Siêu âm thai quá nhiều lần có bị làm sao không

Nhảy đến nội dung

Bác sĩ ơi, siêu âm hoài con em có sao không?

Thứ Ba, 06:16, 05/07/2016

Nhiều mẹ bầu thường hỏi bác sĩ: “siêu âm hoài con em có sao không?”. Bài viết dưới đây của bác sĩ Lê Tiểu My [BV Đa khoa Mỹ Đức- TP.HCM] sẽ giúp bạn hiểu về siêu âm và nên siêu âm thai vào những thời điểm nào.

1. Siêu âm là gì vậy?

Siêu âm là một thiết bị [hay dễ hiểu hơn là cái máy] có thể ghi nhận hình ảnh bên trong cơ thể của bạn. Đến đây chỉ xin bàn về em bé trong tử cung của mẹ. Dĩ nhiên, bác sĩ có thể thấy gan, thận, lách, ruột…trong bụng mẹ, nhưng tuyệt vời nhất là là nhìn em bé!. Bác sĩ siêu âm có thể quan sát thấy: bao nhiêu bé trong tử cung; kích cỡ bé như thế nào, tim bé đập như thế nào, nhanh hay chậm [tính trên một phút]; các cơ quan trên cơ thể bé có bình thường không, có thể tính tương đối chính xác ngày dự sanh nếu siêu âm sớm.

Ghi nhận hình ảnh bằng máy siêu âm có thể ghi lại giống như video, hay hình ảnh hiển thị ra máy tính, nhân viên y tế sẽ in lại ảnh này cho bạn.

2. Siêu âm hoạt động như thế nào? Siêu âm là những sóng âm tần số cao mà tai mình không nghe được. Nhớ nghe, nó là sóng âm [tức là âm thanh- nên bé không bị chói mắt, không bị đau khi làm siêu âm]. Sóng âm này được phát từ một thiết bị gọi là “đầu dò”, truyền sóng âm qua da, đi qua thành bụng để ghi nhận hình ảnh bên trong bằng cách dội lại.

Siêu âm khác X quang ở chỗ tia siêu âm không phải tia xạ. Đây chính là yếu tố chính để khẳng định tính an toàn của siêu âm cho thai nhi.

hình minh họa.

3. Tại sao khi có thai phải siêu âm?
Tại vì siêu âm giúp các mẹ biết: mình có mấy thai, bé có phát triển đúng tuổi thai hay không [có nhỏ quá hay to quá so với tuổi thai không], có bất thường gì ở mặy mũi tay chân, hay tim gan phổi không, bánh nhau có ở vị trí bình thường không… Quá giúp ích còn gì!

Còn cái này nữa, con mình là con trai hay con gái không phải điều quan trọng, nhưng nhiều khi, siêu âm có thể phát hiện bất thường sinh dục bẩm sinh: bác sĩ sẽ khảo sát xem có tinh hoàn không, có bị dị tật sinh dục không.vv…

Mấy câu này thật sự là các mẹ cần hỏi: - Con tôi có phát triển đúng tuổi thai không? - Con tôi có gì bất thường về hình dạng không? Cái đó có nghiêm trọng không? - Nước ối như vậy có gọi là bình thường không?

- Bánh nhau có bất thường không?

4. Cần chuẩn bị gì trước khi đi siêu âm?
Nếu siêu âm bụng, bác sĩ sẽ dặn bạn nhịn tiểu. Tuy nhiên khi siêu âm thai, cái này không cần thiết tuyệt đối. Vì đặc điểm phụ nữ mang thai sẽ tiểu nhiều lần do bàng quan bị chèn ép, nên nếu có đi tiểu trước khi siêu âm cũng không sao. Trong một số trường hợp đặc biệt cần siêu âm đường âm đạo, bạn cần đi tiểu trước đó thì siêu âm sẽ dễ dàng hơn, chính xác hơn và bạn cũng dễ chịu hơn.

5. Siêu âm bình thường thì chắc chắn con tôi bình thường phải không? Câu trả lời – đáng buồn – là không chắc chắn. Do vậy, khi có thai, bạn sẽ được tử vấn và giải thích thực hiện nhiều loại xét nghiệm khác nhau để tầm soát các bất thường. Qua siêu âm chỉ dự đoán khoảng 80% dị tật. Nguyên nhân: có những dị tật nhỏ, biểu hiện muộn, hay khiếm khuyết về chức năng [ví dụ như điếc] không thể chẩn đoán bằng siêu âm.

Tay nghề, kinh nghiệm bác sĩ siêu âm và máy siêu âm tốt cũng góp phần ảnh hưởng đến khả năng tầm soát. Ngoài ra, tư thế em bé, thành bụng của mẹ dày, nước ối quá ít cũng là những yếu tố cản trở cho khảo sát thai nhi. Do đó, mặc dù có thể phát hiện nhiều bất thường nhưng không thể phát hiện tất cả bất thường.

6. Siêu âm nhiều lần trong thai kỳ có gây hại gì không? Siêu âm thai được ứng dụng tầm khoảng hơn 30 năm. Cho đến nay chưa có dữ liệu nào cho thấy gây hại đến thai. “Chưa có” không đồng nghĩa với “không có”, do đó, chỉ cần thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ khám thai. Không nên siêu âm trong những trường hợp sau: - Siêu âm chỉ để khảo sát giới tính. - Siêu âm chỉ để ghi nhận hình ảnh hay video của bé để “cho vui”

- Siêu âm mỗi tuần để biết bé có lên cân hay không vì mẹ không lên cân.

7. Không có điều kiện siêu âm thì nên siêu âm mấy lần là đủ? Câu hỏi này khó à, tại vì mỗi tuổi thai, siêu âm lại có những giá trị khác nhau. Thôi thì nếu vì lý do gì đó, chỉ có thể siêu âm 1 lần, nên chọn siêu âm lúc khoảng 22-23 tuần, đánh giá tổng thể thai nhi [còn gọi là siêu âm hình thái học].

Còn thông thường, ít nhất nên siêu âm vào những thời điểm sau:

- Khi trễ kinh khoảng 2 tuần: để xác định có thai hay không, thai có trong lòng tử cung hay không! Thực tế có vài tình huống phức tạp hơn, nhưng nếu thấy phôi thai trong lòng tử cung, bác sĩ cũng sẽ đánh giá luôn hoạt động của tim thai thế nào.

- Khi thai độ khoảng 12 tuần: giai đoạn này có một loại siêu âm quan trọng là đo khoảng sáng sau gáy. Độ dày này cùng với xét nghiệm máu sẽ giúp đánh giá nguy cơ bất thường một số nhiễm sắc thể của bé nếu có.

- Khi thai khoảng 21-23 tuần: siêu âm cực kỳ quan trọng là siêu âm hình thái học, khảo sát toàn diện nhằm tầm soát dị tật bẩm sinh của bé.

- 3 tháng cuối thai kỳ: tuỳ tình trạng thai mà bác sĩ của bạn sẽ chỉ định siêu âm, chủ yếu đánh giá bé có phát triển đúng tuổi thai hay không, hoặc phát hiện những dị tật biểu hiện muộn.

Cuối cùng, các bà mẹ đang mang thai ơi, rất nên dành thời gian “nói chuyện” với con, suy nghĩ về những điều tươi đẹp, chứ đừng mất công đi xem “hôm nay con được mấy trăm gram rồi”, nhé!./.

BS Lê Tiểu My/BV Đa khoa Mỹ Đức

Trong số các đơn vị vi phạm dẫn đầu là Nhà xuất bản [NXB] Thanh Hóa với 6 đầu sách, NXB Văn hóa Thông tin có 6 đầu sách tiếp đến là NXB Thanh niên 05 đầu sách…

Trong số các đơn vị vi phạm dẫn đầu là Nhà xuất bản [NXB] Thanh Hóa với 6 đầu sách, NXB Văn hóa Thông tin có 6 đầu sách tiếp đến là NXB Thanh niên 05 đầu sách…

Không nên ăn các loại rau mầm sống như rau mầm cải, giá đỗ, bởi chúng chứa nhiều vi khuẩn, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi.

Không nên ăn các loại rau mầm sống như rau mầm cải, giá đỗ, bởi chúng chứa nhiều vi khuẩn, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi.

[VOV] - Bộ Y tế Việt Nam cấm các biện pháp xác định giới tính thai nhi để đảm bảo cho hạnh phúc và sự bền vững của gia đình.

[VOV] - Bộ Y tế Việt Nam cấm các biện pháp xác định giới tính thai nhi để đảm bảo cho hạnh phúc và sự bền vững của gia đình.

Siêu âm thai nhiều có hại không? luôn là câu hỏi có nhiều tranh cãi. Tuy nhiên cũng có thông tin rằng siêu âm thai có nhiều như thế sẽ không tốt cho con. Vậy thực hư thông tin này ra sao bài viết sau sẽ cho các mẹ bầu những thông tin cần thiết nhất.

1. Siêu âm thai nhiều có hại không?

Hiện nay vẫn còn có nhiều tranh cãi về việc siêu âm thai có thực sự an toàn hay liệu có những ảnh hưởng xấu của sóng siêu âm tới sức khỏe của mẹ và bé hay không. Theo một số nghiên cứu thế giới đang chỉ ra nguy cơ làm giảm thính lực của thai nhi của việc siêu âm thai nhiều lần. Tuy nhiên, ngược lại nhiều nhà khoa học và bác sĩ cam đoan rằng cường độ sóng âm là quá thấp để có thể ảnh hưởng đến thai nhi hoặc người mẹ. Tỷ lệ dị tật thai nhi đang tăng lên trong những năm gần đây không khiến chúng ta không thể không nghi ngờ với tất cả những yếu tố nguy cơ tiềm tàng như di truyền, môi trường. Cũng có thể cả chế độ chăm sóc sức khỏe thai kỳ, có cả việc siêu âm thai.

Mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ  thông tin  siêu âm thai nhiều có hại không

2. Siêu âm thai bao nhiều lần là tốt nhất?

Theo các bác sĩ sản khoa khuyến cáo, trong suốt quá trình mang thai, phụ nữ mang thai chỉ cần siêu âm 3 lần là đủ để theo dõi sự phát triển của thai nhi, và phát hiện dị tật không mong muốn. Trong suốt quá trình thai ngén có 3 thời điểm bắt buộc mẹ bầu phải đi siêu âm thai:

- Tuần 12-14 của thai kỳ: thời điểm tốt nhất để xác định tuổi thai và đo độ mờ da gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễn sắc thể. Với những bất thường này có thể là nguyên nhân gây bệnh Down dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành...

- Tuần 21 -24 của thai kỳ: thời điểm khảo sát hình thể thai nhi bao gồm cột sống, hộp sọ, não, tim và phổi,,, nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường của thai như như hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng. Bên cạnh đó, bạn có thể khảo sát về bánh nhau và nước ối qua siêu âm.

- Từ tuần 30 - 32 của thai kỳ: chính thời điểm này siêu âm nhằm phát hiện một số bất thường về hình thể thai nhi xảy ra muộn như ở mạch máu, tim và các bất thường ở não như giãn não thất..., đồng thời để chẩn đoán ngôi thai, cân nặng thai nhi, khảo sát bánh nhau, nước ối... Từ đó bác sĩ lâm sàng có thể đánh giá và tiên lượng được cuộc sinh sắp tới, nhất là những thai kỳ có nguy cơ cao để có thể cho nhập viện sớm hơn trước ngày dự sinh. Đối với những thai kỳ nguy cơ cao như tim sản, cao huyết áp... số lần khám thai và siêu âm sẽ nhiều hơn với nhịp độ dày hơn vì các lý do y học.

Siêu âm thai để theo dõi sự phát triển của thai nhi, phát hiện dị tật không mong muốn

3. Mẹ bầu trước khi đi siêu âm cần lưu ý gì?

- Thời gian của quá trình siêu âm thường kéo dài từ 5-15 phút.

- Trước khi siêu âm, mẹ bầu nên uống nhiều nước và nhịn tiểu.

- Bác sĩ siêu âm sẽ quét một lớp gel hoặc kem chuyên dụng lên bụng mẹ bầu với mục đích giúp quá trình truyền sóng âm tốt hơn.

Phương pháp siêu âm thai thường xuyên không nhằm mục đích chuẩn đoán bệnh có khả năng tác động đến chức năng sinh học của bộ phận trong cơ thể. Như thế, siêu âm thai nhiều có hại không? thì trong quá trình mang thai, nếu bạn được bác sĩ chỉ định siêu âm nhiều lần do những nghi vấn về sức khỏe thì bạn nên an tâm làm theo. Còn nếu bạn chỉ muốn nhìn thấy con thì nên cân nhắc tới những nguy cơ ảnh hưởng xấu tới bé, dù là rất thấp.

Để biết thêm thông tin chi tiết các gói thai sản và chương trình khuyến mại tại bệnh viện đa khoa Bảo Sơn, Khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài 1900599858Hotline 0915850770

Tham khảo bài viết liên quan: siêu âm 5D là gì

Video liên quan

Chủ Đề