Sư 320 ở đâu

[QK7 Online] - Sư đoàn 7 [Công trường 7] được thành lập ngày 13/6/1966 tại Phước Long [nay là huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước] trong giai đoạn quyết liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đây là một trong những Sư đoàn chủ lực đầu tiên của quân giải phóng thuộc Bộ Tư lệnh Miền. Trong chiến tranh, Sư đoàn 7 gắn với những chiến công vang dội ở chiến trường miền Đông Nam Bộ, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
 

Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 7 tham gia diễn tập có bắn đạn thật.

 
Những chiến công vang dội Khi thành lập, Sư đoàn 7 gồm 3 Trung đoàn bộ binh là Trung đoàn 141, 165 [Sư đoàn 312] và Trung đoàn 52 [Sư đoàn 320]. Ngày 5/2/1969, Trung đoàn 209 [Sư đoàn 312] được lệnh vượt Trường Sơn vào miền Đông Nam Bộ chính thức đứng vào đội hình Sư đoàn 7 thay thế Trung đoàn 52 [Sư đoàn 320].   Ngay từ khi mới thành lập, Sư đoàn 7 nhanh chóng ổn định tổ chức, biên chế, xây dựng ý chí quyết tâm, khắc phục khó khăn, gian khổ, tham gia nhiều trận đánh và giành thắng lợi vẻ vang. Sư đoàn tham gia cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 lập công xuất sắc trận tập kích ở nhiều nơi như: Sở Gà, Sở Hội, Phú Hưng, Đông Tràm, Búng, Bình Cơ, Bình Mỹ, Chánh Lưu, An Lợi… Đặc biệt, Sư đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chốt chặn 150 ngày đêm chia cắt địch ở Tàu Ô-Xóm Ruộng [Đường 13] năm 1972, tạo điều kiện cho các đơn vị tiến công giải phóng Lộc Ninh và căn cứ An Lộc [Bình Long]. Sư đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi tham gia Chiến dịch Đường 14 Phước Long cuối năm 1974, mở thông đường 20 Định Quán - Lâm Đồng.   Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Sư đoàn đảm nhiệm hướng tiến công chủ yếu của Quân đoàn 4 đánh chiếm hướng Đông đập tan cánh cửa thép Xuân Lộc, tiến về giải phóng Sài Gòn tháng 4 năm 1975.   Hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, năm 1977 Sư đoàn tham gia bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia. Từ năm 1979 đến năm 1988, Sư đoàn cùng với các đơn vị bạn chiến đấu đánh đổ bọn phản động Pôlpot - Iêngxari giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng xây dựng cuộc sống hòa bình. Trên suốt chặng đường đầy gian khổ, ác liệt, hi sinh, lớp lớp cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn đem hết tinh thần, nghị lực, trí tuệ và lòng dũng cảm, không tiếc máu xương gióp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.   Trải qua 55 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, lớp lớp cán bộ, chiến sĩ của sư đoàn luôn giữ vững phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, quyết tâm xây dựng đơn vị có kỷ luật nghiêm, huấn luyện giỏi, sẵn sàng chiến đấu cao, sẵn sàng động viên tốt, là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua quyết thắng của Quân đoàn, xứng đáng với truyền thống "Đoàn kết - Anh hùng - Thắng quân xâm lược", biết đánh và biết thắng mọi kẻ thù.

Với những chiến công và thành tích xuất sắc, Sư đoàn vinh dự được Đảng, Nhà nước 2 lần tuyên dương danh hiệu "Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân" [1975; 1979]; 1 Huân chương Hồ Chí Minh; được Nhà nước Campuchia tặng Huân chương Ăng Co và nhiều Huân chương Quân công, Chiến công các hạng; 14 tập thể và 12 cán bộ, chiến sĩ được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện Hiện nay, Sư đoàn 7 là đơn vị khung thường trực, làm nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới cho các cơ quan, đơn vị trong Quân đoàn 4, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật; huấn luyện dự bị động viên theo chỉ lệnh của Bộ Quốc phòng trên địa bàn các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang.   Sư đoàn chủ động tiến hành phúc tra, nắm nguồn; tiếp nhận và huấn luyện lực lượng dự bị động viên, diễn tập, bắn đạn thật cấp đại đội đạt kết quả tốt. Tổng kết 5, 10, 15,20 năm thực hiện Pháp lệnh Dự bị động viên, Sư đoàn được Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 khen và tặng thưởng. Trong thực hiện Phong trào Thi đua Quyết thắng, Sư đoàn luôn nỗ lực phấn đấu xây dựng nền nếp chính quy, rèn luyện kỷ luật, tập trung xây dựng các cơ quan, đơn vị xanh, sạch, đẹp. Năm 2020, Sư đoàn là đơn vị dẫn đầu khối thi đua 3 Sư đoàn, Trường Quân sự được Bộ Quốc phòng tặng cờ thi đua.   Về công tác xây dựng cấp ủy, tổ chức Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên được duy trì chặt chẽ. Các cấp ủy, tổ chức Đảng duy trì nghiêm túc chế độ sinh hoạt lãnh đạo, sinh hoạt tự phê bình và phê bình. Công tác phát triển đảng viên, kiện toàn cấp ủy các cấp đủ về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý. Đảng bộ Sư đoàn làm tốt công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên cả về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, năng lực công tác và các mối quan hệ xã hội. Kết quả đánh giá xếp loại chất lượng tổ chức Đảng, đảng viên hàng năm: Chi bộ có 46,48% đạt trong sạch vững mạnh; Đảng bộ cơ sở có 42,85% đạt trong sạch vững mạnh; đảng viên hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ đạt 85,51%. Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, đã có 68 tổ chức đảng, 160 đảng viên được khen thưởng về Đảng; tôn vinh, khen thưởng 13 tập thể, 38 cá nhân trong thực hiện Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”; 13 tập thể, 27 cá nhân tiêu biểu trong thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 87 của Quân ủy Trung ương về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.    Sư đoàn tăng cường giao lưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận, đền ơn đáp nghĩa, nhất là nơi đơn vị thành lập và địa bàn đóng quân. Hàng năm, nhân dịp kỷ niệm ngày truyền thống, Sư đoàn phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan, ban, ngành, doanh nghiệp thăm, tặng quà, khám, chữa bệnh và cấp thuốc cho bà con xã Bù Gia Mập, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước trị giá hàng trăm triệu đồng.  

Phát huy truyền thống “Đoàn kết - Anh hùng - Thắng quân xâm lược” của Sư đoàn, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 7 luôn nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, đoàn kết thống nhất trong cấp ủy, chỉ huy quyết tâm xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện mẫu mực, tiêu biểu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng là ngọn cờ đầu trong Phong trào Thi đua Quyết thắng khối thi đua khối 3 Sư đoàn, Trường Quân sự Quân đoàn 4.


 

Đại tá LÊ LƯƠNG QUYỀN, Chính ủy Sư đoàn 7

QPTD -Thứ Năm, 19/03/2020, 15:14 [GMT+7]

Sư đoàn 320A trong Chiến dịch Tây Nguyên 1975

Thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị là giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước trong hai năm 1975 - 1976, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh quyết định mở Chiến dịch Tây Nguyên với mật danh “Chiến dịch 275”, nhằm thực hiện chia cắt chiến lược và tạo thế chiến lược mới trên chiến trường miền Nam.

Đại tá Lê Văn Cương [thứ nhất bên trái] trực tiếp kiểm tra hội thao mô hình học cụ cấp Sư đoàn năm 2020.

Trong Chiến dịch Tây Nguyên, Sư đoàn 320A [nay là Sư đoàn 320] giữ vai trò quan trọng trong thực hiện phương án tác chiến, cũng như góp phần to lớn vào thắng lợi của Chiến dịch. Thực tiễn kết quả Chiến dịch đã chứng minh: Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định mở Chiến dịch Tây Nguyên, chọn thị xã Buôn Ma Thuột để đánh trận then chốt là quyết định chính xác và sáng suốt.

Quyết định đó đã được Bộ Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên cụ thể hóa bằng quyết tâm và kế hoạch tác chiến chặt chẽ, khoa học, táo bạo, công phu. Phương án tác chiến của Chiến dịch là: Tiến công, nghi binh nhử, kéo địch về Pleiku và Kon Tum; cắt đứt các con đường số 14, 19, 21; “trói” chặt địch ở bắc Tây Nguyên; nhanh chóng đánh chiếm Đức Lập, Thuần Mẫn, cô lập địch ở thị xã Buôn Ma Thuột; tập trung lực lượng chủ yếu đánh đòn quyết định giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột và đánh bại các lực lượng phản kích của địch. Tiếp đó, phát triển tiến công đánh chiếm Cheo Reo, Gia Nghĩa, giải phóng ba tỉnh Đắc Lắc, Phú Bổn, Quảng Đức, tạo điều kiện và thời cơ phát triển tiến công trên các hướng khác1.

Để thực hiện phương án tác chiến, tạo điều kiện cho lực lượng chủ yếu của chiến dịch ở phía nam Tây Nguyên đột phá thắng lợi vào thị xã Buôn Ma Thuột, Bộ Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên đã giao cho Sư đoàn 320A đảm nhiệm một hướng quan trọng ở phía Bắc của chiến dịch, với nhiệm vụ: cắt đường số 14 đoạn Cẩm Ga -Thuần Mẫn, sẵn sàng diệt địch từ Pleiku đi giải tỏa Buôn Ma Thuột hoặc địch từ Buôn Ma Thuột đánh lên. Sau khi dứt điểm Thuần Mẫn, phát triển bao vây và tiêu diệt địch, giải phóng thị xã Cheo Reo.

Sau khi nhận nhiệm vụ, Bộ Tư lệnh Sư đoàn nhanh chóng làm tốt công tác chuẩn bị để tham gia chiến dịch, nhất là xây dựng quyết tâm chiến đấu và kế hoạch cơ động lực lượng, bảo đảm bí mật, bất ngờ, tạo lập được thế trận hoàn chỉnh trước thời gian lệnh nổ súng.

Trong hai ngày 19, 20 tháng 01 năm 1975, Đảng ủy Sư đoàn đã họp đánh giá tình hình địch, quán triệt nhiệm vụ và thông qua Quyết tâm chiến đấu của Tư lệnh Sư đoàn. Trong đó, ý định tác chiến xác định được tiến hành trong 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Từ 30 đến 40 ngày nhằm tiêu diệt 01 - 02 tiểu đoàn địch, giải phóng quận lỵ Thuần Mẫn2 và làm chủ đoạn đường số 14, đường số 7B và xung quanh đường số 7B3. Giai đoạn 2: Từ 20 đến 30 ngày tiếp tục đánh bại phản kích của địch, phát triển đánh chiếm vùng nông thôn thị xã Cheo Reo, giải phóng thị xã Cheo Reo khi có thời cơ. Khu vực tác chiến của Sư đoàn nằm trong tam giác Phú Nhơn - Cheo Reo - Buôn Hồ, trọng điểm là khu vực Cẩm Ga - Thuần Mẫn.

Ngày 28-01-1975, Quyết tâm chiến đấu tiến công khu vực quận lỵ Thuần Mẫn của Sư đoàn được Bộ Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên thông qua; trong đó xác định: khu vực tác chiến của Sư đoàn nằm trên trục đường số 14, đường số 7 trong khu tam giác Phú Nhơn - Cheo Reo - Buôn Hồ, phía Bắc giáp Mỹ Thạch, phía Nam tới thị xã Buôn Ma Thuột, phía Đông tới thị xã Cheo Reo [Phú Bổn]. Nhiệm vụ của các đơn vị: Trung đoàn 48 [thiếu Tiểu đoàn 3], có nhiệm vụ tiến công tiêu diệt địch, giải phóng quận lỵ Thuần Mẫn; Trung đoàn 64 được tăng cường Tiểu đoàn 3 [Trung đoàn 48], có nhiệm vụ phục kích giao thông trên đường số 14 từ Chư Léo đến điểm cao 826, cắt đứt đường số 14, không cho địch lên phía Bắc và từ phía Bắc về Buôn Ma Thuột; Trung đoàn 9 phục kích trên đường số 14 đoạn Cẩm Ga [bắc chi khu quân sự Thuần Mẫn]; Tiểu đoàn 9 [Trung đoàn 64] có nhiệm vụ sẵn sàng đánh địch từ Cheo Reo lên chi viện khi ta tiến công quận lỵ Thuần Mẫn.

Ngày 01-02-1975, các đơn vị của Sư đoàn 320A lần lượt được lệnh rút khỏi tuyến chốt giữ dọc đường 19 Tây [nam Gia Lai], bí mật hành quân vào phía Nam Tây Nguyên [Trung đoàn 48 vào tập kết ở Tây Nam điểm cao Chư Xê; Trung đoàn 9 vào tập kết ở Tây quận lỵ Thuần Mẫn; Trung đoàn 64 vào áp sát phía Tây Chư Léo, cách quận lỵ Buôn Hồ 20 km về phía Bắc]. Các đơn vị khi di chuyển đều được lệnh để lại một bộ phận kết hợp với Tiểu đoàn 12 [Tỉnh đội Gia Lai] do Phó Tư lệnh Sư đoàn Bùi Đình Hòe chỉ huy tiếp tục đánh địch bảo vệ địa bàn và thực hiện Kế hoạch nghi binh của Bộ Tư lệnh Chiến dịch. Khi Sư đoàn 968 từ Hạ Lào về thay chân chốt giữ dọc đường số 19 Tây thì lực lượng của Sư đoàn 320A mới rút hết.

Ngày 10-02-1975, việc triển khai đội hình của Sư đoàn cơ bản hoàn thành, các đơn vị được lệnh khẩn trương làm công tác chuẩn bị chiến đấu. Việc nhanh chóng cơ động toàn bộ đội hình lớn đến vị trí tập kết mà vẫn bảo đảm được yếu tố bí mật, an toàn không đơn thuần là sự nỗ lực, cố gắng rất lớn mà còn là ý thức chấp hành kỷ luật của cán bộ, chiến sĩ trong các hành động cụ thể, thực hiện đúng ý định của người chỉ huy. Có thể nói, trong nghệ thuật chiến dịch, điều quan trọng hàng đầu là phải giữ được bí mật, tạo được yếu tố bất ngờ trong tạo lập thế trận, thì mới có thể giành và giữ quyền chủ động chiến dịch, tạo ra thời cơ để đánh thắng địch.

Điểm nổi bật của Bộ Tư lệnh và cơ quan tác chiến Sư đoàn trong giai đoạn chuẩn bị chiến đấu, đó là dự kiến chiều hướng phát triển của chiến dịch để bố trí đội hình chiến đấu. Bên cạnh việc triển khai đội hình theo nhiệm vụ chủ yếu ở giai đoạn 1 của kế hoạch tác chiến, Bộ Tư lệnh Sư đoàn đã nghĩ tới hướng phát triển ở giai đoạn 2. Do đó, khi triển khai đội hình, Bộ Tư lệnh Sư đoàn đã bố trí Tiểu đoàn 9 [Trung đoàn 64] đứng chân ở phía Tây, cách thị xã Cheo Reo 07 km, có nhiệm vụ chuẩn bị đường và sẵn sàng đánh địch từ Cheo Reo lên chi viện khi Trung đoàn 48 tiến công quận lỵ Thuần Mẫn; đồng thời, sẵn sàng làm mũi nhọn phát triển tiến công thị xã Cheo Reo khi Sư đoàn chuyển sang giai đoạn 2 của kế hoạch tác chiến. Đây là một điểm hết sức thuận lợi cho Sư đoàn khi được nhận nhiệm vụ truy kích, chốt chặn địch rút chạy trên đường số 7.

Bằng các hoạt động nghi binh chiến dịch hiệu quả, ta đã thu hút được địch lên hướng Bắc Tây Nguyên. Nắm thời cơ thuận lợi, đêm ngày 03 rạng sáng, ngày 04 tháng 3 năm 1975, Bộ Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên lệnh cho các đơn vị bắt đầu nổ súng chiến đấu tạo thế. Mở đầu là Trung đoàn 95A tiến công địch trên đường số 19, phía Đông thị xã Pleiku từ ngã ba Plei Bôn đến ấp Phú Yên, làm chủ đoạn đường dài 20km. Cũng trên đường số 19, 5 giờ 30 phút, ngày 04 tháng 3 năm 1975, Sư đoàn 3 [Quân khu 5] đã diệt 2 đại đội và 9 chốt của địch, cắt đứt và làm chủ đoạn từ Thượng An đến cầu số 13. Trên đường số 14, sáng ngày 05 tháng 3, Trung đoàn 9 [Sư đoàn 320A] chặn đánh đoàn xe [14 chiếc] của trung đoàn 45 Ngụy ở khu vực Cẩm Ga [Bắc chi khu quân sự Thuần Mẫn], diệt 08 xe, thu 02 pháo 105mm, cắt đứt đường số 14 và trong đêm ngày 05 tháng 3, Trung đoàn 25 chiếm giữ một đoạn đường số 21 ở phía Đông Chư Cúc. Như vậy, ta đã cắt đứt 3 đường bộ chủ yếu [14, 19, 21], chia cắt Tây Nguyên với đồng bằng Trung Bộ, phía Nam với phía Bắc Tây Nguyên, bao vây cô lập thị xã Buôn Ma Thuột.

Lúc này ở khu vực chi khu quân sự Thuần Mẫn, Trung đoàn 48 đang khẩn trương làm các bước chuẩn bị cuối cùng, đưa các phân đội vào chiếm lĩnh trận địa xuất phát tiến công. Cùng với công tác chuẩn bị tiến công của Trung đoàn 48 vào khu vực quận lỵ Thuần Mẫn, ngày 03 tháng 3, theo phương án tác chiến của Sư đoàn, Trung đoàn 64 được tăng cường Tiểu đoàn 3 [Trung đoàn 48] và các phân đội binh chủng, bảo đảm đã cơ động chiếm lĩnh, xây dựng trận địa phục kích giao thông đường số 14 từ Chư Léo đến điểm cao 826, có nhiệm vụ cắt đứt giao thông, không cho địch từ Buôn Ma Thuột lên phía Bắc và từ phía Bắc về Buôn Ma Thuột. Đến ngày 05 tháng 3, Trung đoàn 64 và Trung đoàn 48 đã sẵn sàng nổ súng tiến công các mục tiêu theo đúng thời gian quy định.

Trong quá trình chuẩn bị trận đánh then chốt quyết định vào thị xã Buôn Ma Thuột, đã phát sinh tình huống, đó là: ngày 06 tháng 3, trước nguy cơ bị cô lập và uy hiếp do đường số 14 bị cắt, Chỉ huy địch ở Buôn Ma Thuột đã cho trung đoàn 53 [thiếu] thuộc Sư đoàn 23 Ngụy lên lùng sục phía Bắc thị xã nên việc mở đường cho các đơn vị bộ binh, pháo binh vào vị trí tập kết tiến công thị xã Buôn Ma Thuột trên hướng này gặp khó khăn. Vì thế, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã lệnh cho Sư đoàn 320A nhanh chóng đánh chiếm chi khu quân sự Thuần Mẫn, buộc địch phải kéo trung đoàn 53 [thiếu] lên đối phó, tạo điều kiện cho các đơn vị ở phía Bắc thị xã Buôn Ma Thuột tiến hành công tác chuẩn bị.

Trong ngày 07 tháng 3, trước khi Trung đoàn 48 tiến công tiêu diệt chi khu quân sự Thuần Mẫn, Bộ Tư lệnh Sư đoàn nhận thấy: tại khu vực chiến đấu của Trung đoàn 64, sau khi ta tiêu diệt chi khu quân sự Thuần Mẫn, cùng với Trung đoàn 9 đang chốt cắt ở phía Bắc quận lỵ này, địch chi viện theo con đường này là rất khó xảy ra, nên Bộ Tư lệnh Sư đoàn đã báo cáo Bộ Tư lệnh Chiến dịch chuyển Trung đoàn 64 sang tiến công hướng quận lỵ Buôn Hồ [nằm trên đường số 14, cách thị xã Buôn Ma Thuột 50 km về phía Bắc], với mục đích tranh thủ yếu tố bất ngờ để tiến công tiêu diệt địch.

Để tạo thế tiến công chi khu quân sự Thuần Mẫn, tối ngày 07 tháng 3, Bộ Tư lệnh Sư đoàn chỉ thị cho Trung đoàn 48 tổ chức cho Đại đội 7 [Tiểu đoàn 2] nổ súng đánh chiếm điểm cao Chư Xê, cách chi khu Thuần Mẫn 3km về phía Nam. Sau 40 phút chiến đấu, Đại đội 7 đã diệt gọn một trung đội địch, làm chủ điểm cao Chư Xê. Đúng 6 giờ ngày 08 tháng 3, Trung đoàn 48 [thiếu Tiểu đoàn 3] được tăng cường 02 khẩu pháo 105mm, 02 khẩu pháo 85mm và 01 khẩu cối 160mm tiến công chi khu quân sự Thuần Mẫn. Sau 02 giờ chiến đấu ác liệt, Trung đoàn 48 đã làm chủ trận địa, diệt diệt trên 200 tên, bắt 120 tên, thu 200 súng cùng nhiều phương tiện chiến tranh khác.

Phát huy thắng lợi, chiều 08 tháng 3, Bộ Tư lệnh Sư đoàn ra lệnh cho Trung đoàn 64 [thiếu Tiểu đoàn 9] được tăng cường Tiểu đoàn 3 [Trung đoàn 48], 03 khẩu pháo 105mm, 02 khẩu cối 120mm và 04 khẩu 12,7mm khẩn trương làm công tác chuẩn bị chiến đấu tiến công chi khu quận lỵ Buôn Hồ. Đúng 5 giờ sáng ngày 09 tháng 3, Trung đoàn 64 đã phát lệnh nổ súng tiến công. Sau hơn 02 giờ chiến đấu quyết liệt, ta đã tiêu diệt, bắt sống và làm tan rã toàn bộ quân địch, giải phóng hoàn toàn quận lỵ Buôn Hồ. Tiếp đó, Ban Chỉ huy Trung đoàn 64 lệnh cho Tiểu đoàn 8 và Tiểu đoàn 3 chia làm hai mũi phát triển tiến công: Tiểu đoàn 8 đánh chiếm Chư Pao, Đạt Lý; Tiểu đoàn 3 tiến công ra phía đường số 21. Cả hai cánh quân phát triển thuận lợi, bắt nhiều tù binh, thu nhiều vũ khí, làm tan rã các lực lượng dân vệ.

Chi khu quận lỵ Thuần Mẫn và Buôn Hồ, 2 căn cứ mạnh nhất của địch trên đường số 14 bị tiêu diệt. Sư đoàn 320A hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên mà Bộ Tư lệnh Chiến dịch giao cho đó là cắt đứt đường số 14 đoạn từ Thuần Mẫn đến Buôn Hồ, cô lập hoàn toàn giữa Pleiku với Buôn Ma Thuột, thực hiện cài thế chiến dịch. Với thắng lợi này, ta đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của chiến dịch, tạo thế chia cắt về chiến lược, làm rối loạn sự chỉ đạo chiến lược và đảo lộn thế phòng thủ của địch ở chiến trường Tây Nguyên, mở đầu bước suy sụp không thể cứu vãn của Quân đoàn 2 - Quân khu 2 Ngụy ở Bắc Tây Nguyên, mở ra một cục diện mới có lợi cho ta. Với những chiến thắng này, Sư đoàn đã có bước trưởng thành mới về nghệ thuật tạo thế, chuẩn bị chiến trường, tác chiến hợp đồng binh chủng, vận dụng cách đánh địch phòng ngự vững chắc theo chi khu quân sự, cũng như cách bố trí đội hình, tổ chức sử dụng lực lượng một cách sáng tạo, linh hoạt, có hiệu quả cao.

Như vậy, bằng chiến thắng Thuần Mẫn, Buôn Hồ và hàng loạt các hoạt động của Sư đoàn 320A ở phía Bắc thị xã Buôn Ma Thuột đã tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị bạn nổ súng tiến công làm chủ thị xã Buôn Ma Thuột vào trưa ngày 11 tháng 3. Đây là trận mở màn then chốt quyết định của Chiến dịch.

Buôn Ma Thuột bị mất, Sư đoàn bộ binh 23 bị xóa sổ, Sư đoàn bộ binh 22 bị tiêu diệt một bộ phận và đang bị bao vây ở Đông An Khê, phần lớn lực lượng biệt động quân bị tiêu hao và giam chân ở Bắc Tây Nguyên; đường 14, 19 và 21 vẫn bị cắt triệt; Nha Trang, Cam Ranh bị bỏ ngỏ, âm mưu tái chiếm Buôn Ma Thuột đã tiêu tan; khối chủ lực Quân đoàn 2 - Quân khu 2 Ngụy bị vây chặt ở Pleiku, Kon Tum và có nguy cơ bị tiêu diệt. Trước tình hình nguy cấp đó, ngày 14 tháng 3, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu quyết định rút toàn bộ lực lượng ở Pleiku và Kon Tum về giữ vùng đồng bằng Duyên hải Trung Bộ để bảo toàn lực lượng. Lúc này mọi con đường từ Tây Nguyên về đồng bằng ven biển đều đã bị ta cắt đứt, chỉ còn duy nhất đường số 7, nhưng cũng đã bị hư hỏng nặng. Theo kế hoạch, địch sẽ rút trong 3 ngày: Ngày 15 tháng 3, rải quân chốt bảo vệ và sửa đường số 7; ngày 16 tháng 3, rút khỏi Kon Tum; ngày 17 tháng 3, rút khỏi Pleiku. Tuy nhiên, cuộc rút lui chiến lược có chủ định, kế hoạch chu đáo đã biến thành một cuộc tháo chạy hoảng loạn trên đường số 7. Khi phát hiện địch rút chạy khỏi Tây Nguyên, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã lập tức ra lệnh cho Sư đoàn 320A được tăng cường Trung đoàn 95B, Tiểu đoàn 1 [Trung đoàn xe tăng 273], Trung đoàn PB 675, Trung đoàn PK 593 và 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Phú Yên khẩn trương truy kích, ngăn chặn, bao vây, tiêu diệt địch rút chạy trên đường số 7; kiên quyết không cho địch có cơ hội co cụm về đồng bằng Duyên hải Trung Bộ.

Nắm được ý đồ của địch chuẩn bị tháo chạy khỏi thị xã Cheo Reo, 16 giờ 30 phút ngày 18 tháng 3, Bộ Tư lệnh Sư đoàn ra lệnh cho các đơn vị nổ súng tiến công, đồng thời lệnh cho Trung đoàn 64 khẩn trương cơ động về nam Cheo Reo để cùng Tiểu đoàn 9 hình thành tuyến chốt chặn địch, khóa chặt thung lũng Cheo Reo. Chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Sư đoàn, Trung đoàn 48 nhanh chóng đánh chiếm thị xã Cheo Reo và đến 8 giờ ngày 19 tháng 3, đã tiêu diệt và bắt sống cơ bản toàn bộ quân địch ở đây, làm chủ hoàn toàn thị xã này.

Với những trận đánh liên tiếp, táo bạo, tốc chiến, đến đêm 19 tháng 3, Sư đoàn 320 đã cơ bản tiêu diệt quân địch tháo chạy ở Tây Nguyên, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 4.000 tên địch, bắt sống 3.000 [có nhiều sĩ quan], thu giữ và phá hủy hầu hết trang bị, phương tiện của Quân đoàn 2 Ngụy.

Phát huy thắng lợi, Bộ Tư lệnh Sư đoàn lệnh cho Trung đoàn 64 và lực lượng thiết giáp tăng cường nhanh chóng tổ chức tiến công chặn địch ở Củng Sơn. Trung đoàn 95B ở lại Cheo Reo thu dọn chiến trường, giải quyết hậu quả chiến tranh; Trung đoàn 48 và Trung đoàn 9 cơ động ngay sau Trung đoàn 64 để kịp thời phối hợp tác chiến. Đúng 13 giờ ngày 24 tháng 3, Bộ Tư lệnh Sư đoàn ra lệnh cho Trung đoàn 64 nổ súng tiến công, đến 07 giờ ngày 25 tháng 3, ta đã tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch, giải phóng hoàn toàn quận lỵ Củng Sơn, kết thúc cuộc truy kích thần tốc trong 9 ngày [từ 17 đến 25-3-1975] của Sư đoàn 320 bằng những thắng lợi giòn giã: bắt sống khoảng 8.000 tên, thu giữ và phá hủy 1.400 xe, 6 tiểu đoàn pháo. Đây là trận then chốt thứ ba của Chiến dịch Tây Nguyên - do Sư đoàn 320 cùng các đơn vị tăng cường đảm nhiệm, đập tan âm mưu rút chạy bất ngờ nhằm bảo toàn lực lượng, thực hiện co cụm ở đồng bằng Duyên hải Trung Bộ của địch.

Ngày 26 tháng 3, Sư đoàn 320 nhận lệnh tiến quân theo đường số 7, cùng lực lượng vũ trang tỉnh Phú Yên giải phóng thị xã Tuy Hòa và tỉnh Phú Yên. Đến 15 giờ ngày 01 tháng 4, Sư đoàn cơ bản làm chủ thị xã Tuy Hòa gồm các quận: Tuy Hòa 1, Tuy An, Hiếu Xương đến Đèo Cả và tiến tới giải phóng toàn bộ tỉnh Phú Yên.

Súng máy Phòng không 12,7 ly của Tiểu đoàn 16 tham gia Diễn tập
vòng tổng hợp năm 2019

Những chiến công nêu trên của Sư đoàn 320A, đã góp phần quan trong vào sự toàn thắng của Chiến dịch Tây Nguyên [03-4-1975]. Qua đó, khẳng định tài nghệ quân sự, tư duy sắc sảo, bản lĩnh, kinh nghiệm chiến trường và sự nhạy bén trước sự thay đổi tình hình của Bộ Tư lệnh và cơ quan tác chiến Sư đoàn trong việc tạo lập thế trận vững chắc, linh hoạt; tạo và nắm chắc thời cơ, chỉ huy kiên quyết, hiệp đồng chặt chẽ trong tiến công địch phòng ngự, cũng như chuyển hóa thế trận kịp thời trong truy kích địch rút chạy. Đồng thời, thể hiện nghệ thuật bố trí đội hình, tổ chức sử dụng lực lượng trong quá trình chuẩn bị chiến đấu, cũng như vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức chiến thuật, thủ đoạn chiến đấu trong thực hành tiến công tiêu diệt địch. Thắng lợi của Sư đoàn trong Chiến dịch Tây Nguyên đã khẳng định rõ sự trưởng thành vượt bậc về nghệ thuật tổ chức chỉ huy tác chiến hiệp đồng binh chủng, đánh trong hành tiến, tốc độ nhanh, khẩn trương, ít có thời gian chuẩn bị, đột phá nhanh, mạnh, kịp thời; liên tục củng cố và duy trì sức chiến đấu trong suốt quá trình tác chiến, truy quét tiêu diệt triệt để quân địch.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Tây Nguyên vẫn được xác định là địa bàn chiến lược trọng yếu. Do đó, chúng ta cần tiếp tục quán triệt và cụ thể hóa những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng về quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, nhằm giải quyết hàng loạt vấn đề về mặt chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật đang đặt ra cả trước mắt và lâu dài. Những kinh nghiệm quý báu được đúc rút từ Chiến dịch Tây Nguyên là cơ sở để Sư đoàn tiếp tục nghiên cứu, vận dụng phát triển trong huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới.

Đại tá LÊ VĂN CƯƠNG, Sư đoàn trưởng Sư đoàn320
__________________

1 - Phương án tác chiến Chiến dịch - Lịch sử bộ đội chủ lực Tây Nguyên - Quân đoàn 3, tr. 415.

2 - Quận lỵ Thuần Mẫn [nay thuộc xã Ea Sol, huyện Ea Hleo, tỉnh Đắc Lắc] nằm trên đường số 7B [nay là tỉnh lộ 687], cách ngã ba đường số 7B với đường số 14 khoảng 3,5km. Chiếm giữ ở đây là tiểu đoàn bảo an 257 và 2 khẩu pháo 105mm, ngoài ra chúng còn bố trí 01 đại đội ở điểm cao Chư Xê; 01 đại đội ở điểm cao 780 và 802; 01 đại đội ở điểm cao 642 - là những căn cứ bảo vệ vòng ngoài cho quận lỵ Thuần Mẫn.

3 - Đường 7B nay là tỉnh lộ 687.

Video liên quan

Chủ Đề