Sán bã trầu xâm nhập vào cơ thể người qua đầu

Sán bã trầu kí sinh ở đâu ? Có xuất hiện ở người hay không và gây nguy hiểm như thế nào đang được rất nhiều lượt tìm kiếm trên google cũng như trên các trang thông tin khác. Bởi đây là một loại sán xuất hiện nhiều tại Việt Nam cũng như Đông Nam Á chúng ta, gây ảnh hưởng không nhỏ.

Ngày hôm nay để giúp chúng ta hiểu hơn về sán bã trầu kí sinh ở đâu ? Và các căn bệnh do loại sán nào gây ra. Dr Quỳnh sẽ trực tiếp chia sẻ tất cả các thông tin qua bài viết này.

Sán bã trầu kí sinh ở đâu ?

Sán bã trầu còn được gọi là Fasciolopsis buski, loài sán nào có kích thường chiều dài  từ 2 đến 2,8cm, chiều rộng khoảng 0,8 đến 2cm,  tùy từng độ tuổi của sán.

Sán bã trầu kí sinh ở đâu ? Hiện nay sán bã trầu thường kí sinh ở tá tràng của con người và bộ phận ruột non của vật nuôi cụ thể ở đây là lợn, trâu bò. Loài ký sinh trùng này lây nhiễm qua đối tượng của chúng bằng đường tiêu hóa và qua các trung gian là các loài ốc.

Sán bã trầu xâm nhập vào cơ thể người qua đầu
Sán bã trầu kí sinh ở đâu

Loài sán này sau khi phát triển ở ruột sẽ đẻ trứng và theo đường tiêu hóa ra ngoài môi trường và tiếp tục trở thành ấu trùng và qua các vật trung gian sẽ xâm nhập vào cơ thể vật nuôi cũng như con người.

Cách phòng tránh sán bã trầu

Nguy cơ mắc bệnh sán bã trầu thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Hiện nay để tránh mắc bệnh sán bã trầu thì cần thực hiện các biện pháp sau đây: 

  • Luôn luôn ăn chín, uống sôi mỗi ngày
  • Vệ sinh không gian xung quanh sạch, gọn
  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và theo định kỳ 
  • Tẩy sán cho vật nuôi theo định kỳ
  • Tẩy sán cho mình và người thân 
  • Luôn luôn vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc với vật nuôi
  • Không nên tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước bẩn, đất bẩn, chất thải bẩn….
  • Hạn chế sử dụng các món ăn không nấu chín hoàn toàn
  • Xử lý nguồn chất thải của các vật nuôi khoa học, sạch sẽ

Những cách làm này tuy đơn giản nhưng sẽ giúp bạn phòng tránh được loại sán nguy hiểm nãy cũng như bảo vệ sức khỏe của mình và những người trong gia đình.

Các triệu chứng của bệnh sán bã trầu ở cơ thể con người

Hiện nay người bệnh khi mắc bệnh sán bã trầu có thể gặp một số triệu chứng sau đây: 

  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, thường xuyên muốn nằm
  • Người thiếu máu và xuống cân nhanh chóng
  • Thường xuyên bị tiêu chảy, kèm đau bụng một cách bất thường không rõ lý do 
  • Hệ tiêu hóa bị rối loạn 
  • Bụng to bất thường

Ngoài ra những người nhiễm sán bã trầu còn có thể bị phù các bộ phận trên cơ thể như mặt, bụng, chân,… nặng hơn nữa có thể gây tràn dịch tim, tràn dịch phổi,…. dẫn tới tử vong. Bên cạnh đó nếu lượng sán bã trầu trong ruột lớn thì còn gây thủng ruột, tắc ruột, bắt buộc phải phẫu thuật.

Sán bã trầu xâm nhập vào cơ thể người qua đầu
Hình ảnh sán bã trầu

Sán bã trầu gây nguy hiểm cho con người cũng như sức khỏe. Vì thế mỗi người cần phải thực hiện biện pháp phòng tránh bệnh sán bã trầu, đồng thời nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như trên thì hãy liên hệ ngay bác sĩ để được chỉ dẫn cũng như thăm khám.

Nguyên tắc điều trị sán bã trầu

Sán bã trầu gây tổn thương nghiêm trọng tới ruột và tá tràng của con người. Bên cạnh đó còn hút hết nguồn dinh dưỡng khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, mệt mỏi,… Vì thế cần phải có biện pháp điều trị kịp thời cho người bệnh. 

Phát hiện sán bã trầu càng sớm thì quá trình điều trị sán khỏi cơ thể càng được rút ngắn. Hiện nay để phát hiện ra sán bã trầu thì thưởng sử dụng phương pháp chẩn đoán qua các triệu chứng ban đầu hoặc thực hiện các xét nghiệm liên quan. 

Sau khi xác định được tình trạng cơ thể người bệnh cũng như sán bên trong cơ thể mới thực hiện xác định phương pháp điều trị hợp lý. Tuy nhiên với bất cứ phương pháp điều trị sán bã trầu nào thì bác sĩ cũng như người bệnh cần tuân theo các nguyên tắc như sau để mang lại hiệu quả: 

  • Tiến hành điều trị sán bã trầu theo liệu trình sớm nhất có thể 
  • Sử dụng loại thuốc đặc trị sán bã trầu 
  • Nên sử dụng các biện pháp cũng như thuốc để nâng cao thể trạng cho người nhiễm sán bã trầu. 
  • Đối với những người mang thai hoặc mang các căn bệnh cấp tính như suy tim, gan, thận,…. hay có cơ địa dị ứng thì cần lưu ý và xem xét sử dụng các loại thuốc thích hợp.

Như vậy trên đây là các thông tin về sán bã trầu ký sinh ở đâu cũng như mối nguy hiểm của loại ký sinh trùng này gây ra cho sức khoẻ con người. Bài viết hôm nay Dr Quỳnh cũng đã chia sẻ tới mọi người nguyên tắc điều trị sán bã trầu để tham khảo.

Hy vọng với những thông tin trên đây của Dr Quỳnh sẽ giúp bạn bảo vệ mình và những người thân khỏi loài ký sinh trùng sán bã trầu. 

Đăng ký xét nghiệm máu tại nhà để tầm soát nhiễm giun sán xin liên hệ hotline: 0786893406 DrQuynh

Sán bã trầu xâm nhập vào cơ thể người qua đầu
Xét nghiệm máu tại nhà

Mọi sao chép xin dẫn nguồn website: https://drquynh.com/

Fasciolopsis (/ˌfæʃi[invalid input: 'ɵ']ˈlɒps[invalid input: 'ɨ']s/[1] hay /fəˌʃ.[invalid input: 'ɵ']ˈlɒps[invalid input: 'ɨ']s/)[2] là một chi động vật. Chỉ có một loài được công nhận: Fasciolopsis buski, trong tiếng Việt gọi là sán bã trầu.

Sán bã trầu xâm nhập vào cơ thể người qua đầu
Fasciolopsis

Fasciolopsis buski egg

Phân loại khoa họcGiới (regnum)AnimaliaNgành (phylum)PlatyhelminthesLớp (class)TrematodaPhân lớp (subclass)DigeneaBộ (ordo)Plagiorchiida (Echinostomida)Phân bộ (subordo)EchinostomataHọ (familia)FasciolidaeChi (genus)Fasciolopsis
Looss, 1899Loài (species)F. buskiDanh pháp hai phầnFasciolopsis buski
Morakote & Yano, 1990

 

Giải phẫu chung của sán bã trầu.

Đây là một loài ký sinh trùng đáng chú ý có tầm quan trọng về y tế ở người và tầm quan trọng thú y ở lợn. Nó là loài ký sinh trùng phổ biến ở người và lợn và là phổ biến nhất ở miền Nam và Đông Nam Á. Sán bã trầu khác với hầu hết các loài sán sống ký sinh ở các loài động vật có vú lớn ở chỗ chúng sống trong ruột chứ không phải là gan như các loài Fasciola. Fasciolopsis buski thường xâm chiếm khu vực trên của ruột non, nhưng trong nhiễm nặng chúng cũng có thể được tìm thấy trong dạ dày và vùng dưới của ruột. Fasciolopsis buski là nguyên nhân của tình trạng bệnh lý bệnh sán lá ruột lợn (fasciolopsiasis).[3]

Tại London, George Busk lần đầu mô tả Fasciolopsis buski vào năm 1843 sau khi tìm thấy nó trong tá tràng của một thủy thủ. Sau nhiều năm nghiên cứu và tự thử nghiệm cẩn thận, năm 1925, Claude Heman Barlow đã xác định vòng đời của chúng trong con người.[4][5][6]

Sán bã trầu có tên khoa học là Fasiolopsis buski. Kích thước dài 2– 5 cm, rộng 8-20mm, dày 0,5-3mm. Đối tượng là người và lợn (ký sinh ở tá tràng người và ruột non lợn). Lây nhiễm qua đường tiêu hóa. Vật chủ trung gian là ốc gạo, ốc mút. Cơ quan sinh dục phát triển.

Cách tiêu diệt là uống thuốc tẩy sán.

  • Rửa rau sạch hoặc nấu chín khi ăn.
  • Vệ sinh môi trường.
  • Ăn chín uống sôi.
  • Vệ sinh sạch sẽ. 
  • Tẩy sán 6 tháng 1 lần.

  1. ^ us dict: făsh′·ē·ō·lŏp′·sĭs
  2. ^ us dict: fə·shī′·ō-
  3. ^ Roberts L. S., Janovy J., Jr. (2009). "Foundations of Parasitology." McGraw Hill, New York, USA, pp. 272–273. ISBN 0-07-302827-4
  4. ^ Barlow, Claude Heman (1921). “Experimental Ingestion of the Ova of Fasciolopsis buski; Also the Ingestion of Adult Fasciolopsis buski for the Purpose of Artificial Infestation”. The Journal of Parasitology. 8 (1): 40–44. doi:10.2307/3270940. JSTOR 3270940.
  5. ^ Dr. Claude Heman Barlow. Barlowgenealogy.com. Truy cập 2012-12-18.
  6. ^ Barlow, Claude Heman (1925). “The Life Cycle of the Human Intestinal Fluke Fasciolopsis Buski (Lankester)”. American Journal of Hygiene: 98.

  • Centers for Disease Control and Prevention (CDC) Lưu trữ 2009-10-09 tại Wayback Machine
  • North-Eastern Hill University
  • BioLib
  • The Taxonomicon
  • Atlas of Medical Parasitology Lưu trữ 2010-04-13 tại Wayback Machine
  • ZipcodeZoo
  • Parasites in Humans
  • Kumar Saurabh, Shilpi Ranjan, 2017. Fasciolopsiasis in children: Clinical, sociodemographic profile and outcome Lưu trữ 2020-02-08 tại Wayback Machine. Indian journal of medical microbiology.vol 35, issue 4, page 551-554, DOI: 10.4103/ijmm.IJMM_17_7

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Sán_bã_trầu&oldid=68321017”