So sánh cuộc kháng chiến chống xiêm và thanh

Answers [ ]

  1. Giống nhau

    – Đều là cuộc khởi nghĩa với lực lượng chính là quân Tây Sơn.

    – Có sự chỉ huy của Nguyễn Huệ.

    Khác nhau

    Cuộc kháng chiến chống Xiêm

    – Sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, Nguyễn Ánh cùng tàn quân trốn chạy sang Xiêm cầu cứu .

    – Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân thủy, bộ tiến sang nước ta theo sự dẫn đường của quân Nguyễn Ánh

    – Chiếm được gần 1 nửa đất Gia Định , chúng ra sức cướp bóc và chuẩn bị tấn công vào tâp sơn vùng đất còn lại.

    – Nguyễn Huệ đem binh thuyền vào Nam chống giặc.

    – Tổ chức trận Rạch Rầm – Xoài Mút đánh tan quân xâm lược .Nguyễn Ánh theo tàn quân xiêm chạy thoát .

    Cuộc kháng chiến chống Thanh

    – Sau khi bị quân tây sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống cùng một thận cận thần chạy lên phía Bắc, cho người sang Trung Quốc cầu cứu nhà thanh

    – Vua Thanh sai tướng đêm 29 vạn quân ,theo sự chỉ đạo của Lê Chiêu Thống tiến sang nước ta với danh nghĩa giúp nhà Lê đánh Tây Sơn.

    – Lê Chiêu Thống tìm mọi cách bóc lột nhân dân để phục vụ quân giặc làm cho nhân dân ta ngày càng căm thù quân giặc.

    – Sau 5 ngày tiến quân ra Bắc với chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa , quân ta đã đáng bại hoaàn toàn quaan xâm lược.

Tài liệu ôn tập kiểm tra 1 tiết lịch sử 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [143.18 KB, 10 trang ]

Câu 1: Lập bảng thống kê các thành tựu nghệ thuật, khoa học – kỹ thuật trong các thế kỷ
X – XV. Qua đó rút ra nhận xét.
Lĩnh vực Thành tựu
Nghệ thuật
Chùa Một Cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích, tháp Phổ Minh,…, thành nhà
Hồ, tháp Chăm,….
Điêu khắc
Họa tiết hoa văn độc đáo như rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bông cúc
nhiều cánh, bệ chân cột hình hoa sen nở
Nghệ thuật sân khấu Chèo, tuồng, múa rối nước, âm nhạc bằng nhạc cụ dân gian, ca múa,…
Lịch sử
Đại Việt sử ký [Lê Văn Hưu], Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử ký toàn
thư…
Địa lý Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ
Quân sự Binh thư yếu lược
Chính trị Thiên Nam dư hạ
Toán học Đại thành toán pháp [Lương Thế Vinh], Lập thành toán pháp [Vũ Hữu]
Quốc phòng
Chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến có lầu, thành nhà Hồ [Thanh
Hóa],…
Nhận xét:
- Trong các thế kỷ X – XV, nghệ thuật, khoa học – kỹ thuật đều có bước phát triển mới,
đạt được nhiều thành tựu.
- Tuy nhiên, khoa học tự nhiên chưa phát triển nhiều.
- Để lại nhiều thành tựu có giá trị to lớn, là nền tảng cho sự phát triển khoa học kỹ thuật
sau này.
Câu 2: Phân tích và đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn và Nguyễn Huệ đối với lịch
sử dân tộc cuối thế kỷ XVIII.
- Phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm.
+ Từ năm 1773 -1777, quân Tây Sơn đánh chiếm Phủ Quy Nhơn, đánh chiếm Phú Xuân và đánh
chiếm Gia Định. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.


+ Từ năm 1784-1785, Quân Tây Sơn đánh bại quân xâm lược Xiêm với chiến thắng tiêu biểu ở
Rạch Gầm – Xoài Mút.
- Phong trào Tây Sơn lập đổ chính quyền họ Trịnh.
+ Giữa 1788, Nguyễn Huệ cho quân đánh vào Thăng Long. Chúa Trịnh bị dân bắt nộp cho quân
Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh bị sụp đổ.
+ Cùng với việc tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, việc quân Tây Sơn lật đổ chính
quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài đã tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước.
- Phong trào Tây Sơn đánh tan quân xâm lược nhà Thanh.
Với chiến thắng Ngọc Hồi, Hà Hồi, Đống Đa quân Tây Sơn đã đánh bại 29 vạn quân Thanh, giải
phóng hoàn toàn đất nước.
Như vậy, để thống nhất đất nước, quân Tây Sơn không chỉ tiêu diệt họ Nguyễn ở Đàng Trong và
họ Trịnh ở Đàng Ngoài mà còn đánh tan quân xâm lược Xiêm và Thanh. Nghĩa quân Tây Sơn và
Quang Trung đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất
nước, bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng vương triều mới với nhiều chính sách tiến bộ.
Câu 3: Lập bảng thống kê các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X – XIX theo mẫu:
triều đại, thời gian tồn tại, kinh đô, quốc hiệu, người sáng lập.
Triều đại Thời gian tồn tại Kinh đô Quốc hiệu Người sáng lập
Ngô 939 – 967 Cổ Loa Ngô Quyền
Đinh 968 – 980 Hoa Lư Đại Cồ Việt Đinh Bộ Lĩnh
Tiền Lê 980 – 1009 Hoa Lư Đại Cồ Việt Lê Hoàn
Lý 1009 – 1225 Thăng Long Đại Việt Lý Công Uẩn
Trần 1225 – 1400 Thăng Long Đại Việt Trần Cảnh
Hồ 1400 – 1407 Thanh Hóa Đại Ngu Hồ Quý Ly
Lê Sơ 1428 – 1527 Thăng Long Đại Việt Lê Lợi
Mạc 1527 – 1592 Thăng Long Đại Việt Mạc Đăng Dung
Tây Sơn 1788 – 1802 Phú Xuân Đại Việt Nguyễn Huệ
Nguyễn 1802 – 1945 Phú Xuân Đại Nam, Việt Nam Nguyễn Ánh
Câu 4: Phật giáo, Nho giáo có vị trí như thế nào trong đời sống văn hóa Đại Việt trong các
thế kỷ X – XV. Nguyên nhân của sự phát triển đó?
- Phật giáo, Nho giáo có nhiều điều kiện để phát triển.

- Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp phong kiến, là tư tưởng chi phối nội
dung giáo dục, thi cử.
- Tuy nhiên, trong nhân dân, ảnh hưởng Nho giáo còn ít, đạo Phật còn giữ một vị trí đặc
biệt quan trọng và rất phổ biến.
- Nguyên nhân của sự phát triển:
+ Nho giáo, phật giáo đã được du nhập vào nước ta từ lâu, tồn tại từ lâu trong nhân dân.
+ Tư tưởng nho giáo, phật giáo phù hợp với mong muốn của giai cấp phong kiến trong
việc trị vì đất nước.
+ Các Vua trong thời kỳ này nhiều người theo đạo Phật và sùng đạo.
Câu 5: Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta từ thế
kỷ X – XVIII theo mẫu: cuộc kháng chiến và khởi nghĩa, thời gian, người lãnh đạo, trận
thắng tiêu biểu. Nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến?
Tên kháng chiến Thời gian Người lãnh đạo Trận đánh tiêu biểu
Chống Tống thời Tiền Lê 981 Lê Hoàn
Trận đánh ở vùng
Đông Bắc,
Chống Tống thời Lý 1075 – 1077 Lý Thường Kiệt
Trận đánh trên sông
Như Nguyệt,…
Chống Mông– Nguyên
thời Trần
Lần 1: 1258
Lần 2: 1285
Lần 3: 1287 – 1288
Vua Trần Thái Tông,
Trần Thánh Tông,
Trần Nhân Tông và
các tướng Trần Hưng
Đạo, Trần Thủ Độ,
Trần Quang Khải,…

Trận Bạch Đằng, Hàm
Tử, Tây Kết, Chương
Dương,….
Khởi nghĩa Lam Sơn 1418 – 1427 Lê Lợi, Nguyễn Trãi
Trận Chi Lăng –
Xương Giang, trận
Bạch Đằng, Trận Tốt
Động,…
Kháng chiến chống Xiêm 1785 Nguyễn Huệ
Rạch Gầm – Xoài
Mút
Nguyên nhân thắng lợi:
- Có sự đoàn kết dân tộc, trên dưới một lòng.
- Có lãnh đạo tài ba, nghệ thuật quân sự độc đáo.
Câu 6: Trình bày những thành tựu văn hóa thời Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX. Qua đó rút
ra nhận xét. [câu 7]
Câu 7: Lập bảng thống kê các thành tựu văn hóa thời Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX. Qua đó
rút ra nhận xét.
Lĩnh vực Thành tựu
Kiến trúc - Quần thể cung điện nhà vua ở Huế và các lăng tẩm.
- Rạp hát đầu tiên được xây dựng có sân khấu và phòng khán giả.
- Các thành lũy được xây theo kiểu Pháp cổ.
Văn học - Văn học chữ Hán kém phát triển, văn học chữ Nôm phát triển.
- Các tác phẩm chữ Nôm xuất sắc: Truyện Kiều, …
Sử học - Quốc Sử quán được thành lập.
- Các bộ sử: Lịch triều hiến chương loại chí [Phan Huy Chú]…
- Các tập địa chí địa phương.
Nghệ thuật dân gian Phát triển theo các hình thức cũ.
Giáo dục Giáo dục Nho học được củng cố song không bằng các thể kỷ trước
Tôn giáo Độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên Chúa giáo, tín ngưỡng dân gian tiếp tục

phát triển.
Nhận xét:
- Nửa đầu thế kỷ XIX, văn hóa thời Nguyễn khá phát triển, có nhiều thành tựu tiêu biểu.
- Để lại nhiều thành tựu có giá trị đến ngày nay.
- Về văn học, có nhiều đóng góp lớn cho kho tàng văn học Việt Nam như Truyện Kiều
[Nguyễn Du].
Câu 8: Hãy chứng minh tổ chức nhà nước quân chủ được từng bước hoàn thiện và đạt
đỉnh cao trong các thế kỷ X – XV.
- Năm 968, nước ta giành lại được độc lập hoàn toàn sau hơn 1000 năm bị đô hộ bởi phong kiến
phương Bắc, bắt đầu bước vào thời kỳ xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ, nhà nước quân
chủ đầu tiên ra đời. Sau nhà Ngô là nhà Đinh và nhà Tiền Lê, bộ máy nhà nước được xây dựng
nhưng vẫn còn sơ khai, gồm 3 ban: Văn ban, Võ ban, Tăng ban, cả nước được chia làm 10 đạo,
tổ chức quân đội theo hướng chính quy.
- Đất nước dần được ổn định. Từ thế kỷ XI – thế kỷ XV, trải qua các triều Lý, Trần, Hồ, Lê,
chính quyền trung ương ngày càng được tổ chức chặt chẽ. Vua đứng đầu nhà nước, quyết định
mọi việc quan trọng. Quyền hành của vua ngày càng cao. Thời Lý, Trần, Hồ, giúp vua trị nước
có Tể tướng và một số đại thần. Dưới là các cơ quan trung ương: sảnh, viện, đài.
- Từ những năm 60 của thế kỷ XV, vua Lê Thánh Tông tiến hành cuộc cải cách lớn. Ở trung
ương, chức Tể tướng và chức Đại hành khiển bị bãi bỏ. Vua trực tiếp quyết định mọi việc. Bên
dưới là 6 bộ và các cơ quan khác.
 Càng ngày, quyền hành trong tay vua càng cao hơn, sự chuyên chế của Vua ngày càng thể
hiện rõ, bộ máy chính quyền ngày càng gọn nhẹ, không cồng kềnh.
 Dưới thời Lê Thánh Tông, bộ máy nhà nước quân chủ được hoàn thiện nhất, đạt đến đỉnh
cao trong suốt thời kỳ phong kiến của nước ta.
Câu 9: Nhà Mạc được thành lập trong hoàn cảnh lịch sử nào? Đánh giá vai trò của vương
triều Mạc trong lịch sử dân tộc.
Hoàn cảnh thành lập: Đầu thế kỷ XVI, triều Lê sơ suy sụp; vua không còn quan tâm đến việc
triều chính, chỉ lo ăn chơi sa đọa; quan lại, đại chủ nhân đó hoành hành, hạch sách nhân dân,
chiếm đoạt ruộng đất; nhân dân khổ cực đã nổi dậy khắp nơi; các thế lực phong kiến cũng họp
quân đánh nhau, tranh chấp quyền hành. Thế lực của Mạc Đăng Dung sau khi dẹp yên các thế

lực phong kiến khác, năm 1527, Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi và lập ra nhà Mạc.
Vai trò: Trong những năm đầu thống trị, nhà Mạc xây dựng lại chính quyền theo mô hình cũ của
nhà Lê, tổ chức thi cử đều đặn để tuyển chọn quan lại. Đồng thời, nhà Mạc cố gắng giải quyết
vấn đề ruộng đất, tạo điều kiện ổn định lại đất nước. Nhà Mạc tập trung xây dựng một đạo quân
thường trực mạnh để đối phó với mọi tình hình có thể xảy ra. Nhà Mạc đã bước đầu góp phần ổn
định tình hình đất nước sau thời gian nội chiến.
Câu 10: Vương triều Quang Trung đã thực hiện những chính sách gì? Đánh giá về những
chính sách đó.
- Kinh tế: Ban chiếu khuyến nông, kêu gọi nhân dân về quê sản xuất, chia đất cho dân.
- Chính trị: thành lập chính quyền các cấp, lập lại sổ hộ khẩu.
- Văn hóa – giáo dục: tổ chức giáo dục, thi cử, đề cao chữ Nôm, lập Chiếu khuyến học.
- Quân đội: xây dựng quân đội quy củ.
- Ngoại giao: quan hệ hòa hảo với nhà Thanh, tốt đẹp với Chân Lạp và Lào.
Đánh giá: Những chính sách này đã bước đầu góp phần khôi phục lại nền kinh tế đất nước sau
một thời gian dài bị chia cắt.
Câu 11: Trình bày và nhận xét về sự phát triển giáo dục nước ta trong các thế kỷ XI đến
thế kỷ XV.
Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Năm 1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ
chức ở kinh thành. Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện và
phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan chức và người tài cho đất nước. Thời Lê sơ, quy chế thi
cử được ban hành rõ ràng: cứ 3 năm có một kỳ thi Hội, chọn Tiến sĩ. Riêng thời vua Lê Thánh
Tông [1460 – 1497] đã tổ chức 12 khoa thi Hội. Số người đi học ngày càng đông, dân trí được
nâng cao. Năm 1484, nhà nước quyết định dựng bia, ghi tên Tiến sĩ. Nhiều trí thức tài giỏi được
đào tạo đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Nhận xét:
- Trong thời kỳ này, giáo dục được coi trọng, có nhiều điều kiện để phát triển.
- Các khoa thi được tổ chức thường xuyên, tuyển chọn được tầng lớp quan lại có chất
lượng cao.
Câu 12: So sánh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và khởi nghĩa Tây Sơn theo mẫu:
Nội dung Khởi nghĩa Lam Sơn Khởi nghĩa Tây Sơn

Giống - Đều là cuộc khởi nghĩa nông dân.
- Là chiến tranh chính nghĩa nên thắng lợi.
- Bảo vệ được độc lập dân tộc trước sự nhòm ngó của ngoại
xâm.
- Được nhân dân ủng hộ.
- Có chỉ huy tài giỏi, nghệ thuật quân sự đặc sắc.
Khác
Thời gian 1418 - 1427 1771 – 1788
Tình hình đất nước
- Nhà Hồ thất bại trong kháng
chiến chống Minh.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa bùng
lên nhưng đều bị đàn áp.
- Đời sống nhân dân khổ cực.
-Chế độ phong kiến Đàng
Ngoài khủng hoảng sâu sắc.
-Đất nước bị chia cắt hai miền
-Phong trào nông dân bùng lên
rầm rộ.
Người lãnh đạo Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc,
Nguyễn Lữ.
Trận đánh tiêu biểu
Trận Chi Lăng – Xương
Giang, trận Bạch Đằng, Trận
Tốt Động,…
Trận Rạch Gầm – Xoài Mút,
trận Ngọc Hồi – Đống Đa
Đóng góp lịch sử
- Đánh đuổi quân Minh xâm

lược.
- Thành lập nhà Hậu Lê.
-Thống nhất đất nước.
-Bảo vệ độc lập dân tộc trước
quân Xiêm, Thanh.
-Thành lập nhà Tây Sơn.
Câu 13: So sánh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên
thời Trần theo mẫu:
Nội dung Khởi nghĩa Lam Sơn Kchiến chống Mông - Nguyên
Giống
- Chiến tranh chính nghĩa vì độc lập dân tộc.
- Được nhân dân ủng hộ.
- Có chỉ huy tài giỏi, nghệ thuật quân sự đặc sắc.
Khác
Hoàn cảnh
- Nhà Hồ thất bại trong kháng
chiến chống Minh.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa bùng
lên nhưng đều bị đàn áp.
Đời sống nhân dân khổ cực.
- Đất nước đang trong giai đoạn
phát triển.
- Quân Mông – Nguyên xâm
lược nước ta đang là đội quân
mạnh.
Người lãnh đạo
Lê Lợi, Nguyễn Trãi [tầng lớp
nhân dân]
Vua quan nhà Trần [Tầng lớp
quý tộc]

Nghệ thuật quân sự
“Mưu phạt tâm công”, đề cao tư
tưởng nhân nghĩa, đánh du
kích, kết thúc chiến tranh bằng
hòa bình.
“Vườn không nhà trống”, đóng
cọc trên sông Bạch Đằng.
Tính chất
Đánh đuổi quân thù giành lại
độc lập dân tộc => mang tính
chất chính nghĩa.
Đánh đuổi quân thù giành lại
độc lập dân tộc => mang tính
chất chính nghĩa.
Câu 14: So sánh cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và cuộc kháng chiến chống Mông –
Nguyên theo mẫu:
Nội dung Kchiến chống Tống L2 Kchiến chống Mông - Nguyên
Giống
- Chiến tranh chính nghĩa vì độc lập dân tộc.
- Được nhân dân ủng hộ.
- Có chỉ huy tài giỏi, nghệ thuật quân sự đặc sắc.
Khác
Thời gian 1075 – 1077
- Lần 1: 1258
- Lần 2: 1285
- Lần 3: 1287 – 1288
Tình hình đất nước
- Đại Việt đang trong giai
đoạn phát triển.
- Nhà Tống đang khủng hoảng

- Đất nước đang trong giai đoạn
phát triển.
- Quân Mông – Nguyên xâm
lược nước ta đang là đội quân
mạnh.
Người chỉ huy Lý Thường Kiệt Vua quan nhà Trần
Nghệ thuật quân sự
“Tiên phát chế nhân”, xây
dựng phòng tuyến trên sông
Như Nguyệt, chiến tranh tâm
lý.
“Vườn không nhà trống”, đóng
cọc trên sông Bạch Đằng.
Trận đánh tiêu biểu
Trận đánh trên sông Như
Nguyệt,…
Trận Bạch Đằng, Hàm Tử, Tây
Kết, Chương Dương,….
Cách kết thúc chiến tranh Chủ động hòa. Đánh cho giặc chạy về nước.
Câu 15: So sánh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với các cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
Nội dung Khởi nghĩa Lam Sơn Kchiến chống Tống thời Lý
Giống
- Chiến tranh chính nghĩa vì độc lập dân tộc.
- Được nhân dân ủng hộ.
- Có chỉ huy tài giỏi, nghệ thuật quân sự đặc sắc.
Khác
Hoàn cảnh
- Nhà Hồ thất bại trong kháng
chiến chống Minh.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa bùng

lên nhưng đều bị đàn áp.
- Đời sống nhân dân khổ cực.
- Đại Việt đang trong giai đoạn
phát triển.
- Nhà Tống đang khủng hoảng.
Người lãnh đạo
Lê Lợi, Nguyễn Trãi. [Tầng lớp
nhân dân]
Lý Thường Kiệt [tầng lớp quý
tộc]
Nghệ thuật quân sự
“Mưu phạt tâm công”, đề cao tư
tưởng nhân nghĩa, đánh du
kích, kết thúc chiến tranh bằng
hòa bình.
“Tiên phát chế nhân”, xây dựng
phòng tuyến trên sông Như
Nguyệt, chiến tranh tâm lý, chủ
động hòa để kết thúc chiến
tranh.
Tính chất
Đánh đuổi quân thù giành lại
độc lập dân tộc => mang tính
chất chính nghĩa.
Đánh đuổi quân thù giành lại
độc lập dân tộc => mang tính
chất chính nghĩa.
Câu 16: So sánh bộ máy nhà nước thời Lý – Trần với bộ máy nhà nước thời Lê Thánh
Tông theo mẫu:
Nội dung Thời Lý – Trần Thời Lê Thánh Tông

Chính quyền trung ương
- Vua đứng đầu nhà nước,
quyết định mọi việc.
- Giúp vua có tể tướng và một
số đại thần.
- Bên dưới là sảnh, viện, đài.
- Quyền lực tập trung vào tay
Vua.
- Giúp Vua có 6 bộ và các cơ
quan khác.
- Không có tể tướng và chức
đại hành khiển.
- Chọn quan lại bằng thi cử.
Chính quyền địa phương
- Cả nước được chia thành
nhiều lộ, trấn, do các hoàng
tử [thời Lý] hay An phủ sứ
[thời Trần] cai quản.
- Dưới lộ, trấn là phủ, huyện,
châu do quan lại triều đình
cai quản.
- Đơn vị hành chính cơ sở là
xã.
- 13 đạo thừa tuyên.
- Mỗi đạo có 3 ti trông coi
quân sự, dân sự, an ninh.
- Dưới đạo là phủ, huyện,
châu.
Tuyển chọn quan lại
- Phần lớn là quý tộc vương

hầu hoặc con em quan lại
cao cấp.
- Sau đó có tuyển chọn bằng
thi cử.
Bằng thi cử
Quân đội
- Gồm 2 bộ phận: cấm quân và
lộ binh.
- Chế độ “ngụ binh ư nông”.
- Quân đội được trang bị vũ
khí đầy đủ.
- Có dân binh.
- Thời Trần, khi có chiến
tranh, vương hầu được mộ
quân tham gia đánh giặc.
- Gồm 2 bộ phận: cấm quân và
lộ binh.
- Chế độ “ngụ binh ư nông”.
- Quân đội được trang bị vũ
khí đầy đủ.
- Có dân binh.
Luật pháp Luật Hình thư Quốc triều hình luật
Đánh giá về cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông.
Đây là cuộc cải cách hành chính lớn toàn diện được tiến hành từ trung ương đến địa phương. Cải
cách để tăng cường quyền lực của nhà vua. Quyền lực tập trung trong tay vua, chứng tỏ bộ máy
nhà nước quân chủ chuyên chế nhà Lê đạt đến mức độ cao, hoàn thiện.
Câu 17: So sánh chính quyền phong kiến thời Lê Thánh Tông với thời Minh Mạng theo
mẫu:
Nội dung Thời Lê Thánh Tông Thời Minh Mạng
Chính quyền trung ương

- Quyền lực tập trung vào tay
Vua.
- Giúp Vua có 6 bộ và các cơ
quan khác.
- Không có tể tướng và chức
đại hành khiển.
- Chọn quan lại bằng thi cử.
-Không có hoàng hậu, trạng
nguyên, tể tướng, thái tử.
-Quyền lực nhà vua cao hơn.
-Chọn quan lại bằng thi cử.
Chính quyền địa phương
- 13 đạo thừa tuyên.
- Mỗi đạo có 3 ti trông coi
quân sự, dân sự, an ninh.
- Dưới đạo là phủ, huyện,
châu.
-Bỏ Bắc thành và Gia Định
thành, chia cả nước thành 30
tỉnh, 1 phủ Thừa Thiên.
-Mỗi tỉnh có Tổng đốc, tuần
phủ cai quản cùng 2 ti hoạt
động theo triều đình.
-Phủ, huyện, châu, tổng, xã
như cũ.
Luật pháp Quốc triều hình luật Hoàng triều luật lệ
Quân đội
- Gồm 2 bộ phận: cấm quân và
lộ binh.
- Chế độ “ngụ binh ư nông”.

- Quân đội được trang bị vũ
khí đầy đủ.
- Có dân binh.
-Được tổ chức quy củ
-Số lượng khoảng 20 vạn
người.
-Trang bị vũ khí đầy đủ, có
đại bác, súng tay, thuyền
chiến.
Chính sách đối ngoại
- Thực hiện triều cống đầy đủ
với phương Bắc nhưng vẫn
giữ tư thế của một nước độc
lập.
- Giữ quan hệ thân thiện với
Lan Xang, Chămpa, Chân
Lạp.
- Chủ trương “đóng cửa”,
không chấp nhận đặt quan
hệ với các nước phương
Tây.
- Quan hệ bình thường với
các nước lân bang.
Nhận xét bộ máy nhà nước thời Minh Mạng.
- Ở trung ương, quyền lực tập trung ở tay vua ngày càng lớn.
- Ở địa phương, cả nước được phân chia gần giống sự phân chia các tỉnh ngày nay.
Câu 18: So sánh bộ máy nhà nước thời Lý – Trần với bộ máy nhà nước thời Minh Mạng
theo mẫu:
Nội dung Thời Lý – Trần Thời Minh Mạng
Chính quyền trung ương - Vua đứng đầu nhà nước,

quyết định mọi việc.
-Không có hoàng hậu, trạng
nguyên, tể tướng, thái tử.
- Giúp vua có tể tướng và một
số đại thần.
- Bên dưới là sảnh, viện, đài.
-Quyền lực nhà vua cao hơn.
-Chọn quan lại bằng thi cử.
Chính quyền địa phương
- Cả nước được chia thành
nhiều lộ, trấn, do các hoàng
tử [thời Lý] hay An phủ sứ
[thời Trần] cai quản.
- Dưới lộ, trấn là phủ, huyện,
châu do quan lại triều đình
cai quản.
- Đơn vị hành chính cơ sở là
xã.
-Bỏ Bắc thành và Gia Định
thành, chia cả nước thành 30
tỉnh, 1 phủ Thừa Thiên.
-Mỗi tỉnh có Tổng đốc, tuần
phủ cai quản cùng 2 ti hoạt
động theo triều đình.
-Phủ, huyện, châu, tổng, xã
như cũ.
Tuyển chọn quan lại
- Phần lớn là quý tộc vương
hầu hoặc con em quan lại
cao cấp.

- Sau đó có tuyển chọn bằng
thi cử.
Ban đầu tuyển chọn những
người theo Nguyễn Ánh, sau
đó bằng thi cử.
Quân đội
- Gồm 2 bộ phận: cấm quân và
lộ binh.
- Chế độ “ngụ binh ư nông”.
- Quân đội được trang bị vũ
khí đầy đủ.
- Có dân binh.
- Thời Trần, khi có chiến
tranh, vương hầu được mộ
quân tham gia đánh giặc.
-Được tổ chức quy củ
-Số lượng khoảng 20 vạn
người.
-Trang bị vũ khí đầy đủ, có
đại bác, súng tay, thuyền
chiến.
Luật pháp Luật Hình thư Hoàng triều luật lệ
Chính sách đối ngoại
- Thực hiện triều cống đầy đủ
với phương Bắc nhưng vẫn
giữ tư thế của một nước độc
lập.
- Giữ quan hệ thân thiện với
Lan Xang, Chămpa, Chân
Lạp.

- Chủ trương “đóng cửa”,
không chấp nhận đặt quan
hệ với các nước phương
Tây.
- Quan hệ bình thường với
các nước lân bang.
Đánh giá về quá trình hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam.
- Bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam ngày càng được hoàn thiện.
- Quyền lực trong tay vua ngày càng cao.
- Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế ngày càng thể hiện rõ.

Mục lục

Nguyên nhânSửa đổi

Tượng đài kỷ niệm chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút tại Châu Thành, Tiền Giang

Năm 1771, ba anh em Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đứng dậy khởi nghĩa. Sau khi hai chúa Nguyễn [Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Dương] bị giết năm 1777, chúa mới là Nguyễn Phúc Ánh, dù bị đánh thua nhiều lần, vẫn cố tập hợp lại lực lượng để khôi phục.

Tháng 2 năm Quý Mão [1783], vua nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc sai hai em là Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ mang quân vào Nam Bộ. Tướng Nguyễn là Châu Văn Tiếp dùng hỏa công chống ngăn nhưng không được. Thua trận, chúa Nguyễn Ánh phải chạy xuống Ba Giồng [Định Tường], còn Châu Văn Tiếp phải men theo đường núi qua Cao Miên rồi qua Xiêm cầu viện.

Trong giai đoạn này nước Xiêm La lúc bấy giờ đang lúc thịnh vượng[5] và nuôi tham vọng chiếm lấy Cao Miên và Gia Định để mở rộng bờ cõi. Khi nghe Châu Văn Tiếp - một bề tôi thân tín của chúa Nguyễn - đến cầu cứu, vua Xiêm là Rama I liền đồng ý.[6]

Được hứa hẹn, Châu Văn Tiếp gửi ngay mật thư báo tin cho chúa Nguyễn. Sau khi hội đàm với tướng Xiêm tại Cà Mau xong, vào tháng 3 năm Giáp Thìn [1784], chúa Nguyễn qua đến thành Vọng Các hội kiến với vua Xiêm. Được tiếp đãi và giúp đỡ, chúa Nguyễn tổ chức lại lực lượng.

Trong tập Kỷ yếu Hội nghị khoa học lịch sử nhân kỷ niệm 200 năm ngày chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút tại Tiền Giang vào tháng 12-1984, trong đó bài tham luận của nhà sử học Phan Huy Lê đánh giá, nhận xét như sau[7]:

Triều Mạc thỏa thuận với nhà Minh và cắt đất cho giặc. Chúa Trịnh bất lực để cho nhà Minh rồi nhà Thanh lấn cướp nhiều dải đất biên cương. Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm và câu kết với chủ nghĩa tư bản phương Tây. Lê Chiêu Thống rước quân Thanh vào giày xéo đất nước. Đây không còn là hành vi bán nước của từng phần tử phong kiến mà là sự phản bội dân tộc của các thế lực phong kiến nắm quyền thống trị. Giai cấp phong kiến đang trải qua một quá trình phân hóa sâu sắc, trong đó từng bộ phận phong kiến cầm quyền, có tính chất đại diện, đã phản bội lợi ích dân tộc và sẵn sàng câu kết với giặc. Kẻ thù của độc lập dân tộc tìm thấy một chỗ dựa, một lực lượng nội ứng ngay bên trong cơ cấu xã hội

Lực lượngSửa đổi

Liên quân Xiêm-NguyễnSửa đổi

Theo hầu hết các tài liệu sử Việt thì sau khi nhận lời giúp Nguyễn Ánh,[8] tháng 4 năm 1784, vua Xiêm Rama I phái hai tướng Lục Côn và Sa Uyên cùng với Chiêu Thùy Biện [hay Bèn, Bẹn, Chao Phraya Abhaya Bhubet] là nhiếp chính vương Chân Lạp thân Xiêm, đem hai đạo bộ binh tiến sang Chân Lạp để từ đó, mở một mũi tiến công đánh phối hợp. Theo GS. Nguyễn Khắc Thuần thì đạo bộ binh này gồm khoảng 3 vạn quân bộ.[9]

Ngày 25 tháng 7 cùng năm, vua Xiêm sai cháu là Chiêu Tăng làm chủ tướng và Chiêu Sương,[10] làm tướng tiên phong, thống lĩnh 2 vạn quân thủy và 300 chiến thuyền, từ Vọng Các vượt vịnh Xiêm La, qua ngả Kiên Giang sang giúp.

Ngoài ra, chúa Nguyễn Ánh cũng tập hợp được một số quân khoảng 3, 4 ngàn người[11] cho Chu Văn Tiếp chỉ huy với chức Bình Tây đại đô đốc và Mạc Tử Sanh [hay Sinh] làm tham tướng dẫn đường.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính, trích dẫn tài liệu lịch sử Xiêm La thì:

"... Vào tháng 5 [lịch Xiêm, khoảng tháng 3 DL] của năm Thìn [Giáp Thìn 1785] nhà vua sai cháu là Chaofa Kromluang Thepharirak[12] chỉ huy một đội chiến thuyền và 5.000 quân, với lệnh là tấn công và tái chiếm – không được thất bại – lãnh thổ Saigon cho Ong Chiang Su[13] [chúa Nguyễn]. Nhà vua cũng cho phép đích thân Ong Chiang Su đi theo với đoàn quân. Một toán quân đường bộ do Phraya Wichinarong chỉ huy được lệnh tiến theo đường Cam Bốt và điều động thêm một đoàn quân Cao Miên. Chaophraya Aphaiphubet tuyển thêm một lực lượng 5.000 quân Cam Bốt để đi cùng quân Thái. [14]

Như vậy, lực lượng của quân Xiêm ít nhất cũng hơn một vạn người, bao gồm 5.000 đi theo đường thủy và trên dưới 1 vạn đi theo đường bộ. Lực lượng đó thường xuyên được tăng viện bởi quân Việt [cánh quân thủy] và quân Chân Lạp [cánh quân bộ]. Cánh quân bộ do Phraya Wichinarong chỉ huy, được tăng viện bởi quân Chân Lạp gồm 5.000 quân của Chao Phraya Abhaya Bhubet [sử Việt chép là Chiêu Thùy Biện - một người Chân Lạp làm quan cho Xiêm] và 2 cánh quân của Phraya Rachasetthi và Phraya Thatsada không rõ quân số. Cánh quân thủy do Chaofa Kromluang Thepharirak chỉ huy, được tăng viện bởi quân của chúa Nguyễn đi từ Xiêm La về cộng với các cánh quân khác nằm sẵn trong nước. Ước tính lực lượng liên quân Xiêm - Nguyễn - Chân Lạp có quân số ít nhất là hơn 2 vạn.[15] Con số này khá phù hợp với các tài liệu sử chính thức của triều Nguyễn.

Quân Tây SơnSửa đổi

Theo sách Mạc Thị gia phả của Vũ Thế Dinh[16] [cai đội quân Nguyễn], thì riêng thủy quân của Nguyễn Huệ[17] đã là 5 vạn. Tuy nhiên, nhóm tác giả sách Một số trận quyết chiến chiến lược thì cho rằng đó là con số thổi phồng để giảm bớt sự thất bại nhục nhã của quân Xiêm - Nguyễn. Xét lực lượng và tình hình quân Tây Sơn lúc đó [kể cả quân đồn trú của Trương Văn Đa] chỉ lên đến khoảng 2 vạn là cùng. Nhưng về trang bị vũ khí, nhất là súng đại bác, quân Tây Sơn không hề thua kém quân Xiêm.[18]

Quân đội Tây Sơn, ngoài bộ binh còn có tượng binh, kỵ binh và một đội thủy binh mạnh với nhiều loại thuyền chiến lớn nhỏ khác nhau. Trang bị của quân Tây Sơn có nhiều đại bác các cỡ, đó là những đại bác của quân chúa Nguyễn bị quân Tây Sơn chiếm được trong các trận đánh, bao gồm đại bác do quân chúa Nguyễn chế tạo và những đại bác do chúa Nguyễn mua của các công ty phương Tây. Chỉ riêng trận đánh ra Quảng Nam giữa năm 1774, quân Tây Sơn đã chiếm được 45 voi chiến, 82 khẩu đại bác Hà Lan, Anh và 6 thuyền chở đầy đạn được

Video liên quan

Chủ Đề