Vì sao tác giả đặt nhan đề cho bài thơ là Sang thu

Tại sao nhà thơ Hữu Thỉnh lại đặt tên nhan đề là Sang thu? Ý nghĩa nhan đề Sang thu là gì? Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Sang thu là một bài thơ nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Vậy ý nghĩa nhan đề Sang thu là gì? Các bạn hãy cùng GiaiNgo khám phá ngay về ý nghĩa nhan đề Sang thu nhé!

Sang thu là gì?

Sang thu là gì? Hãy lướt ngay xuống bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu ngay về bài thơ này nhé!

Sang thu là gì?

Sang thu là bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Hữu Thỉnh. Sang thu ra đời vào mùa thu năm 1977 và được in lần đầu trên báo Văn nghệ.

Sang thu là tác phẩm thuộc chương trình học kì 2 lớp 9. Hữu Thỉnh với giọng thơ đầy mộc mạc, giản dị của mình đã viết nên bài thơ Sang thu, thu hút rất nhiều các bạn trẻ tìm đọc.

Đôi nét về tác giả bài thơ Sang thu

Tác giả của bài thơ Sang thu là nhà thơ Hữu Thỉnh. Ông sinh năm 1942 tại Vĩnh Phúc. Ông nguyên là Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, đồng thời là Tổng biên tập Báo Văn nghệ. Ngoài ra ông từng là Đại biểu quốc hội Việt Nam [khóa X].

Hữu Thỉnh sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học. Tuy nhiên tuổi thơ của ông còn khá khó khăn: ở 6 năm với bác ruột, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp.

Ông đã có những đóng góp lớn cho kho tàng văn học Việt Nam, tiêu biểu là những tác phẩm Âm vang chiến hào, Đường tới thành phố, Tiếng hát trong rừng, Thư mùa đông, Trường ca biển,…

Ý nghĩa nhan đề Sang thu

Ý nghĩa nhan đề Sang thu là gì? Sang thu là một bài thơ có các đặt nhan đề khá đặc biệt và hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Nhan đề gợi lên một thời điểm chưa định hình, một khoảnh khắc mơ hồ chuyển sang mùa từ hạ sang thu. Trước hết, sang thu là phút giao mùa, đất trời chuyển hạ tiễn mình vào thu. Với ý nghĩa này, bài thơ bộc lộ được những rung động và cảm nhận tinh tế của tác giả trong khoảnh khắc chuyển mùa.

Bài thơ giản dị nhưng lại chất chứa chiều sâu khi sang thu không chỉ là thời điểm giao mùa mà còn là thời điểm chuyển giao của đời người. Đời người vất vả lo toan bỗng chốc nhận ra mái tóc mình đã chớm sương.

Ở thời điểm đó, con người đã bắt đầu trở nên chững chạc và chín chắn hơn khi đứng trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Bên cạnh đó, nhan đề bài thơ còn gợi lên sự chuyển mình của đất nước, dân tộc.


Như vậy, với nhan đề ngắn gọn, giản dị, bài thơ đã làm nổi bật lên cảm nhận tinh tế của tác giả và những chiều sâu tư tưởng sâu sắc mà ông gửi gắm vào bài thơ.

Chủ đề tham khảo:

Chủ đề và mạch cảm xúc của bài thơ Sang thu là gì?

Để hiểu rõ thêm về bài thơ này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về chủ đề và mạch cảm xúc của bài thơ Sang thu nhé!

Chủ đề bài thơ Sang thu là gì?

Chủ đề của bài thơ Sang thu là về mùa thu. Cụ thể hơn nữa, tác giả Hữu Thỉnh viết bài thơ Sang thu nhằm nổi bật lên cảnh thiên nhiên từ từ chuyển đổi từ cuối hạ – đầu thu. Chủ đề bài thơ nhẹ nhàng, chân thật làm say đắm lòng người. Bài thơ đã thu hút rất nhiều bạn đọc tìm kiếm và đón nhận.

Mạch cảm xúc của bài thơ Sang thu là gì?

Bài thơ Sang thu được viết theo một mạch cảm xúc khá đặc biệt. Sang thu mở đầu bằng những dấu hiệu của mùa thu. Tiếp đến, khổ thơ thứ hai đã khắc hoạ sự chuyển biến của đất trời vào thu.

Cuối cùng, bài thơ khép lại bằng bức tranh mùa thu lắng đọng lại trong những suy tư. Như vậy mạch cảm xúc của bài thơ gồm hai nội dung chính: cảm nhận về thiên nhiên và những suy nghĩ của đời người khi bước sang tuổi ”chớm thu”.

Tại sao đặt là Sang thu mà không phải Thu sang?

Đây chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh. Tác giả cố tình đặt nhan đề là Sang thu để nhấn mạnh rằng không chỉ đất trời vào thu mà dường như lòng người cũng vào thu.

Với việc sử dụng nghệ thuật đảo ngữ và ẩn dụ một cách tinh tế, tác giả ngụ ý muốn nhấn mạnh giai đoạn bước vào độ tuổi trung niên của con người, để lại đằng sau tuổi trẻ mùa hạ đầy sôi động và nhiệt huyết đã qua.

Đặc biệt hơn nữa, Hữu Thỉnh đã gửi vào trong hai từ Sang thu tình yêu thiên nhiên và đất nước. Những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu ùa về là lúc lòng người cũng cảm thấy mình thay đổi.

Như vậy, qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn cũng đã biết ý nghĩa nhan đề Sang thu rồi phải không? Còn chần chờ gì nữa mà hãy theo dõi GiaiNgo ngay để cập nhật thêm nhiều thông tin mới mẻ và thú vị nhé!

Tham khảo thêm:

Cho đoạn thơ sau: “ Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm đã bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” [Sang thu, NV9, tập 2] Giải thích tại sao tác giả đặt tên bài thơ là “ Sang thu” mà không phải là “ Thu sang”? Tìm một biện pháp nhân hóa trong đoạn thơ trên và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ ấy? Từ nội dung của đoạn thơ trên, em hãy trình bày cảm nghĩ [không quá một trang giấy thi] về vẻ đẹp mùa thu Hà Nội và những điều mình cần làm để giữ gìn vẻ đẹp của đất Thăng Long nghìn năm văn hiến. Phần II [7đ] Cho đoạn trích sau: “ Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Cuộc xum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tuy con nhà hào phú, nhưng không có học, nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu.” [NV9, tập 1] Cho biết đoạn trích nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Tác phẩm ấy thuộc thể loại nào? Tìm các phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích trên? Hãy tìm 3 từ Hán Việt trong đoạn trích trên và nêu hiệu quả của việc sử dụng các từ Hán Việt đó. Trong bài thơ Lại bài viếng Vũ Thị, Lê Thánh Tông có nhắc đến nguyên nhân gây ra cái chết oan ức của Vũ Nương: Qua đây bàn bạc mà chơi vậy Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng Dựa vào lời bàn trên và những hiểu biết về tác phẩm, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương trong một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận T-P-H. Trong đó có sử dụng một câu ghép đẳng lập và một lời dẫn gián tiếp [gạch chân một câu ghép đẳng lập và lời dẫn gián tiếp]

Nội dung chính của bài thơ “Sang thu” là gì? Phương thức biểu đạt chính mà tác giả đã sử dụng trong bài.

Video liên quan

Chủ Đề