Sách vì sao bạn nghèo

Lily
[Cuốn sách của tôi]

Tôi cũng từng có rất nhiều câu hỏi cho những vấn đề trên. Trong một buổi học của môn "Kế toán ngân hàng", giáo viên lớp tôi đã lấy một ví dụ về những người nghèo có chí làm giàu và họ đã giàu lên từ chính tinh thần đó và cô cũng không quên cho cả lớp một lời khuyên là nên đọc ít nhất ba cuốn sách Vì sao bạn nghèo, Học làm giàu và cuốn thứ ba thì tôi không nhớ rõ tên. Tôi thật sự rất ấn tượng với cái tên Vì sao bạn nghèo, có lẽ vì tôi cũng từng đặt ra câu hỏi như vậy với chính mình.

Vậy nên khi về đến nhà tôi lao ngay vào máy tính mở Internet và gõ dòng chữ đầu tiên Vì sao bạn nghèo. Có khoảng 1.980.000 kết quả trong 0,11 giây. Tìm mãi cũng tìm ra được đường link của cuốn sách đó, càng đọc càng thấy thấm thía cũng như mới hiểu xã hội này vốn đã phân chia rõ rệt rồi. Tôi cũng muốn chia sẻ với các bạn cuốn sách này dù tôi biết có nhiều người đã biết và đọc nó, nhưng tôi cũng tin còn rất nhiều bạn trẻ khác cũng chưa biết về cuốn sách giá trị này.

Trong sách có một đoạn viết rất ý nghĩa đã phân chia xã hội này thành bốn nhóm người chính: những người làm công ăn lương [L], nhóm người làm tư [T], nhóm chủ doanh nghiệp, công ty [C] và nhóm nhà đầu tư [Đ] trong đó nhóm những người làm công ăn lương là những người ưa thích sự an toàn, ổn định, ngại mạo hiểm, không thích rủi ro nhất là trong vấn đề tiền bạc. Nhóm người làm tư [T] thường là những người giỏi nghề và coi trọng sự tự do của cá nhân, thích được tự mình định đoạt công việc và cuộc sống cá nhân. Họ là người làm chủ một công việc và thường chỉ tin vào bản thân hơn là tin vào người khác. Nhóm Chủ doanh nghiệp [C] là những người có khả năng lãnh đạo người khác, thích phân chia công việc, thích mướn những người giỏi hơn làm việc cho mình. Nhóm người này làm chủ một hệ thống, một quy trình kinh doanh chứ không làm chủ một công việc. Nhóm các Nhà đầu tư [Đ] là những người làm ra tiền bằng tiền. Robert T. Kiyosaki và Sharon L. Lechter cũng cho rằng nếu bạn muốn trở thành người giàu có, bất kể bạn đang kiếm tiền từ nhóm nào bạn phải tìm cách trở thành nhà đầu tư.

Đọc hết đoạn này chắc rằng mỗi người trong chúng ta cũng đã biết mình đang thuộc nhóm người nào, cũng tự trả lời được câu hỏi: "Bạn giàu hay nghèo". Nhưng câu trả lời chỉ đúng trong hiện tại chứ ở tương lai nó còn đúng hay sai tùy thuộc vào suy nghĩ và hành động của mình. Không phải ai sinh ra vốn đã giàu, cũng chẳng ai sinh ra nghèo khổ để rồi mãi nghèo khổ. Người xưa có câu: "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời". Tôi nghĩ rằng câu nói mà đã trở thành châm ngôn, là ca dao tục ngữ của các cụ đi trước chắc hẳn đúng phần lớn. Trong cuốn sách cũng phân tích rất kỹ những điểm sâu sắc giữa người giàu và người nghèo.

Bí quyết thành công của những người giàu không nằm ở chỗ họ thuần tuý gặp may hay thuận lợi hơn bạn nhờ được thừa kế một gia tài kếch sù... mà chính là do họ luôn mơ ước, luôn khát khao, luôn hành động vươn tới để làm giàu, để có sự tự do về tài chính.

Theo người giàu, tài sản là bất cứ cái gì mang lại lợi nhuận, làm tăng thu nhập còn tiêu sản là bất cứ cái gì không sinh ra lợi nhuận, làm giảm thu nhập. Chính vì thế người giàu luôn luôn cố gắng mua tài sản và giảm thiểu tiêu sản còn người nghèo và trung lưu thì ngược lại luôn luôn mua tiêu sản mà tưởng nhầm đó là tài sản. Kết quả là người giàu ngày càng giàu hơn còn người nghèo ngày càng nghèo đi.

Quảng cáo

Người giàu hành động bao giờ cũng có mục tiêu. Những người giàu hoặc muốn trở nên giàu không bao giờ hành động theo cảm tính, không a dua theo bầy. Họ biết cách chia mục tiêu của họ ra thành những mục tiêu nhỏ hơn, khả thi và thực hiện nó bền bỉ ngày này qua ngày khác như con ong chăm chỉ hút từng hạt phấn hoa nhỏ li ti để đến một ngày kia cho đời một chõ mật ong to ngọt lịm và vàng óng. Trong khi đó người nghèo thường đặt ra những mục tiêu to tát lúc đầu nhưng sau đó lại thực hiện theo kiểu "Đầu voi đuôi chuột".

Tôi cũng đang nằm trong nhóm [L], cũng còn đang loay hoay lo từng chút rất nhỏ trong cuộc sống của mình và nếu vẫn mãi là nhóm L tức là không bao giờ giàu. Điều này có đúng không? Vì sao bạn nghèo sẽ là một bài học vô giá cho những ai đang tìm hướng đi riêng, ít ra nó cũng sẽ giúp bạn một lần giám tin vào chính mình.

Khi ai đó làm được một việc gì thành công, đừng đặt câu hỏi "tại sao họ giỏi, tại sao họ làm được?" mà câu hỏi cần đặt ở đây phải là: "Mình có thể làm được như thế không?" và hãy bắt tay vào thực hiện những hành động của mình ngay.

Một cuộc sống không có mục tiêu, không cần mục đích, không cần hy vọng, không cần cố gắng... là một cuộc sống sung sướng hay chỉ là một cuộc sống vô vị và nhàm chán?
Thời gian không chỉ là tiền bạc, thời gian chính là cuộc sống. Một khi bạn đã hành xử không đúng, bạn không chỉ mất tiền bạc mà còn mất luôn cả cuộc sống.

Đánh giá của các độc giả đã đọc cuốn sách này:

Vài nét về tác giả bài viết:

Tình đầu bao giờ cũng đẹp nhưng thường dang dở và là mối tình khó quên nhất. Những ai đã yêu sẽ hiểu được điều này.
Truyện ngắn đã đăng: Quà cưới, Bí mật của bạn, Yêu là không bao giờ nói hối tiếc [2], Yêu là không bao giờ nói hối tiếc [1], Buông tay [2], Buông tay [1], Hoài Thương.

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Mục lục Những điều liên quan tới Hạnh Phúc HOÀN CẢNH CỦA BẠN TRUYỆN NGỤ NGÔN CỦA MỘT NGƯỜI NGHÈO NGƯỜI NGHÈO MÃI MÃI LÀ KẺ YẾU NGƯỜI NGHÈO LÀ CỤC ĐẤT BÙN NGƯỜI NGHÈO LÀ TÀI NGUYÊN NGƯỜI NGHÈO BỊ CHI PHỐI NGƯỜI NGHÈO KHÓ TỰ BẢO VỆ NGƯỜI NGHÈO DỄ MẮC BẪY NGƯỜI NGHÈO LÀ CÁI ĐINH VÍT
  2. NGƯỜI NGHÈO BỊ NGƯỜI GIÀU LỢI DỤNG NGƯỜI NGHÈO CHÍ NGẮN TIỀN LUÔN ĐI TỚI CHỖ CAO HƠN NGƯỜI CÓ TIỀN CÀNG CÓ TIỀN HƠN VÌ SAO BẠN LÀ NGƯỜI NGHÈO THỜI GIAN CỦA NGƯỜI NGHÈO CÁI VÒNG LUẨN QUẨN CỦA NGƯỜI NGHÈO KHUYẾT ĐIỂM CỦA NGƯỜI NGHÈO TINH THẦN CỦA NGƯỜI NGHÈO
  3. TIẾT KIỆM CỦA NGƯỜI NGHÈO TỰ TIN CỦA NGƯỜI NGHÈO THÓI QUEN CỦA NGƯỜI NGHÈO KIẾN THỨC THÔNG THƯỜNG CỦA NGƯỜI NGHÈO SỰ GIÚP ĐỠ LẪN NHAU CỦA NGƯỜI NGHÈO SỰ NHẪN NẠI CỦA NGƯỜI NGHÈO KHÍ PHÁCH CỦA NGƯỜI NGHÈO MỘNG TƯỞNG CỦA NGƯỜI NGHÈO SỰ THAM LAM CỦA NGƯỜI NGHÈO
  4. SỰ DÃ MAN CỦA NGƯỜI NGHÈO HƯ VINH CỦA NGƯỜI NGHÈO SỰ TỰ TẠI CỦA NGƯỜI NGHÈO MỘT VỐN VẠN LỜI CỦA NGƯỜI NGHÈO NGƯỜI NGHÈO DỰA VÀO ĐƠN VỊ NGƯỜI NGHÈO ĐƯỢC LỰA CHỌN NGƯỜI NGHÈO HỌC NGHỀ NGƯỜI NGHÈO TIẾC RẺ NHỮNG THỨ VÔ BỔ NGƯỜI NGHÈO HƯỚNG TỚI TIỀN LƯƠNG THEO NĂM LƯƠNG CAO NGƯỜI NGHÈO CHỈ
  5. CẦN VUI VẺ NGƯỜI NGHÈO ĐEO VÀNG NGƯỜI NGHÈO XEM TI VI NGƯỜI NGHÈO TÁN CHUYỆN DANH THIẾP CỦA NGƯỜI NGHÈO NGƯỜI NGHÈO TÌM ĐẾN THÂN THÍCH NGƯỜI NGHÈO ĂN ĐỒ BỔ NGƯƠI NGHÈO KHÔNG PHỤC SỰ PHỤC THÙ CỦA NGƯỜI NGHÈO CHO NÊN CẦN PHẢI BÁO THÙ NGƯỜI NGHÈO MỜI KHÁCH
  6. NGƯỜI NGHÈO MUỐN KIẾM TIỀN NHIỀU NGƯỜI NGHÈO MUỐN PHÁT TÀI LỚN NGƯỜI NGHÈO KHỔ GIỮ CỦA NGƯỜI NGHÈO GIÚP NGƯỜI LẬP NGHIỆP NGƯỜI NGHÈO MUỐN LÀM NGƯỜI GIÀU NHANH NGƯỜI NGHÈO HẬN NHẤT LÀ KHÔNG BÌNH ĐẲNG NGƯỜI GIÀU TỪ CHỐI NGƯỜI NGHÈO NGƯỜI NGHÈO THÙ ĐỊCH NGƯỜI
  7. GIÀU NGƯỜI NGHÈO ĐỒNG TÌNH VỚI NGƯỜI NGHÈO NGƯỜI NGHÈO THÍCH XƯNG ANH XƯNG EM NGƯỜI NGHÈO DỄ TIN VÀO NHỮNG NƠI CÓ TIẾNG TĂM PHƯƠNG PHÁP CỦA BẠN KHÔNG CÓ GÌ CŨNG LÀ MỘT KHOẢN TÀI SẢN LÀ NGƯỜI NGHÈO, BẠN SỢ GÌ NGƯỜI NGHÈO THÍCH NÓI “QUYẾT CHƠI MỘT CANH BẠC” NGƯỜI NGHÈO LIỀU CHẾT MỘT
  8. PHEN NGƯỜI NGHÈO KHAO KHÁT MIẾNG BÁNH TRỜI CHO NGƯỜI NGHÈO BỎ RA SỨC LỰC LỚN NGƯỜI NGHÈO MUA NGƯỜI GIÀU BÁN LÀM CHIẾC BÁT TO RA LÀM MỘT VIỆC ĐẾN CÙNG NGƯỜI NGHÈO LÀM SỰ VIỆC, NGƯỜI GIÀU LÀM SỰ NGHIỆP DÁM LÀM VIỆC LỚN ĐỪNG NGHĨ LÀM MỘT ÔNG CHỦ CÓ TẦM CỠ
  9. TỪ LƯỢNG ĐỔI ĐẾN CHẤT ĐỔI SINH TỒN THEO KIỂU CHIM DI CƯ THEO MÙA NGƯỜI NGHÈO KHÔNG CẦN PHẢI CHỊU ƠN HUỆ TIỀN CỦA NGƯỜI NGHÈO GỬI Ở NGÂN HÀNG DÙ KIẾM TIỀN ĐƯỢC NHIỀU HƠN,HỌ VẪN LÀ NGƯỜI NGHÈO NGƯỜI NGHÈO MUA ĐỒ, NGƯỜI GIÀU ĐẦU TƯ NGƯỜI NGHÈO ĐẦU TƯ LÀM GIÀU VÌ SAO NGƯỜI NGHÈO KHÔNG
  10. ĐẦU TƯ NGƯỜI NGHÈO CHỚ THỂ HIỆN MÌNH NGHÈO NGƯỜI NGHÈO CẦN CÓ TÍN DỤNG NGƯỜI NGHÈO BỊ LỢI DỤNG VỐN CỦA NGƯỜI NGHÈO TIỀN ĐỒ CỦA NGƯỜI NGHÈO TIỀN CỦA NGƯỜI NGHÈO KHÔNG PHẢI LÀ VỐN MƯỜI NĂM ĐẦU CỦA NGƯỜI NGHÈO NGƯỜI NGHÈO THIẾU TỰ TIN CÔNG SỨC NHỎ NHOI CỦA
  11. NGƯỜI NGHÈO TÀI NGUYÊN QUÍ BÁU CỦA NGƯỜI NGHÈO LÀ BỘ ÓC NGƯỜI NGHÈO LÀM NHIỀU HƯỞNG NHIỀU NGƯỜI NGHÈO LÀM GIÀU DỰA VÀO TỐ CHẤT ĐẦU TƯ LỚN NHẤT CỦA NGƯỜI NGHÈO LÀ GIÁO DỤC VỐN TRI THỨC CẦN PHẢI DỰA VÀO VỐN TƯ BẢN TIỀN ĐỒ CỦA BẠN NGƯỜI NGHÈO CẦN CÔNG BẰNG NGƯỜI NGHÈO CẦN PHẢI TẤN
  12. CÔNG VÀO NHỮNG CƠ HỘI KHÔNG BÌNH ĐẲNG LỐI THOÁT CỦA NGƯỜI NGHÈO Ở HÀNH ĐỘNG. CƠ HỘI PHÁT TÀI VĨ ĐẠI NHẤT TRONG LỊCH SỬ TIẾN BƯỚC VÀO GIAI CẤP TƯ SẢN DÂN TỘC TẦNG LỚP GIÀU CÓ ĐANG NỔI LÊN SỐNG ĐƠN GIẢN CHÍNH LÀ HẠNH PHÚC HIỂU RÕ ĐƯỢC THÌ TỐT
  13. Những điều liên quan tới Hạnh Phúc [Thay cho lời mở đầu] Có một câu chuyện kể rằng, một nhà triệu phú già khi đi dạo chơi trong ánh nắng ấm áp mùa đông đã gặp một anh chàng sống lang thang cũng đang ngồi sưởi nắng dưới chân một bức tường. Ông ta bèn hỏi anh chàng : “Vì sao anh không đi làm ?” - Vì sao lại phải đi làm ? - Anh chàng kia trả lời. - Đi làm sẽ kiếm được tiền. - Kiếm tiền để làm gì ? - Kiếm tiền để có thể được sống trong những ngôi nhà lớn sang trọng, được thưởng thức các loại cao lương mỹ vị, có thể được cùng người nhà sống cuộc đời sung sướng. - Sau đó thì sao ? - Khi về già sẽ chẳng phải lo chuyện ăn mặc, giống như tôi đấy, ngày ngày dạo chơi, sưởi nắng. - Thế không phải là tôi cũng đang sưởi nắng đấy ư ? Đây nhất định phải là tác phẩm của một người yêu thích triết học, thoạt nghe ta có cảm giác
  14. rất hay, không ít người nghèo hẳn sẽ tìm thấy sự an ủi từ trong câu chuyện nọ. Thực sự rất nhiều khi hạnh phúc liên quan đến giàu nghèo. Nhưng với câu chuyện kể trên mà nói, nó được mở ra trong một bối cảnh đặc biệt, nó đã lựa chọn đúng một quãng đời được coi là tươi đẹp nhất của anh chàng lang thang, thêm vào đó một chút triết lí và ý thơ, và như vậy, cuộc sống của anh chàng lang thang không những không đáng buồn, mà ngược tại còn khiến người ta hâm mộ. Nhưng nếu nhà triệu phú hỏi lại anh ta rằng, lẽ nào việc sưởi nắng là tất cả cuộc sống ? Sau khi mặt trời lặn thì làm gì đây ? thì người lang thang sẽ trả lời ra sao ? Không phải tự lừa mình, lừa người, ngoài một số rất ít người coi cuộc sống chỉ như là một sự trải nghiệm nghệ thuật để có thể thể nghiệm được ý nghĩa của sự lang thang ra, còn phần lớn mọi người, tất cả những người bình thường khi rơi vào bước đường đó, thực tế đều không biết làm sao được. Người Trung Quốc thường sùng bái những lạc thú thông thường, coi đó là giới hạn tinh thần. Nếu thực sự có thể sống thanh bạch ít ham muốn thì điều đó cũng không phải là việc xấu. Nhưng, những
  15. cái muốn có lại không có được, đành phải co mình lại trong một góc, tự mình lẩm bẩm cho rằng mình đang hưởng lạc thú thì đó lại chính là sự trốn chạy, bất tài và nhu nhược. Chỉ có cách nhìn thẳng vào cái nghèo của mình, người nghèo mới có thể tìm ra biện pháp thoát khỏi tình trạng hiện tại. Suy cho cùng, chúng ta đều là con người, rất nhiều khi giàu và nghèo thực sự liên quan đến hạnh phúc.

Page 2

YOMEDIA

Tham khảo sách 'vì sao bạn nghèo', kỹ năng mềm, tâm lý - nghệ thuật sống phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

25-09-2012 379 126

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề