Số bìa đỏ ghi ở đâu

CÁCH ĐỌC CÁC THÔNG SỐ GHI TRÊN “SỔ HỒNG”, “SỔ ĐỎ”

Mình đang tìm hiểu về vấn đề này, bác nào có kinh nghiệm thì góp ý thêm ạ, sai thì sửa để chúng ta cùng hiểu.

Liên quan tới việc Nhà nước xác nhận quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân đối với đất đai và tài sản gắn liên trên đất thì ở mỗi thời kỳ sẽ có 1 mẫu giấy chứng nhận khác nhau [Sau đây gọi chung là Sổ].

Cách đọc thông tin trên Sổ phải bắt đầu về việc phân biệt các loại sổ đỏ, sổ hồng, sổ trắng.

Đây là tên gọi dựa theo màu sắc của người dân.

- Mẫu chung hiện nay là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất [Sổ hồng mới] được Bộ TN&MT ban hành căn cứ theo Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009.

- Trước 2010 [cụ thể trước ngày 10/12/2009, ngày Nghị định 88/2009 có hiệu lực thì gồm có 3 loại sổ đỏ và sổ hồng cũ, sổ trắng.

+ Sổ đỏ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất >> cấp cho Đất ở nông thôn, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối [khu vực ngoài đô thị].

Mẫu sổ này được Bộ TN&MT ban hành căn cứ theo Nghị định 64-CP; Thông tư 346/1998/TT-TCĐC

+ Sổ hồng cũ: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở >> cấp cho đất ở khu vực đô thị; mẫu sổ được Bộ Xây dựng ban hành căn cứ theo Nghị định 60-CP  ngày 05/7/1994.

+ Sổ trắng: Tuy không có văn bản nào quy định là Sổ trắng nhưng trong thực tiễn nhiều địa phương xem Sổ trắng là các loại giấy tờ như: Bằng khoán điền thổ, văn tự mua bán nhà ở,…

Bên dưới trang bìa là số phôi của mẫu Sổ. Nhà nước in mẫu rồi gửi về cho địa phương. Địa phương cấp sổ cho ai đó thì địa phương có số để theo dõi riêng. Đó gọi là số vào sổ cấp giấy chứng nhận, thường ghi cuối trang 2.

Sau đây là cách đọc sổ mẫu hiện hành.

Trang 1: Xem thông tin người đứng tên trên sổ

- Xem đất cấp cho cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức

Xem tại  Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành [Dài quá mình không list ra, các bạn click vào link xem nhé]

Lưu ý đối với việc cấp sổ cho Hộ gia đình thì kể từ ngày 05/12/2017, thực hiện theo quy định tại Thông tư 53/2017/TT-BTNMT thì sẽ không còn ghi tên thành viên hộ gia đình trên sổ nữa; chỉ ghi tên chủ hộ mà thôi.

Trang 2:

[1] Xem thông tin thửa đất

- Địa chỉ của thửa đất.

- Xác định được phần diện tích được công nhận. Phần diện tích không được công nhận [thường là đất do lấn chiếm]. Hoặc diện tích đất lưu không.

- Xác định được kích thước các cạnh dựa vào bản vẽ hiện trạng trên sổ. Được ghi trực tiếp trên các cạnh. Hoặc căn cứ vào khoảng cách giữa các điểm.

- Xác định mục đích sử dụng là đất thổ cư, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp,..Muốn chuyển đổi mục đích sử dụng phải làm thủ tục.

- Xác định được phần diện tích sử dụng chung. Hoặc ngõ đi chung.

- Xác định được thời hạn sử dụng đất là lâu dài, hay có thời hạn tới năm bao nhiêu. Nếu có thời hạn thì hết thời hạn chủ đất phải đi làm thủ tục gia hạn sử dụng. Hết thời hạn ghi trên sổ thì chủ đất không thể tiếp tục thực hiện giao dịch chuyển nhượng.

- Xác định được hướng thửa đất: Mũi tên chỉ theo hướng Bắc, bên phải là hướng Đông, trái là hướng Tây.

- Xác định được tài sản gắn liền với đất: Ghi tại vị trí Công trình xây dựng khác.

- Xác định được số thửa đất, số tờ bản đồ.

- Xác định được nguồn gốc sử dụng đất: Với đất ở  thì ghi nhà nước công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất. Với đất trồng cây hàng năm thì ghi: Công nhận QSDĐ như giao đất không thu tiền sử dụng đất.

Xem chi tiết tại Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT.

[2] Xem thông tin nhà ở

Cách đọc sổ đỏ tốt nhất là hiểu được các ghi chép và ký hiệu về nhà ở.

- Địa chỉ nhà ở

- Diện tích xây dựng là diện tích nhà được xây dựng trên thửa đất.

- Diện tích sàn là diện tích mặt bằng xây dựng. [Nếu xây đủ thì tính bằng diện tích xây dựng x số tầng]

- Kết cấu: Bê tông, tường gạch, gỗ, mái tôn,…

- Số tầng

- Cấp [hạng]: cấp 2, cấp 3 hay cấp 4.

- Bản vẽ căn nhà: Thông thường trong tp HCM cập nhật đầy đủ chi tiết mục này hơn.

Xem chi tiết tại Điều 7 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT.

Trang 3, 4:

[1] Xem thông tin quy hoạch

Xem thông tin quy hoạch bằng Cách đọc sổ đỏ là cách làm cơ bản nhất.

- Xem được thông tin quy hoạch ở phần ghi chú. Bao gồm cả việc khi bị thu hồi có được đền bù không.

- Xác định được phần diện tích nằm trong quy hoạch căn cứ vào hình sơ đồ thửa đất. 

- Xem thông tin quy hoạch bằng cách căn cứ vào tọa độ và sử dụng phần mềm.

- Xem thông tin biến động

- Thông thường được cập nhật ở Phần IV. Nếu chưa ghi chép gì tức là chưa có biến động, chưa từng chuyển nhượng cho ai. Tính từ thời điểm cấp sổ gần nhất.

- Xem thông tin bị hạn chế quyền

- Xác định xem sổ có bị hạn chế quyền chuyển nhượng.

- Xác định xem sổ có bị nợ nghĩa vụ tài chính. Sổ nợ nghĩa vụ tài chính không sang nhượng được. Hoặc không thể vay thế chấp ngân hàng.

- Cơ quan cấp giấy chứng nhận. Cơ quan cấp giấy chứng nhận có thể là quận huyện, sở tài nguyên môi trường. Hoặc UBND tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.

Nếu chỉ mua nhà đất và cập nhật tên lên sổ thì cơ quan cấp thường là văn phòng đăng ký đất đai. Và con dấu cũng là con dấu của văn phòng đăng ký đất đai.

Cơ quan cấp giấy chứng nhận không quyết định giá trị tài sản. Nhưng Cách đọc sổ đỏ bằng cách này cũng khá thú vị. Ví dụ có thể bạn hỏi xem chủ nhà có nói dối về việc làm sổ ở đâu. Hoặc họ có phải là chính chủ đầu tiên của thửa đất không.

Nội dung phần ghi chú

Phần ghi chú thường ghi nhận chuyển nhượng từ giấy chứng nhận nào. Từ bao giờ, do cơ quan thẩm quyền nào cấp. Ghi tại đây bởi chủ mới khi biến động sang tên thì đổi sổ luôn.

[2] Những thay đổi sau khi cấp GCN được ghi ở phần IV

- Ghi thông tin thay đổi chủ sở hữu

- Ghi thông tin thay đổi mục đích sử dụng đất.

- Ghi thông tin tình trạng nghĩa vụ tài chính. Bao gồm cả việc nợ thuế.

- Ghi thông tin đính chính GCN

- Ghi thông tin tình trạng thế chấp làm tài sản đảm bảo.

Trang bổ sung Giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm:

- Dòng chữ "Trang bổ sung Giấy chứng nhận";

- Số hiệu thửa đất;

- Số phát hành Giấy chứng nhận;

- Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận;

- Mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận" như trang 4 của Giấy chứng nhận.

Ví dụ:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là loại giấy tờ không xa lạ gì đối với mỗi người dân chúng ta, bởi lẽ ý nghĩa của “nó” mang giá trị rất quan trọng. Chính vì quan trọng như thế nên việc làm thế nào để hiểu đúng về giấy chứng nhận, biết cách xem và nhận biết đâu là giấy tờ thật, đâu là giấy tờ giả là hoàn toàn cần thiết và đặc biệt quan trọng.

Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất [hay còn gọi là Sổ đỏ] do Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường ban hành có hướng dẫn về cách xem Sổ đỏ như sau:

1. MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN

Giấy chứng nhận được phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen và Trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm; bao gồm các nội dung theo quy định như sau:

  • Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ; mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận [số seri] gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Trang 2 in chữ màu đen gồm mục “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận
  • Trang 3 in chữ màu đen gồm mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận
  • Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”; nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch

2. NỘI DUNG TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN

Nội dung trên Giấy chứng nhận được thể hiện thành bốn phần tương ứng như sau:

Phần thứ 1-Trang 1: Thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; số phát hành Giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Phần thứ 2 -Trang 2: Thể hiện thông tin về thửa đất, thông tin về nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như thửa đất số bao nhiêu trên bản đồ địa chính; tờ bản đồ số; địa chỉ thửa đất; diện tích; hình thức sử dụng; mục đích sử dụng đất; thời hạn sử dụng đất

Tương tự các thông tin về thửa đất, thông tin về nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cũng thể hiện những nội dung như trên.

Phần thứ 3 -Trang 3: Thể hiện sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Hình thể thửa đất, chiều dài các cạnh thửa; Số hiệu thửa hoặc tên công trình giáp ranh, chỉ dẫn hướng Bắc – Nam; Chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng đất, chỉ giới, mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình trên thửa đất cấp Giấy chứng nhận được thể hiện bằng đường nét đứt xen nét chấm kèm theo ghi chú loại chỉ giới, mốc giới;

Trường hợp thửa đất hợp nhất từ nhiều thửa khác có nguồn gốc, thời hạn sử dụng đất khác nhau hoặc có phần đất sử dụng riêng của một người và phần đất sử dụng chung của nhiều người thì thể hiện ranh giới giữa các phần đất bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó.

Trường hợp đất có nhà chung cư mà diện tích đất sử dụng chung của các chủ căn hộ là một phần diện tích của thửa đất thì phải thể hiện phạm vi ranh giới phần đất sử dụng chung đó;

Sơ đồ nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được thể hiện bằng đường nét đứt liên tục trên sơ đồ thửa đất tại vị trí tương ứng với thực địa; trường hợp đường ranh giới nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trùng với ranh giới thửa đất thì thể hiện theo ranh giới thửa đất;

Phần thứ 4 -Trang 4: Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” của Giấy chứng nhận

Phần này ghi chú những lưu ý của Giấy chứng nhận sau khi được cấp như tình hình đăng ký biến động chuyển nhượng, tách thửa, đăng ký thế chấp, xóa thế chấp…

Mã vạch được dùng để quản lý, tra cứu thông tin về Giấy chứng nhận và hồ sơ cấp Giấy chứng nhận; nội dung mã vạch thể hiện dãy số nguyên dương, có cấu trúc dưới dạng MV = MX.MN.ST, trong đó:

+ MX là mã đơn vị hành chính cấp xã nơi có thửa đất, được thể hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam; trường hợp cấp Giấy chứng nhận cho khu đất nằm trên nhiều đơn vị hành chính cấp xã thì ghi theo mã của xã có phần diện tích lớn nhất.

Trường hợp cấp Giấy chứng nhận thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì ghi thêm mã của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định vào trước mã của xã, phường, thị trấn nơi có đất;

+ MN là mã của năm cấp Giấy chứng nhận, gồm hai chữ số sau cùng của năm ký cấp Giấy chứng nhận;

+ ST là số thứ tự lưu trữ của hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai tương ứng với Giấy chứng nhận được cấp lần đầu theo quy định về hồ sơ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trên đây là một số lưu ý nổi bật khi xem Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chính xác và nhận diện được một Giấy chứng nhận đúng pháp luật. Trường hợp còn có gì thắc mắc, xin vui lòng hiện hệ Luật sư để được tư vấn và giải đáp.

­­­

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề