Sông có lúc người có khúc là gì năm 2024

Tục ngữ có câu: “Sông có khúc, người có lúc” vì chẳng ai trong chúng ta có thể gặp may mắn suốt cuộc đời này và cũng chẳng có người nào gặp bất hạnh suốt đời. Chỉ khác nhau ở chỗ biết tận dụng may mắn đó thế nào và biết vượt qua nỗi bất hạnh làm sao. Hiểu về câu tục ngữ này ta sẽ có thêm những kinh nghiệm trong cuộc sống.

Sông có lúc người có khúc là gì năm 2024

Bài học từ ông bà xưa về câu “Sông có khúc, người có lúc”

Câu tục ngữ: “Sông có khúc, người có lúc” của ông cha ta để lại đã truyền dạy cho người đời say này một cách rất sâu sắc để chúng ta có thể vững bước hơn trên đường đời đầy chông gai. Bên cạnh đó, còn muốn phê phán những kẻ không chịu hiểu đạo lí ấy, luôn chịu sự thất bại, hèn nhát trước nghịch cảnh và khó khăn cũng như luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh và những người xung quanh mình.

Phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật có vai trò quan trọng chỉ khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng. Mâu thuẫn tồn tại mang tính khách quan và tính kế thừa trong mọi sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan.

Trong quá trình vận động của sự vật ấy, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ, sự phủ định biện chứng diễn ra - sự vật đó không còn nữa mà bị thay thế bởi sự vật mới, trong đó có những nhân tố tích cực được giữ lại. Song sự vật mới này sẽ lại bị phủ định bởi sự vật mới khác. Sự vật mới khác ấy dường như là sự vật đã tồn tại, song không phải là sự trùng lặp hoàn toàn, mà nó được bổ sung những nhân tố mới và chỉ bảo tồn những nhân tố tích cực thích hợp với sự phát triển tiếp tục của nó. Sau khi sự phủ định hai lần phủ định của phủ định được thực hiện, sự vật mới hoàn thành một chu kỳ phát triển.

Từ xa xưa, trong cuộc sống sinh hoạt của con người đã không còn hiếm gặp những những chuyện buồn vui, may rủi ở những khía cạnh cụ thể khác nhau. Để động viên, khích lệ con cháu không nản lòng nhụt chí trước những biến đổi xoay vần của đời người ông cha ta đã đúc kết nên câu tục ngữ: “Sông có khúc. Người có lúc” – muốn nói đến số phận của mỗi chúng ta giống như con sông vậy, có chỗ thẳng, có chỗ gấp khúc. Đời người có lúc vui, có lúc buồn mà ai cũng phải chấp nhận.

Với mong muốn tìm hiểu thêm về quy luật phủ định của phủ định , quan điểm lý luận cũng như những những vận dụng thực tiễn của câu thành ngữ “Sông có khúc. Người có lúc” em xin phép chọn đề tài “Lý giải câu thành ngữ “Sông có khúc. Người có lúc” và rút ra bài học cho cuộc sống bản thân trên cơ sở kiến thức về quy luật phủ định của phủ định.” cho bài tiểu luận môn Triết học Mác- Lênin.

Mặc dù đã có nhiều sự cố gắng tìm tòi, tuy nhiên với kiến thức và sự hiểu biết còn giới hạn chắc chắn bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được những đánh giá và đóng góp ý kiến của cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô!

“Do sâu bệnh phá hoại mùa màng, người nông dân đã sử dụng thuộc trừ sâu để tiêu diệt sâu bệnh.”

  • Các tác động, can thiệp trực tiếp từ bên ngoài: Do hành động của con người trong mục đích diệt trừ sâu bệnh. Họ sử dụng thuốc trừ sâu để phun vào đồng ruộng.
  • Sự vật, hiện tượng cũ mất đi: Ban đầu có sâu bệnh với sự sinh sôi và phát triển mạnh.
  • Sự vật, hiện tượng mới sinh ra: Loại bỏ sự tồn tại của sâu bệnh trên đồng ruộng.
  • Phủ định biện chứng: là phạm trù triết học để chỉ sự xóa bỏ, thủ tiêu một sự vật (hiện tượng, quá trình) tự thân, xảy ra do sự tác động giữa các yếu tố, các bộ phận bên trong sự vật; là sự phủ định làm tiền đề cho sự phát triển tiếp tục của sự vật, hình thành sự vật mới trên cơ sở sự vật cũ, thay thế cho sự vật cũ, sự phủ định tự thân, sự phát triển tự thân, là mắt khâu trong quá trình đất lời sự ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ.

Trong ngành sản xuất điện thoại thông minh, IPhone 11 là sự phủ định của IPhone X; IPhone 12 là sự phủ định đối với IPhone 11; IPhone 13 là sựphủ định đối với IPhone 12; và vào ngày 14/ vừa qua IPhone 14 ra mắt là sự phủ định đối với IPhone 13

  1. Những đặc trưng của phủ định biện chứng:
  2. Đặc trưng của phủ định biện chứng:

 Đặc điểm cơ bản của phủ định hiện chúng là sau một số lần phủ định, có tính chu kỳ theo “đường xoay ốc”, trong đó giain đoạn sau không chỉ phát huy những gì tích cực, khắc phục hạn chế của sự vật, hiện tượng cũ, mà còn gắn chúng với sự vật, hiện tượng mới

  1. So sánh tính kế thừa của phủ định siêu hình – phủ định biện chứng:

Tính kế thừa của phủ định siêu hình Tính kế thừa của phủ định biện chứng - Giữ lại nguyên si những gì bản thân nó đã có ở giai đoạn phát triển trước; thậm chí còn ngáng đường, ngăn cản sự phát triển của chính nó, của đối tượng mới

  • Sự vật, hiện tượng mới ra đời có chọn lọc và cải tạo yếu tố còn thích hợp; loại bỏ các yếu tố gây cản trở cho sự phát triển của sự vật, hiện tượng mới.
  • Các yếu tố chọn giữ lại sẽ được cải tạo, biến đổi để phù hợp với sự vật, hiện tượng mới.
  • Sự vật, hiện tượng mới có chất giàu có hơn, phát triển cao hơn. tiểu bộ hơn.
  • Kế thim biện chứng có sự liên hệ

Tính khách quan

Do nguyên nhân bên trong, là kết quả đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong sự vật.

Tính kế thừa

Do "cái mới" ra đời trên cơ sở của "cái cũ"; loại bỏ những yếu tố đã lỗi thời, lạc hậu. Đồng thời cũng chọn lọc, giữ lại những yếu tố tích cực và cải biến cho phù hợp với "cái mới".

Tính phổ biến

Diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy

Tính đa dạng phong phú

Thể hiện ở nội dung, hình thức của phủ định

  • Khuynh hướng tiến lên của sự vận động của sự vật, hiện tượng; sự thống nhất giữa tính tiến bộ và tính kế thừa của sự phát triển; kết quả của sự phát triển.
  • Cần nhận thức đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng mới, ra đời phù hợp với quy luật phát triển. (trong tự nhiên diễn ra từ phát; xã hội phụ thuộc vào nhận thức và hành đồng của con người).
  • Cần nhận thức đúng về xu hướng phát triển là quá trình quanh co, phức tạp theo các chu kỳ phủ định của phủ định.
  • Phát phát hiện, ủng hộ và đấu tranh cho thắng lợi của cáỉ mới khắc phục tư tưởng bao thủ, trì chệ, giáo điều, ..ế thừa có chọ lọc và cải tạo ... trong phủ định biện chứng.

PHẦN 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH ĐỂ LÝ GIẢI CÂU THÀNH NGỮ “SÔNG CÓ KHÚC. NGƯỜI CÓ LÚC”: Trong cuộc sống chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc vui – buồn, thăng – trầm, sướng – khổ khác nhau. Vì chẳng ai trong chúng ta có thể gă ̣p may mắn suốt cuô ̣c đời này và cũng chẳng có người nào gă ̣p bất hạnh suốt đời. Để khuyên nhủ con cháu đời sau phải có ý chí kiên định, tư duy tích cực vượt mọi gian khổ, khó khăn, thách thức ... trong cuộc sống, thế hệ đi trước đã đúc kết ra câu thành ngữ: “Sông có khúc. Người có lúc”

  1. Vận dụng quy luật phủ định của phủ định để lý giải câu thành ngữ “Sông có khúc. Người có lúc”:
  2. “Sông” – đại diện cho thiên nhiên hùng vĩ trường tồn, to lớn, mạnh mẽ ; “khúc” – những đoạn khác nhau trên con song, có rộng – hẹp, nông – sâu, khúc khuỷu – thẳng,...
  3. “Người” – đời người, con người sống trên đời, nhỏ bé trước thiên nhiên ; “lúc” – những hoàn cảnh khác nhau như vui – buồn, sướng – khổ, ...

 Nghĩa đen: Dòng sông có khúc thẳng, khúc quanh, khúc rộng, khúc hẹp,.... Con người cũng như vậy, có lúc sướng, lúc khổ, lúc vui, lúc buồn.

 Nghĩa bóng (lời khuyên): Lấy con sông làm ví dụ cho mọi việc trên đời, sônglà hình ảnh thiên nhiên to lớn, mạnh mẽ vốn trường tồn cùng đất trời vậy mà cũng không được vẹn toàn, cũng chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên là không có gì đứng vững ở một vị trí nào cảthì đời người gặp phải những khó khăn, trắc trở là

chuyện thường tình...; đừng thấy khổ mà chán nản, bi quan, phải tin tưởng lạc quan ở ngày mai...

Vận dụng quy luật phủ định của phủ định, ta dần hiểu rằng trong quá trình phát triển, xây dựng cuộc sống của con người không diễn ra theo “đường thẳng” – mọi chuyện đều “xuôi chèo mát mái”, cũng không phải là “đường tròn” – lập đi lặp lại những quá trình cũ, những công việc cũ mà là “đường xoắn ốc”. Trong quá trình phát triển, có nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó có cả giai đoạn thụt lùi. Nhưng đến cuối cùng thì con người vẫn sẽ tiến lên, hướng về phía trước. Vậy nên cần có niềm tin vào sự phát triển tiến lên của sự vật. Trong quá trình phát triển, không thể phủ định toàn bộ những gì thuộc về cái cũ mà cần chọn lọc để giữ lại cái tích cực, bỏ đi cái tiêu cực.

Ví dụ như: sau khi đỗ đai học, em có xin đi làm thêm ở một quán ăn. Trong quá trình làm việc, do chăm chỉ và tích cực em đã được thăng chức lên làm trưởng nhóm. Khi đó, em (trưởng nhóm) vừa sự phủ định bản thân mình ở vị trí nhân viên học việc trước đó, và phát triển lên một tầm cao mới là trưởng nhóm. Nhưng không có nghĩa là em sau khi làm trưởng nhóm sẽ bỏ lại những tính kiến thức, khinh nghiệm trước đó khi còn là nhân viên học việc mà em có chọn lọc và giữ lại cho mình những ưu điểm tốt đẹp của mình để phát triển thêm. Còn những tư duy lạc hậu, hạn hẹp thì em đào thải và loại bỏ. Sau một kì làm việc, do sơ sót trong công tác quản lý nhóm, em mắc sai phạm và bị quản lý khiển trách và giáng chức xuống làm nhân viên học việc. Nhưng không vì thế mà em chán nản, nhụt chí. Ngã ở đâu đứng lên ở đó, em đã nghiêm túc kiểm điểm lại sai lầm của bản thân từ đó rút ra bài học mình. Em không vì bản thân mắc lỗi mà em bỏ lại những kinh nghiệm đã có khi làm trưởng nhóm, em nhanh chóng phát triển bản thân, liên tục lập được nhiều thành tích. Kết quả, em đã được phục chức và thăng chức lên làm trưởng ca.

Có thể thấy rằng, cuộc sống luôn không ngừng vận động, phát triển và hoàn cảnh không phải lúc nào cũng thuận theo lòng người mà nó sẽ thay đổi. Cuộc sống sẽ thay đổi và con người cũng vậy, nhưng thay đổi theo hướng nào thì còn tùy vào cuộc sống và chính bản thân con người đó.

  1. Bài học rút ra:

KẾẾT LU ẬN

Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, cung cấp cái nhìn rõ ràng, thuyết phục về quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Phủ định là sự thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác. Phủ định biện chứng là sự phủ định tự nhiên, có kế thừa và tạo ra những điều kiện cho sự phát triển của sự vật. Phủ định của phủ định là chuỗi các phủ định biện chứng, tạo nên quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng.

Chu kỳ của các quá trình phát triển là hình xoáy ốc. Sự vật trải qua hai lần phủ định cơ bản với ba hình thái tồn tại để đi lên một hình thái mới cao cấp hơn nhưng vẫn duy trì được những đặc điểm tích cực và loại bỏ những đặc điểm tiêu cực của hình thái cũ. Phát triển theo đường xoắn ốc thể hiện tính chất biện chứng của sự phát triển. Đó là tính kế thừa, tính lặp lại và tính tiến lên theo đường xoắn ốc. Quy luật phủ định của phủ định có thể ứng dụng rất nhiều vào hoạt động trong đời sống.

Qua câu thành ngữ “Sông có khúc, người có lúc”, ta có thêm cái nhìn đầy nghị lực và lạc quan hơn trước những khúc khuỷu của cuộc đời. Dẫu cho cuộc sống của lắm trắc trở , chông gai chỉ cần ta luôn giữ vững ý chỉ kiên định, không ngừng tiến về phí trước thì sớm muộn cũng được hưởng thành quả xứng đáng.