Việt Nam không do Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cho phép;

– Tác phẩm, tài liệu xuất bản ở nước ngoài.

Nhà xuất bản phải tổ chức thẩm định trước khi đăng ký xuất bản để tái bản khi có các dấu hiệu vi phạm các điều sau:

– Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

– Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;

– Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;

– Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

2.2 Thủ tục đăng ký tái bản

Theo quy định pháp luật, việc đăng ký tái bản sẽ được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Nhà xuất bản chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm:

– Bản đăng ký, trong đó có tóm tắt về đề tài, chủ đề và nội dung của từng tác phẩm, tài liệu đăng ký xuất bản, xuất bản phẩm đăng ký tái bản, các thông tin khác theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;

– Văn bản thẩm định nội dung đối với tác phẩm, tài liệu thuộc loại phải thẩm định.

Bước 2: Nhà xuất biển tiến hành nộp hồ sơ tại Bộ Thông tin và Truyền thông

Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông phải xác nhận đăng ký xuất bản bằng văn bản, cấp số xác nhận đăng ký xuất bản từng tác phẩm, tài liệu hoặc xuất bản phẩm tái bản và cấp mã số sách tiêu chuẩn quốc tế [ISBN]; trường hợp không xác nhận đăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Trong quá trình xác nhận đăng ký, Bộ Thông tin và Truyền thông có quyền yêu cầu nhà xuất bản thẩm định hoặc giải trình về tác phẩm, tài liệu đăng ký xuất bản, xuất bản phẩm đăng ký tái bản để xác nhận đăng ký.

Cần lưu ý:

Văn bản xác nhận đăng ký xuất bản là căn cứ để nhà xuất bản ra quyết định xuất bản đối với từng tác phẩm, tài liệu, xuất bản phẩm tái bản.

Thời hạn để ra quyết định xuất bản chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm xác nhận đăng ký; trường hợp không thực hiện việc xuất bản, nhà xuất bản phải báo cáo với Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 31 tháng 3 của năm liền sau năm xác nhận đăng ký và số xác nhận đăng ký xuất bản, mã số sách tiêu chuẩn quốc tế [ISBN] đã được cấp không còn giá trị thực hiện.

Mong rằng, với những kiến thức trên mà ACC đã tư vấn, quý độc giả đã nắm rõ hơn về tái bản là gì cũng như những kiến thức liên quan đến vấn đề này. Ngoài việc tìm hiểu về tái bản là gì, quý độc giả có thể tìm hiểu thêm về thủ tục cấp giấy phép xuất bản tin nội bộ tại đây

Video liên quan

Chủ Đề