Sốt virus ủ bệnh bao lâu

Trong các bệnh lý thường gặp vào mùa hè và thời tiết giao mùa, thì sốt virus thường là bệnh rất hay xảy ra, với việc lây lan nhanh chóng, sốt virus thường xảy ra thành dịch và đối tượng mắc rất đa dạng từ trẻ em đến người lớn tuổi.

Phát ban cũng là một trong những biểu hiện của sốt virus

Vậy sốt virus là gì, và cần làm gì khi phát hiện bị sốt virus, cùng Websosanh tìm hiểu về loại sốt này.

1, Nguyên nhân bệnh sốt virus?

Ngay cái tên của bệnh đã cho chúng ta biết nguyên nhân gây sốt virus là do virus. Virus gây bệnh sốt virus có thể truyền từ người bệnh qua người thường bằng những con đường sau:

– Đường hô hấp, do tiếp xúc hoặc nói chuyện với người bị bệnh sốt virus

– Do ăn phải những thực phẩm, uống nguồn nước có virus gây sốt ẩn náu

– Tiếp xúc trực tiếp, cầm nắm tay chân…với người bệnh

– Sốt virus cũng có thể lây lan qua đường tình dụng và tiêm trực tiếp qua máu

Thời gian nhiễm trùng tiên phát có thể thay đổi từ vài ngày đến vài tuần. Biểu hiện lâm sàng của bệnh thường là hậu quả của virus nhân lên tại một địa điểm cụ thể. Mặc dù sốt giảm xuống, một số bệnh nhiễm virus tiếp tục tăng lên và gây nhiễm trùng dai dẳng.

2, Triệu chứng của bệnh sốt virus?

Khi virus xâm nhập vào cơ thể, sau một thời gian ủ bệnh thì virus sẽ nhân đến một mức độ đủ cao để gây nhiễm trùng. Thời gian ủ bệnh tùy từng trường hợp người bệnh, nếu ngắn là vài ngày, dài hơn có thể đến 1 tuần, do đó nếu bạn có tiếp xúc với người bệnh bị sốt virus phải hết sức lưu ý, hạn chế tiếp xúc với người khác.

Khi bệnh bắt đầu phát tác, sốt virus có thể èm theo những triệu chứng sau:

– Cơ thể bị mệt mỏi, khó chịu, cảm giác không muốn làm gì

– Các bắp thịt của chân tay rất mỏi, đau nhức

– Sốt cao từng đợt

– Viêm họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi

– Đau đầu, đỏ mắt, ho, đau cơ – khớp và nổi mẩn trên da có thể có mặt.

Khi những biểu hiện cơ bản trên xuất hiện, thì sau đó kèm theo những triệu chứng nặng ơn như tuyến bạch huyết bị sưng phồng lên. Bệnh thường tự thoái lui nhưng sự mệt mỏi và ho có thể kéo dài một vài tuần. Đôi khi viêm phổi, nôn mửa và tiêu chảy, vàng da hay viêm khớp [sưng khớp] có thể làm phức tạp sốt virus ban đầu.

Một số cơn sốt virus lây lan bằng côn trùng, ví dụ, Arbovirus, có thể gây ra xu hướng chảy máu, kết quả là chảy máu từ da và một số cơ quan nội tạng khác và có thể gây tử vong.

3, Điều trị khi bị sốt virus

Điều trị sốt virus hoàn toàn cho triệu chứng với các thuốc hạ sốt và giảm đau. Nghỉ ngơi tại giường và uống nước đầy đủ. Thuốc thông mũi có thể có lợi. Điều trị kháng virus cụ thể thường không được khuyến khích. Steroid là không nên vì nó có thể dẫn đến nhiễm trùng vi khuẩn. Chỉ trong trường hợp nhiễm trùng phối hợp thì thuốc kháng sinh cần phải được chỉ định. Điều quan trọng là thuốc kháng sinh không được thường xuyên sử dụng để điều trị dự phòng.

Các biến chứng của nhiễm virus như viêm phổi [do virus hoặc bội nhiễm vi khuẩn] cần được giải quyết cụ thể giải phóng các chất tiết đường hô hấp và sử dụng hỗ trợ máy thở nếu thiếu oxy máu nặng. Các triệu chứng của viêm dạ dày ruột nên được quản lý với các chất chống nhu động. Hầu hết sốt virus hồi phục hoàn toàn trong một tuần mặc dùmệt mỏi có thể kéo dài một vài tuần.

4, Phòng chống bệnh sốt virus

Sốt virus rất khó để ngăn chặn. Chúng xảy ra như dịch bệnh lây nhiễm phụ thuộc vào phương thức lây lan.

Vắc-xin đã được thử nhắm mục tiêu các vi rút đường hô hấp và đường tiêu hóa với rất ít thành công do một số tiểu nhóm của virus với các hình thức khác nhau của kháng nguyên, tất cả đều không thể được phủ bằng một loại vắc xin duy nhất.

Tuy nhiên, bạn có thể yen tâm vì các tình trạng này cũng chỉ là các bệnh lý nhẹ, và cơ thể có thể dần bình phục.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

O.N

  • 04:00 09/01/2022
  • Xếp hạng 4.88/5 với 20247 phiếu bầu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Hoàng Đăng Mịch - Trưởng khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Sốt do nhiễm virus thường được gọi là sốt virus hoặc sốt siêu vi. Sốt siêu vi thường gặp hơn ở trẻ em nhưng cũng có khi xảy ra ở người lớn. Bệnh có thể tự khỏi nếu được phát hiện sớm và xử lý tốt. Vậy sốt siêu vi ở người lớn kéo dài mấy ngày và khi nào thì cần đi bệnh viện chữa trị?

Sốt siêu vi ở người lớn là bệnh lý thường gặp mỗi khi thời tiết giao mùa, do tình trạng nhiễm siêu vi khuẩn [virus] gây ra. Nhiễm virus có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể như: ruột, phổi hay toàn bộ hệ hô hấp... Bệnh đặc trưng bởi những cơn sốt nặng dần nếu không được điều trị. Sốt siêu vi là bệnh nhiễm khá phổ biến đối với trẻ em và người già do hệ miễn dịch còn yếu hoặc đã suy giảm theo thời gian.

Sốt siêu vi khiến cho phần đầu và các cơ có cảm giác đau mỏi, là một bệnh dễ lây lan, đặc biệt là trong môi trường lao động, phải sinh hoạt và làm việc chung với nhiều người... Biểu hiện của bệnh sốt siêu vi thường bao gồm: sốt cao trên 39 độ, cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, những cơn sốt thường trở nặng vào buổi chiều hay về đêm.


Đối với người lớn, triệu chứng của sốt siêu vi hay gặp là:

Bệnh nhân bị sốt siêu vi luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Trong giai đoạn đầu mới nhiễm bệnh, các virus xâm nhập, gây ra sự mất cân bằng nghiêm trọng nhưng hệ miễn dịch chưa thể nhận ra và phản ứng lại, khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, nặng nề. Đây là dấu hiệu điển hình của sốt siêu vi ở người lớn.

Bên cạnh triệu chứng mệt mỏi thì các cơ bắp cũng có biểu hiện đau nhức bất thường. Phần lớn những cơn đau nhức này sẽ kéo dài đến khi khỏi bệnh.

Những cơn sốt cao liên tục là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh sốt siêu vi ở người lớn. Thời gian đầu, cơ thể bệnh nhân sẽ sốt nhẹ, rồi thân nhiệt dần dần tăng lên do mức độ nhiễm càng nặng. Khi đó, bệnh nhân cần nhanh chóng sử dụng thuốc hạ sốt nhằm tránh trường hợp sốt cao đến 40 – 41 độ C, nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Triệu chứng nghẹt mũi thường xuất hiện ở người lớn bị sốt siêu vi và gây cảm giác khó chịu. Người bệnh nên dùng thuốc điều trị triệu chứng này để hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến hệ hô hấp.

Đây là một triệu chứng khác của sốt siêu vi đối với hệ hô hấp. Bệnh nhân bị ho và chảy nước mũi thường xuyên khi nhiễm virus sốt siêu vi. Điều này là nguyên nhân khiến cho virus lây lan sang những người xung quanh. Do đó, bạn nên sử dụng một chiếc khăn riêng, giữ vệ sinh sạch sẽ và hạn chế tiếp xúc với người khác. Tốt nhất là nên nghỉ ngơi tại nhà, hoặc ở trong khu vực cách ly với mọi người, nhằm hạn chế tối đa khả năng lây lan.

Triệu chứng ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi thường xảy ra ở người lớn bị sốt siêu vi

Da nổi mẩn đỏ là triệu chứng khá phổ biến đối với các bệnh nhiễm và dị ứng, vì vậy nên rất khó phân biệt. Để xác định chính xác hơn, cần dựa vào tình trạng sức khỏe bản thân kèm theo các triệu chứng khác.

Đối với các biểu hiện của sốt siêu vi của người lớn, khi mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh thì nên có sự tư vấn thăm khám từ bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất, tránh tình trạng chần chừ, kéo dài, bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Như vậy, nếu đã được chẩn đoán chính xác thì sốt siêu vi kéo dài bao lâu là khỏi? Cùng theo dõi nội dung này tiếp theo đây.

Đối với vấn đề “Sốt siêu vi kéo dài bao lâu” thì trong đa số các trường hợp, thường người lớn sẽ bị nhiễm virus kéo dài hơn và nặng nề hơn so với trẻ em. Vì khi bị ốm, người lớn thường có thái độ chủ quan, chần chờ, không chịu điều trị một cách nghiêm túc, vì nghĩ rằng đó chỉ là cảm sốt bình thường. Vì vậy nên nhiều người đang nhiễm virus nhưng vẫn đi làm, vẫn sinh hoạt với mọi người bình thường, khiến cho bệnh nhanh chóng lây lan. Hơn nữa, chế độ ăn uống thất thường cùng với nhiều yếu tố chủ quan khác nhau sẽ làm cơ thể bị suy sụp nhanh chóng.

Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp sốt siêu vi ở người lớn đều không quá nguy hiểm và có thể tự hết trong vòng 5 – 7 ngày, cao nhất là 10 ngày, nếu được xử lý và chăm sóc tốt.

Sốt siêu vi ở người lớn kéo dài mấy ngày còn tùy vào chế độ chăm sóc và điều trị

Đối với sốt siêu vi nhẹ, người lớn có thể tự điều trị tại nhà bằng cách sử dụng thuốc hạ sốt, bổ sung vitamin C và cân bằng điện giải. Đối với bệnh nặng, cần đưa người bệnh đi khám, xét nghiệm, chẩn đoán để có phác đồ điều trị thích hợp, kịp thời.


Khi mắc bệnh sốt siêu vi, người lớn nên ưu tiên cho việc nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, ăn thức ăn dễ tiêu, bổ sung nước và điện giải đầy đủ, tránh tiếp xúc với những người xung quanh. Đặc biệt, khi nhận thấy những biểu hiện của bệnh, nên tìm cách xử lý ngay lập tức hoặc đến bác sĩ kiểm tra, tránh thái độ chủ quan, để xảy ra những biến chứng sau này.

Bài viết tổng hợp từ nguồn: caodangyduocsaigon.com; Voh.com.vn

XEM THÊM:

Video đề xuất:

Mắc cúm A: Trường hợp nào cần đi viện?

Video liên quan

Chủ Đề