Sinh viên với việc học tập ở môi trường đại học

Để học tập hiệu quả trong môi trường đại học

Th. Anh

14:30 24/10/2021

Sự phân tâm, không chuẩn bị trước về phương pháp học tập có thể khiến các bạn sinh viên gặp nhiều khó khăn khi học hỏi, thậm chí trượt dài trong những giai đoạn sau đó. Vì vậy có được một phương pháp học tập hiệu quả là điều rất cần thiết, đặc biệt với các tân sinh viên vừa mới bước chân vào cánh cửa đại học.

Bước vào giảng đường đại học, sinh viên sẽ tiếp cận phương pháp học tập khác với thời phổ thông.

Việc học cần xuất phát từ yêu thích và đam mê

Theo TS Lê Thị Lan Anh, giảng viên Trường ĐHSP Hà Nội 2: Mỗi người có một cách học tập khác nhau. Trước hết, việc học phải xuất phát từ yêu thích và đam mê. Từ việc lấy người học làm trung tâm, cô Lan Anh chia sẻ với các tân sinh viên từ khóa “student” để nói về phương pháp học tập cũng như nghiên cứu khoa học sinh viên. “Student” gồm: Sách, tự học, ứng dụng, độc lập, ép, nghiên cứu, tự tin.

Với sách, cô Lan Anh nói rằng, những sinh viên giỏi thì thư viện bao giờ cũng là ngôi nhà thứ hai. Tự học thì là kỹ năng “vua” của mọi thời đại. Trong cuộc đời của mỗi chúng ta có 3 phương thức để học, đó là bắt chước, giáo dục nhà trường và tự học. Nhưng trong đó, tự học là quãng đời dài nhất. Và tự học sẽ biến tri thức nhân loại thành kiến thức của chúng ta.

Với ứng dụng, học phải đi đôi với hành. Học xong các bạn có thể dạy lại, hoặc viết lại, hoặc có thể truyền đạt lại cho người khác hiểu. Khi các bạn là sinh viên, đặc biệt là sinh viên sư phạm, các bạn có thể làm gia sư. Còn “độc lập” học tập thì luôn gắn liền với tư duy phản biện để giải quyết vấn đề. “Ép” là không có áp lực thì không thể có kim cương, chúng ta cần ép mình vào những kỷ luật đã định. Và khi đã định thì phải thực hiện.

Muốn học tốt trong trường đại học, ngay từ sinh viên năm nhất, nếu các bạn cảm thấy thiếu kỹ năng nào thì hãy bổ sung. Năng lực nào vượt trội thì thêm mài sắc. Ngoài ra là tập trung vào nghiên cứu khoa học nếu có khả năng và tự tin về bản thân mình…

Cũng nói đến những phương pháp học tập hiệu quả ở bậc đại học, chuyên gia tâm lý, TS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu cho rằng: Để học tập hiệu quả ở bậc đại học, sinh viên cần chủ động kết hợp giữa học trong sách vở, trao đổi khi lên lớp và vận dụng vào thực tế, dù học tập tập trung tại trường hay học tập trực tuyến.

Sinh viên cũng cần đảm bảo được 3 yếu tố chuyên môn - kỹ năng mềm - thái độ để có thể nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp tốt nhất.

Chuẩn bị kỹ khi học tập online

Theo các giảng viên đại học, bước vào giảng đường đại học, sinh viên sẽ tiếp cận phương pháp học tập khác với thời phổ thông. Ngay cả thời gian học cũng sẽ có khác biệt so với thời học trên ghế trường phổ thông. Trong đó, đặc biệt, các bạn sinh viên sẽ tiếp cận nhiều hơn với phương pháp học tập trực tuyến.

Cô Kiều Phương Hảo - Trường ĐHSP Hà Nội 2 cho biết: Để học tập trực tuyến hiệu quả, trước khi vào học, sinh viên cần chủ động đọc trước nội dung chính. Có thể thầy cô sẽ giao cho các bạn những nhiệm vụ phải thực hiện ở nhà. Khi đó các bạn sẽ trả lời và hoàn thành nhiệm vụ đó trước khi vào lớp. Cần truy cập vào lớp học trực tuyến trước ít nhất 5, 10 phút để ổn định lớp học.

Về thiết bị và học liệu cần chuẩn bị đầy đủ, có thể dùng điện thoại thông minh, máy tính bảng, tai nghe, sách giáo trình... Tránh trường hợp đến tiết học rồi lại đi tìm đồ dùng học tập. Không gian lớp học cũng cần yên tĩnh, máy tính có kết nối internet tốt nhất.

Trong khi học, sinh viên cần chủ động tương tác với giảng viên, có trao đổi thảo luận với giảng viên, sinh viên cùng lớp, nghiêm túc thực hiện bài tập nhóm để có giờ học thoải mái. Nếu có phần nào chưa hiểu có thể hỏi trực tiếp thầy cô bằng cách ấn vào biểu tượng giơ tay hoặc nhắn tin.

Về trang phục cần ăn mặc gọn gàng để có không khí học tập như ở trên lớp trực tiếp. Chúng ta cũng nên tắt chuông điện thoại, tắt các ứng dụng không cần thiết khi học. Ngoài ra cần tắt “mic”, chỉ bật khi cần trao đổi. Bên cạnh đó cần bật camera. Việc bật camera và mặc trang phục chỉnh tề giúp cho các bạn cảm thấy mình như đang được ngồi học trên lớp. Buổi học cũng sẽ thêm phần hiệu quả.

Sau khi học xong, các bạn cũng nên tạo những nhóm nhỏ học tập. Các bạn có thể liên kết cùng một vài bạn có chung sở thích, quan điểm, định hướng trong học tập để thảo luận nội dung bài dạy, tương tác hoàn thành nhiệm vụ mà giảng viên giao cho. Ví dụ lập nhóm trên zalo, facebook…

“Phương pháp học tập trực tiếp hay trực tuyến thì đều có những ưu điểm, khuyết điểm nhất định. Ở đâu cũng có thể học hiệu quả được. Quan trọng nhất là người học phải biết cách tự học. Kỹ năng năng tự học là kỹ năng rất quan trọng đối với một sinh viên, giúp các em linh động thời gian học và dễ dàng lựa chọn được địa điểm để học, phân chia thời gian học phù hợp với bản thân. Ngoài ra, chúng ta cần nâng cao sức khỏe bằng việc học tập đúng giờ, tranh thủ nghỉ ngơi trong các giờ nghỉ giải lao, thư giãn cho đôi mắt…” - cô Hải nhấn mạnh.

Chủ đề: Nghiên cứu tự học tân sinh viên môi trường đại học học tập hiệu quả

bởi quản trị viên | Ngày đăng: 11-05-2020

ĐIỂM KHÁC NHAU KHI HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ HỌC ĐẠI HỌC

1. Cách học

Khái niệm tự học hầu như khó có thể thấy ở cách dạy và ở cá nhân mỗi bạn học sinh phổ thông. Tự học là sự tự giác trong học tập, là sự chủ động trong tư duy tìm kiếm kiến thức, kỹ năng học tập không chỉ ở trên lớp mà còn cả ở ngoài nhà trường.

Khi học đại học thì việc tự học trở nên vô cùng quan trọng và cần thiết. đã là sinh viên thì không còn được bố mẹ kèm cặp, nhắc nhở thường xuyên, mà ý thức tự giác sẽ là yếu tố quyết định nhất với năng lực học tập của bạn.

Học đại học, bạn cũng sẽ phải tư duy nhiều hơn với các hoạt động tập thể, nhóm, hay thuyết trình… nhiều hơn. Ngoài ra, các hoạt động ngoại khóa cũng khiến cường độ học tập của sinh viên tăng lên đáng kể.Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ, ở thời điểm này bạn không có sổ liên lạc và cũng chẳng có khái niệm họp phụ huynh, vì bạn đã đủ 18 tuổi và bạn là một người trưởng thành

2. Khối lượng kiến thức

Điểm khác biệt thứ hai giữa đại học và phổ thông đó là khối lượng kiến thức. có thể bạn là học sinh và đang nghĩ rằng lượng kiến thức phổ thông đã quá nhiều, thế nhưng khối lượng kiến thức ở cấp độ đại học lại là vô hạn, nhiều bạn sinh viên còn không biết bao bao nhiêu là đủ.

Khi các bạn là học sinh thì một môn học có thể quanh đi quẩn lại chỉ 1 vài quyển sách và mỗi môn như vậy kéo dài cả năm học còn ở bậc đại học thì không có bất kì một giới hạn nào cho 1 môn học  mỗi sinh viên phải luôn tìm tòi để học hỏi không ngừng những kiến thức thì phải “tự học nhiều hơn”. Một môn học chỉ kéo dài trung bình từ 3-4 tháng.

Rõ ràng sự tăng lên đáng kể về khối lượng kiến thức qua rộng sẽ khiến tân sinh viên gặp phải những khó khăn và thậm chí có thể bị sốc. vì thế mà các bạn tân sinh viên hãy chủ động tìm hiểu và chuẩn bị sẵn sàng để thích nghi với sự thay đổi và khác biệt này.

3. Kiến thức đa dạng

Bởi lẻ vốn kiến thức là vô tận, việc học một môn học đại học không còn như thời phổ thông là học một môn một quyển sách nhất định, mà nó được đúc kết vừa thực tế vừa lý thuyết, có thể môn môn học nhưng có nhiều phạm trù và khái niệm khác nhau. Sự đa dạng về kiến thức sẽ tỉ lệ thuận với cấp bậc học, học càng cao thì kiến thức càng đa dạng.


 

Học đại học khác biệt với phổ thông ở chỗ, muốn giỏi thật sự thì người học cần chủ động đọc rất nhiều loại tài liệu khác nhau, song song đó phải chủ động tìm kiếm các bài tập thực tế, các phương pháp thực hành để cụ thể hóa lý thuyết thành kỹ năng.

4. Tự do

Như đã nói ở trên sự tự học là yếu tố quyết định ở bậc đại học vậy nên giờ giấc, chúng ta tự do hơn về thái độ trên lớp,… không còn được nhắc nhỡ, thầy cô dạy một các khái quát nhưng để có được kiến thức vững thì phải dựa vào bản thân mình, không còn nhận được được nhiều như giúp đỡ như thời phổ thông nữa chúng ta sẽ thấy rất nhiều sự khác biệt khác mà bạn có thể nghĩ ra như: sinh viên có thể sử dụng điện thoại, laptop, máy tính bảng,… Trong lớp, sinh viên cũng có thể để đồ ăn, hay chai nước trên mặt bàn mà không nhiều người để ý [kể cả thầy, cô]. Sinh viên cũng có thể phản biện thầy cô nhiều hơn trong học tập,… Trên đây là những điểm khác biệt cơ bản và dễ nhìn thấy nhất giữa học đại học và học phổ thông.

SINH VIÊN CẦN LÀM GÌ ĐỂ THÍCH NGHI VỚI MÔI TRƯỜNG MỚI?

Như đã viết ở trên sinh viên gặp rất nhiều thay đổi trong việc học tập sự chuyển đổi trong việc chuyển từ phổ thông lên đại học.Các bạn cần thời gian để thích ứng, thậm chí đối với du học sinh điều này còn khó khăn bội phần vậy sinh viên cần làm gì để có thể thích ứng với môi trường mới

1. Dành thời gian tham quan thành phố mình sắp học

Thông thường, các trường sẽ cho sinh viên một khoảng thời gian trống giữa lúc làm hồ sơ nhập học với ngày đầu tiên lên giảng đường. Đây là lúc rất thích hợp để bạn lập kế hoạch khám phá thành phố mình sẽ gắn bó ít nhất 4 năm đại học.

Bạn phải liệt kê ra những địa điểm nổi tiếng hay sẽ thường xuyên lui tới những chuyến xe buýt hay là các địa điểm tham quan. Đây sẽ là một trong những cách tốt nhất giúp các tân sinh viên đối phó với căng thẳng và cảm giác lạc lõng trong những ngày đầu sống xa nhà.

2. Tham gia các nhóm

Các bạn có thể tham các nhóm hát ca, đàn, nhảy hay là công tác xã hội những gì mà các bạn yêu thích.

Các nhóm sinh hoạt là nơi tuyệt vời để tân sinh viên tìm thấy những người có chung sở thích. Ngoài ra, quá trình sinh hoạt, sẽ giúp bạn có thêm nhiều trải nghiệm thú vị của quãng đời sinh viên.

3. Lối sống tự lập

Đại học là cơ hôi cho các bạn trẻ rèn luyện và chứng minh khả năng sống tự lập với gia đình. Số tiền các bạn có trong tay có thể ít nhưng đây lại là điều cần thiết để rèn luyện kỹ năng sống.

Các bạn buộc phải tính toán cẩn thận các chi phí, phải biết tiết kiệm và có động lực tìm việc làm để có thu nhập thêm. Điều này sẽ khiến các bạn bị căng thẳng và có sự tính toán rất kĩ

4. Quản lý tiền học phí chi phí cá nhân

Là một sinh viên, bạn phải biết mức học phí mình phải chi trả. Có rất nhiều cách để tăng/giảm học phí mà một sinh viên mới không để ý đến. Bạn hoàn toàn có thể săn những học bổng giá trị để giảm tiền học phí của mình. Hoặc để giảm lượng học phí xuống mức tối thiểu, bạn có thể chọn đăng ký học môn có học phí cao trước vì rất có thể môn học đó sẽ bị tăng học phí trong kỳ tới. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, bạn có thể vay vốn từ gói hỗ trợ sinh viên của chính phủ. Làm việc bán thời gian để dành tiền đi học cũng là cách hay để bạn rèn luyện bản thân cũng như nuôi dưỡng mơ ước của mình.

Sinh hoạt phí của sinh viên là một câu chuyện dài bất tận và khá đau đầu. Hãy quản lý, cân đối chi tiêu của bản thân và học cách tiết kiệm tiền hàng tháng.Bạn có rất nhiều cách để tiết kiệm sinh hoạt phí cho mình như việc ở chung và share tiền sinh hoạt với bạn cùng phòng, cắt giảm chi tiêu quá đà hay đơn giản chỉ là cẩn thận với đồ đạc để tránh những tên trộm ghé thăm. Và hãy đề học các tệ nạn xã hôik

5. Hãy sống vui vẻ và tìm hiểu nhành mình học

Nếu giải quyết tốt những khó khăn ban đầu thì các tân sinh viên được phép tập trung vào những điều quan trọng nhất, đó là sự vui vẻ. Lúc này, bạn sẽ có cơ hội sống một cuộc sống tự do mà bạn muốn, quen những người bạn mới và có được những kinh nghiệm sống mà bạn không thể biết nếu ở nhà với bố mẹ.

Và có nhiều bạn chưa hiểu rõ nghành mình học hãy tìm hiểu qua sách báo, thầy cô hay là anh chị khóa trên những điều này sẽ giúp bạn có độc lực trong suốt 4 năm học với ngành mình học.

6. Giải quyết rắc rối và tìm thử cảm giác mới

Việc tự lập đôi khi sẽ gây ra một số rắc rối như hỏng xe, hỏng điện, hỏng nước,... cố gắng xử lý nó. Và hãy tìm những thứ cảm giác mới đó là "bung lụa". Đối với nhiều sinh viên, học đại học chính là thời kỳ để họ được thỏa sức sáng tạo, quen dần với việc tự quyết định những vấn đề của chính mình. Tất nhiên, đừng "xõa" theo cách không an toàn và độc hại nhưng bạn chắc chắn sẽ có cuộc sống tự do và thỏa mái hơn so với thời còn học trung học. Bạn đã có thể đi du lịch một mình, bắt đầu tham gia các câu lạc bộ để gặp gỡ những người bạn dễ thương hoặc thời gian biểu của bạn lúc này đã được hoàn toàn "free". Hãy bắt đầu làm mới hình ảnh của bạn bằng một bộ đồ mới, một buổi đi làm lại mái tóc. Chốt lại là hãy bắt đầu hành trình là chính mình ngay trong học kỳ này.

Hãy tìm những tình bạn thực sự nó rất quan trọng với cuộc sống chúng ta.

Truyền thông văn hóa 8.1

Video liên quan

Chủ Đề