So sánh tác phẩm lão hạc và chí phèo

-->

So sánh Lão Hạc và Chí PhèoKhông phải ngẫu nhiên mà Lão Hạc và Chí PHèo lại sánh vai nhau trong Làng Vũ Đại ngày ấy một cách giản đơn.Hai nhân vật này có nhiều nét đồng dạng để chúng ta đối chiếu.Mỗi người đọc đều phát hiện ra rằng họ là những người nông dân - những kẻ cùng đinh trong cái làng tạm gọi là Đại Hoàng- quê tác giả. Trong cái làng nhỏ bé, êm đềm ấy những người nông dân thường là những người lương thiện, lương thiện đến hiền lành, nhút nhát, thậm chí tự trọng một cách kiêu ngạo. Lão Hạc đã từng từ chối gần như là hách dịch lời đề nghị giúp đỡ của Ông giáo; Lão đã day dứt suốt phần còn lại cuộc đời vì trót đánh lừa một con chó; Chí Phèo cũng đã đầy tự trọng khi phát ngôn: "20 tuổi người ta không là đá nhưng cũng không hoàn toàn là xác thịt. Người ta không thích cái gì người ta khinh" khi bị Bà Ba Bá Kiến gọi lên bóp chân.Thế nhưng cái làng ấy cũng không thiếu những lúc sóng gió

Page 2

-->

câu 2 :Sức lao động là gìTheo C.Mac: " SLĐ hay năng lực lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó". SLĐ là yếu tố cơ bản của mọi quá trình sản xuất.SLĐ chỉ trở thành hàng hóa khi có 2 điều kiện sau: - Người LĐ phải là người được tự do về thân thể của mình, phải có khả năng chi phối SLĐ ấy đến mức có thể bán SLĐ đó trong một t.gian nhất định.- Người LĐ ko còn có TLSX cần thiết để tự mình thực hiện LĐ và cũng không còn của cải gì khác, muốn sống, chỉ còn cách bán SLĐ cho người khác sử dụng.Thuoc tinh hang hoaCũng như mọi loại hàng hoá khác, hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị.Giá trị của hàng hoá sức lao động cũng do số lượng lao động XH cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó quyết định. Do việc sản xuất và tái sản xuất sức lao động được diễn ra thông qua quá trình tiêu dùng, sinh hoạt, giá trị sức lao động được quy ra thành giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động, để duy trì đời sống công nhân và gia đình họ cũng như chi phí đào tạo công nhân có một trình độ nhất định. Tuy nhiên, giá trị hàng hoá sức lao động khác hàng hoá thông thường ở chố nó bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử của từng nước, từng thời kỳ...Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động cũng nhằm thoả mãn nhu cầu của người mua để sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ. Tuy nhiên, khác với hàng hoá thông thường, trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn lượng giá trị của bản thân nó, phần dôi ra đó chính là giá trị thặng dư. Đây là đặc điểm riêng của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động. lien hệ thực tiễn* thị trường VN đang mở cửa, thời hội nhập kinh tế, hhslđ càng trở nên phát triển mạnh mẻ, để thích ứng điều này thì người lao động cần có đủ trình độ, năng lực, sức lực để đáp ứng nhu cầu thực tiển.* hiện nay sức cầu nhiều hơn cung về hàng hóa slđ, tại sao? cung cách quản lý, đào tạo cũng như sự đòi hỏi quá cao, vượt so với nhu cầu công việc đó là bản chất của tư bản để trong tương lai tạo ra một giá trị thăng dư tuyệt đối.Do vậy, người Lđ cần nâng cao tay nghề, năng lực trình độ, trí tuệ và có sức khỏe tốt mới mong đáp ứng đủ.

Page 3

Cảm nhận của anh [chị] về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.

Lão Hạc là truyện ngắn phản ánh chân thực nhất cảnh đời cơ cực, nhiều cay đắng nhất của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Có thể nói là xã hội này đầy rẫy những bất công, đẩy người nông dân vào bế tắc, tuyệt vọng, không lối thoát. Nam Cao đã xây dựng thành công hình ảnh Lão hạc với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nhưng cuối cùng số phận bi thảm. Cái chết của Lão Hạc cuối truyện luôn ám ảnh người đọc, bởi giá trị mà nó muốn nhắn gửi sâu xa như thế nào.

Không phải bỗng nhiên lão Hạc muốn tìm đến cái chết, bởi chẳng ai muốn chết cả. Chỉ khi túng quá, quẫn quá, và không còn con đường nào khác để đi thì cái chết là sự giải thoát nhẹ nhàng nhất. Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng được 5 đồng, thấy day dứt, thấy mình thật tệ bạc với nó quá. Lão tính đi tính lại, cuối cùng cũng tích được 30 đồng gửi ông Giáo, bao giờ con trai ông về thì nhờ ông Giáo gửi lại con trai.

Suy nghĩ về cái chết của lão Hạc – văn lớp 8

Ngay từ đầu câu chuyện, Nam Cao đã giới thiệu hoàn cảnh vô cùng khó khăn, cùng cực và cô độc của Lão Hạc. Con trai thì đi cao su biền biệt chưa thấy về, lão già yếu, chỉ sống với cậu Vàng và mảnh vườn nhỏ. Lão thương con trai và mong muốn nó quay trở về đây. Tấm lòng đó của Lão thực sự đáng trân trọng và cảm phục.

 

Tuy nhiên cuộc sống càng ngày càng thiếu thốn, bệnh tật triền miên, lão không muốn cậy nhờ ông giáo và không muốn làm phiền đến hàng xóm nên đã xin Binh Tư ít bả chó. Lão bảo lão xin bả chó để bẫy ***** đi lạc nhưng thực ra để giải thoát bản thân mình, cũng là để tiền lại cho con, không làm gánh nặng cho bất kì ai.

Cái chết của lão Hạc để lại trong lòng người đọc nhiều ám ảnh. Lão chết, cái chết đó giàu giá trị nhân văn, cũng như phản ánh chân thực hiện trạng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ đang rơi vào bế tắc như thế nào.

Vì bế tắc, vì nghèo đói, vì lòng tự trọng nên cái chết là sự lựa chọn cuối cùng, dù là bất đắc dĩ thì nó cũng có thể kết thúc trong êm đẹp. Xã hội Việt Nam bất giờ cái nghèo đói tràn lan, thực dân phong kiến đã đẩy những người nông dân đến bước đường cùng như thế này.

Vốn dĩ lão Hạc là người có lòng tự trọng rất cao, nên dù khó khăn thế nào, lão cũng không muốn cậy nhờ bất cứ ái. Chính lòng tự trọng “hác dịch” đó đã buộc lão phải nghĩ đến cái chết, dù thực tâm lão vẫn muốn sống và khát sống một cách mãnh liệt. Một sự đối lập đến chua xót như vậy.

Lão chết, cái chết bộc lộ cao nhất tình yêu thương con vô bờ bến. Ông không muốn làm gánh nặng cho con sau này, ông muốn giành dụm hết tiền cho con, mình không dùng đến đồng nào. Tình cảm ấy thật vĩ đại và vượt khỏi sức tưởng tượng của con người.

Cái chết của Lão Hạc vừa phản ánh sự bế tắc của thời đại, của con người; đồng thời giải phóng chính lão hạc khi muốn mang đến những điều tốt đẹp cho đứa con của mình.

Thật vậy, truyện ngắn “Lão Hạc” kết thúc với cái chết đầy bi kịch và bế tắc của lão đã khiến người đọc suy nghĩ rất nhiều về con người, tình người, về cái đói, cái nghèo và về lòng tự trọng.

YÊU CẨU  

- Thể loại

Kiểu bài tổng hợp [phân tích và chứng minh], cụ thể là phân tích và chứng minh một khía cạnh về tác giả.  

- Nội dung:

  Tấm lòng Nam Cao đối với người nông dân cùng khổ trước cách mạng tháng Tám [qua hai nhân vật Chí Phèo và lão Hạc].  

GỢI Ý

  Từ cách xây dựng hai nhân vật Chí Phèo và lão Hục, Nam Cao thể hiện tấm lòng nhân đạo đối với người nông dân cùng khổ. Cho nên cần nắm vững hai tác phẩm được nêu ra trong đề bài, biết chọn dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh. Cũng có thể nêu vài nhận xét về tấm lòng nhân đạo ấy trong phần cuối của thân bài.  

A. PHÂN TÍCH

  1. Sự gắn bó ân tình sâu nặng, thiết tha với bà con nông dân ruột thịt ở quê hương của Nam Cao có liên quan chặt chẽ đến tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhà văn.   - Từ cuộc đời cùa nhà văn, người đọc rút ra một diều: nhà văn càng có điều kiện gần gũi, gắn bó với nhân dân thì cái gốc nhân đạo của tác giả càng sâu sắc và tiêu biểu.   2. Sáng tác của Nam Cao tập trung vào hai đề tài lớn: người trí thức nghèo và người nông dân nghèo. Viết về người nông dân, Nam Cao có tới hơn hai mươi tác phẩm.   - Nam Cao được coi là nhà văn của nông dân, bởi ông thấu hiểu sâu sắc số phận của người nông dân trong xã hội cũ với bao nỗi thống khổ cùng cực.   - Mỗi tác phẩm của Nam Cao viết về đề tài người nông dân là một câu chuyện cảm động về cuộc đời khốn cùng, thê thảm của người nông dân và nhà văn đặc biệt quan tâm tới số phận của họ. Tác phẩm thường tập trung đi sâu vào nỗi khổ của những tâm hồn bị đọa đày, nhân phẩm bị xúc phạm. Từ nỗi khổ của người nông dân, Nam Cao đã lên án xã hội bất công đã chà đạp lên nhân phẩm con người và đã bênh vực họ ngay khi họ bị nhục mạ một cách độc ác.  

3. Qua hai tác phẩm “Chí Phèo” và “Lão Hạc”, Nam Cao đã xây dựng thành công hai hình tượng người nông dân. Qua hai nhân vật Chí Phèo và lão Hạc, Nam Cao đã bộc lộ sâu sắc lòng yêu thương, sự trân trọng đối với người cùng khổ.

 

B. CHỨNG MINH.

 

1. Từ hình tượng nhân vật Chí Phèo.

  - Nam Cao không nói về sưu thuế như Ngô Tất Tố, mà tác giả nói về số phận người lao động bị chà đạp ở hai bình diện:   • Bị tha hóa, lưu manh. • Muốn trở lại làm người lương thiện nhưng bị cự tuyệt.   - Nam Cao có cái nhìn mới mẻ, sâu sắc trong việc thể hiện nỗi đau khổ của người nông dân bị áp bức bóc lột trong xã hội cũ. Từ nỗi đau khổ của họ, nhà văn đã biểu hiện thái độ căm thù giai cấp địa chủ, cường hào đã đẩy người nông dân vào chỗ lưu manh hóa..   - Từ hình tượng Chí Phèo sau khi ở tù ra, Nam Cao đã phản ánh được quy luật ở nông thôn nước ta thời thuộc Pháp: người lương thiện bị xô đẩy vào con đường cùng. Họ đã phản kháng lại để tồn tại.   - Nam Cao bày tỏ sự cảm thương cho số phận đau khổ của người nông dân [qua nhân vật Chí Phèo] và tác giả đã viết những trang văn đầy xúc động. Người đọc cảm thương cho người cố nông phai sống trong trạng thái cùng khổ triền miên, bị cướp mất hình người và linh hồn người.   - Nam Cao đã chỉ ra được bản chất lương thiện của người lao động ẩn giấu trong con người lưu manh của họ. Tác giả khẳng định tình người, tình yêu đã sưởi ấm và làm sống dậy trong tâm hồn kẻ bất hạnh như Chí Phèo. Thị Nở và bao kiếp người cùng khốn trong xã hội cũ.  

2. Từ hình tượng nhân vật lão Hạc.

 

- Tác phẩm Lão Hạc được viết sau tác phẩm Chí Phèo nên hình tượng người nông dân của Nam Cao và tấm lòng đến với người nông dân của Nam Cao dường như “đẹp” hơn và trọn vẹn hơn. Nếu trong tác phẩm Chí Phèo, nhà văn đã cho nhân vật cùa mình bị ngã gục trước sự cám dỗ của vật chất, bị lưu manh hóa, bị rơi vào bi kịch xót xa, thì trong Lão Hạc, hình tượng lão Hạc đã trở thành biểu tượng cho nhân cách đẹp ở người nông dân.

  - Người đọc thấy rằng chưa bao giờ chất giọng của Nam Cao lại nghiêm nghị và trân trọng như khi ông viết Lão Hạc. Tác giả xây dựng những nhân vật bằng niềm xót xa mà vẫn kiêu hãnh, tự hào.   - Nếu trong Chí Phèo, Nam Cao chì cho người đọc thấy đó là một người khao khát sống lương thiện nhưng đã bất lực và phải trốn vào nhưng cơn say triền miên thì đến truyện Lão Hạc, Nam Cao đã xây dựng lão Hạc là người nông dân lương thiện thực sự, vì: • Lão sống bằng chính sức lao động của mình. • Ở bất kì cảnh ngộ nào, lão cũng rất hiền lành, giữ nhân cách.   - Yêu thương con người, Nam Cao đã dành tình thương yêu cho hình tượng lão Hạc, tác giả đã không để cho lão Hạc chìm vào dòng lũ nghiệt ngã của dòng đời như dạng Chí Phèo mà:   • Lão Hạc chết vẫn không ố, vẫn trong trắng. • Bất chấp mọi nghịch cảnh để giữ cho được phẩm giá của mình. • Là người cha giàu lòng yêu con với một tình cảm sâu nặng. • Là con người nhân ái, giàu nghĩa tình • Là người có lòng tự trọng, có ý thức và trách nhiệm về những việc làm của mình.  

3. Nhận xét tấm lòng của Nam Cao với người lao động

  - Thể hiện tình cảm trân trọng đặc biệt đối với người nông dân.   - Khám phá được những gì sâu sắc nơi người nông dân khốn khổ. Đó là những con người có lương tri. Họ biết suy nghĩ, hành động, biết yêu thương, và biết trăn trở để giữ gìn phẩm giá con người.   - Nam Cao là nhà văn biết khóc cho nỗi khổ của người nông dân bất hạnh.   - Viết được hai hình tượng nhân vật như Chí Phèo, lão Hạc, Nam Cao phải hiểu đời, hiểu người, thấu đáo nỗi đau của con người. Nhà văn đã nói lên được khát vọng hoàn lương của Chí Phèo hoặc miêu tả các tiếng khóc khác nhau trong cuộc đời của lão Hạc.  

- Yêu thương người nông dân, Nam Cao đã đẩy nỗi bi thảm của những người cùng khổ đến tận cùng và cũng từ đó thắp sáng lên những vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn họ.

Video liên quan

Chủ Đề