So sánh các tác phẩm văn học LỚP 11

ÔN TẬP PHẮN VÃN HỌC KẾT QUẢ CẦN ĐẠT Nắm vững và hệ thống hoá được những tri thức cơ bản về văn học Việt Nam hiện đại và văn học nước ngoài đã học .trong chương trình Ngữ văn lớp 11, học kì II trên hai phương diện lịch sử và thể loại. Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo những tri thức đó. Có năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ : sự kiện, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học,... I - NỘI DUNG Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai, phần văn học Việt Nam gồm những tác phẩm văn học hiện đại thòi kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 thuộc các thể loại thơ ca và nghị luận. về thơ, chương trình gồm các tác phẩm : Lưu hiệt khi xuất dương [Phan Bội Châu], Hầu Trời [Tản Đà], Vội vàng [Xuân Diệu], Tràng giang [Huy Cận], Đây thôn Vĩ Dạ [Hàn Mặc Tử], Chiều tối [Hồ Chí Minh], Từ ấy [Tố Hữu]; các bài đọc thêm : Lai Tân ữỉồ Chí Minh], Nhớ đồng [Tố Hữu], Tương tư [Nguyễn Bính], Chiều xuân [Anh Thơ]. Khi ôn tập các tác phẩm này, cần nắm được lí thuyết về thể loại thơ để vận dụng vào việc phân tích các tác phẩm. Cần nắm vững những vấn đề về nội dung và nghệ thuật; nhận ra được nội dung cảm hứng, hình tượng nhân vật trữ tịnh, phát hiện ra các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của mỗi bài thơ. Về văn nghị luận, sách giáo khoa có trích tuyển để học các trích đoạn : Về luân lí xã hội ở nước ta [Phan Châu Trinh], Một thời đại trong thi ca [Hoài Thanh] ; bài đọc thêm : Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức [Nguyễn An Ninh]. Khi ôn tập các tác phẩm này, cần hiểu được sự khác nhau giữa vãn hình tượng vói văn nghị luận. Văn hình tượng là sản phẩm của tư duy nghệ thuật, sáng tạo ra những hình tượng sinh động, đẹp đẽ, trước hết và chủ yếu để chuyển tải tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ. Còn văn nghị luận là sản phẩm của tư duy logic, tác động trước hết đến nhận thức lí trí của người đọc. Sức mạnh của văn nghị luận là ở lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, luận cứ xác đáng, đầy thuyết phục. Tìm hiểu các tác phẩm nghị luận nói trên qua đoạn trích, cần nắm chắc nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các văn bản, cách triển khai lập luận và ngôn ngữ biểu đạt của mỗi tác giả. Phần vãn học nước ngoài gồm : bài thơ Tôi yêu em [Pu-skin], truyện ngắn Người trong bao [Sê-khốp], đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền [trích tiểu thuyết Những người khốn khổ - Huy-gô], tác phẩm nghị luận Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác [Ăng-ghen]; bài đọc thêm : Bài thơ số28 [Ta-go]. Khi ôn tập các tác phẩm này, ngoài đặc trưng của một tác phẩm nước ngoài học qua bản dịch, cần nắm được những kiến thức cơ bản về tác giả, về nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm. II - PHƯƠNG PHÁP Học sinh có thể vận dụng những hình thức ôn tập sau : Lập đề cương Làm bài tập tại lóp Thuyết trình Thảo luận ở lóp [có thể theo từng nhóm] Viết báo Có thể lập đề cương ôn tập theo hệ thống các vấn đề và câu hỏi sau : Thơ mói khác với thơ trung đại như thế nào ? Những nội dung cơ bản và đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của các bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Hầu Trời của Tản Đà ? Làm rõ tính chất giao thổi [giữa văn học trung đại và hiện đại] về nghệ thuật của các tác phẩm nói trên. Qua việc phân tích, so sánh các bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Hầu Trời của Tản Đà, Vội vàng của Xuân Diệu, hãy làm rõ quá trình hiện đại hóá thơ ca thòi kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, Tràng giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tương tư của. Nguyễn Bính, Chiều xuân của Anh Thơ ? Tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài thơ Chiều tối, Lai Tân của Hồ Chí Minh; Từ ấy, Nhớ đồng của Tố Hữu ? Cái đẹp, cái hay, sức hấp dẫn của bài thơ Tôi yêu em [Pu-skin] ? Phân tích hình tượng nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn Người trong bao [Sê-khốp]. Phân tích hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền [Huy-gô]. *Lưu ý: Những tác phẩm khác, anh [chị] dựa vào Hướng dẫn học bài và Hướng dẫn đọc thêm để ôn tập.

Tổng hợp các bài hướng dẫn soạn văn lớp 11 [Ngữ Văn lớp 11] đầy đủ và chi tiết theo chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 11. Các bài soạn văn lớp 11 được biên soạn cẩn thận, công phu… giúp các bạn hoàn thành tốt môn ngữ văn đơn giản nhất, với kết quả tốt nhất…

Chú ý: Các bạn nên đọc phần “Tổng quan Ngữ Văn lớp 11” trình bày bên dưới để nắm được cái cốt chương trình ngữ văn lớp 11, nhằm định hướng mục tiêu học tập.

Tổng quan Ngữ Văn lớp 11

Chương trình Ngữ văn lớp 11 gồm hai phần kiến thức của Văn học Việt Nam và Văn học nước ngoài.

Ở phần Văn học Việt Nam, Các bạn được tìm hiểu phần còn lại của văn học trung đại và tiếp cận với nền văn học hiện đại từ đầu thế kỉ 20 đến Cách mạng tháng Tám 1945. Thông qua các tác phẩm văn học, sẽ được khắc họa những bức tranh xã hội qua nhiều lăng kính khác nhau của các tác giả.

Phần Văn học nước ngoài tiếp tục giới thiệu một số đoạn trích của các tác phẩm kinh điển của thế giới như: Rô-me-ô và Giu-li-ét, Những người khốn khổ, Tôi yêu em, Người trong bao…

Bên cạnh phần Đọc – hiểu văn bản, Các bạn được rèn luyện thêm kĩ năng Làm văn với các thao tác lập luận.

Học kỳ I

Nền văn học Việt Nam đã phát triển theo hướng hiện đại hóa với tốc độ nhanh và đạt nhiều thành tựu to lớn, đó chính là những điểm nổi bật của nền văn học hiện đại từ thế kỉ 20 đến Cách mạng tháng Tám 1945 mà chương trình Văn học Việt Nam lớp 11 mang đến với các bạn. Trước khi bước vào giai đoạn văn học đó, các bạn sẽ tiếp tục tìm hiểu những tác phẩm còn lại của Văn học trung đại đã học ở lớp 10.

Trong chương trình văn học nước ngoài của Ngữ văn 11, Các bạn sẽ được tiếp cận với các truyện ngắn và kịch của Anh, Nga, Pháp, Đức,… để thấy được sự phong phú trong nội dung sáng tác và sự đa dạng, mới lạ trong nghệ thuật của văn học các nước.

Đăc biệt là đoạn trích “Tình yêu và thù hận”, một trong những tác phẩm nổi tiếng của đại văn hào người Anh – William Shakespeare.

Chương trình Làm văn của lớp 11 giúp tiếp cận và rèn luyện các kĩ năng sử dụng các thao tác lập luận vào trong bài viết, bài nói của mình để đạt được hiệu quả giao tiếp cao, các bài luyện tập về thao tác: so sánh, phân tích.

Học kỳ 2

Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ 20 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có ba đặc điểm cơ bản: đổi mới theo hướng hiện đại hóa; hình thành hai bộ phận với nhiều xu hướng văn học; phát triển hết sức nhanh chóng. Thành tựu chủ yếu của văn học thời kì này đã kế thừa và phát huy những truyền thống lớn nhất, sâu sắc nhất của văn học Việt Nam: chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo, đồng thời đem đến cho văn học một đóng góp mới của thời đại: tinh thần dân chủ.

Học kì 2, Các bạn sẽ tiếp tục tìm hiểu những đặc điểm trên với các tác phẩm: Hầu trời, Vội vàng, Đây thôn Vĩ Dạ, Chiều tối, Từ ấy,…

Phần văn học nước ngoài: gồm các tác phẩm thuộc nền văn học Nga và Pháp. “Tôi yêu em” ca ngợi vẻ đẹp tình yêu chân thành đằm thắm, đức hi sinh cao thượng vì hạnh phúc của người mình yêu. “Người trong bao” lên án, phê phán mạnh mẽ lối sống trong bao, ích kỉ, hủ lậu và tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai của nước Nga. “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” đề cao, ca ngợi tình yêu thương con người.

Các bạn cần chú ý cách khai thác, phân tích của các Thầy Cô để tự rèn luyện kĩ năng cho mình, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho việc học tập, nghiên cứu các tác phẩm văn học nước ngoài nói riêng và các tác phẩm văn học nói chung.

Làm văn: Việc rèn luyện những kĩ năng viết văn, nghị luận, cảm thụ văn bản,… là vô cùng quan trọng. Bên cạnh hai thao tác phân tích và so sánh đã được học ở kì 1, chương trình làm văn học kì 2 sẽ tiếp tục rèn luyện các thao tác: bình luận, bác bỏ và luyện tập vận dụng các thao tác lập luận ấy vào trong bài làm.

II. PHƯƠNG PHÁP

Câu 1: [Trang 77 - SGK Ngữ văn 11 tập 1] Lập bảng thống kê về tác giả, tác phẩm văn học trung đại trong chương trình lớp 11



Từ khóa tìm kiếm Google: câu 1 trang 77 văn 11 tập 1, trả lời câu 1 trang 77 văn 11 tập 1, soạn văn câu 1 trang 77 văn 11 tập 1, ôn tập văn học trung đại Việt Nam văn 11

Khác với thơ ca in đậm dấu ấn chủ quan, truyện phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được miêu tả và được kể lại bởi người kể chuyện [trần thuật] nào đó. Ở đây, cốt truyện với một chuỗi các tình tiết, sự kiện, biến cố xảy ra liên tiếp tạo nên sự vận động của hiện thực được phản ánh, góp phần khắc họa tính cách nhân vật, số phận từng cá nhân. Nhân vật được miêu tả chi tiết và sinh động trong mối quan hệ với hoàn cảnh, với môi trường xung quanh. Truyện không bị gò bó về không gian, thời gian, có thể đi sâu vào tâm trạng con người, những cảnh đời cụ thể.

Truyện sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ngôn ngữ người kể chuyện còn có ngôn ngữ nhân vật. Bên cạnh lời đối đáp còn có lời độc thoiaj nội tâm. Lời kể khi thì ở bên ngoài khi thì nhập tâm vào nhân vật. Ngôn ngữ kể chuyện gần với ngôn ngữ đời sống.

Trong văn học dân gian truyện có nhiều thể loại: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn. Văn học trung đại có truyện bằng chữ Hán và truyện thơ Nôm. Trong văn học hiện đại, theo quy mô văn bản và dung lượng hiện thực người ta phân ra thành truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa. 

Truyện ngắn thường ít nhân vật, sự kiện, nó hướng tới mảnh  nhỏ cuộc sống, có thể kể cả cuộc đời hay một đoạn đời, một chốc lát của nhân vật nhưng vẫn đặt ra được những vấm đề lớn lao, thể hiện những tư tưởng nhân sinh sâu sắc. 

Truyện vừa là thể loại văn xuôi cỡ trung bình. Không có sự phân biệt rạch ròi giữa truyện dài và truyện vừa. 

Yêu cầu về đọc truyện

  • Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận các tầng lớp nội dung và ý nghĩa của truyện. 
  • Phân tích diễn biến của cốt truyện qua các phần mở đầu, vận động, kết thúc với các tình tiết, sự kiện, biến cố cụ thể. Làm rõ giá trị cảu các yếu tố đó trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống, khắc họa bản chất, tính cách các nhân vật. Chú ý tới nghệ thuật tự sự.
  • Phân tích các nhân vật trong dòng lưu chuyển của cốt truyện. Tập hợp thành hệ thống và làm rõ ý ngĩa các chi tiết miêu tả nhân vật về ngoại hình, hành động, nội tâm, ngôn ngữ. Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhân vật này với nhân vật khác.
  • Truyện đặt ra vấn đề gì, có ý nghĩa tư tưởng  như thế nào? Xác định giá trị  của truyện ở các phương diện

Video liên quan

Chủ Đề