Sử dụng tiền giả phạt bao nhiêu

  • Điều 29 Luật Ngân hàng 1997 quy định, nghiêm cấm các hành vi làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả. Đồng thời Điều 180 Bộ luật Hình sự 1999 cũng quy định tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả. Bất kỳ người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả thì có thể bị phạt tù đến chung thân, tử hình và bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Do đó, vấn đề mấu chốt để có thể xử lý trách nhiệm pháp lý của hai đối tượng này là phải xác định số lượng tiền họ mang theo người là tiền thật như khẳng định của họ hay là tiền giả.

    Để xác định số lượng tiền trên có phải là tiền giả hay tiền thật đòi hỏi phải có kết luận của cơ quan chuyên môn. Do vậy trong trường hợp này, Công an thị trấn cần làm những việc sau đây:

    Thứ nhất, giải thích cho hai người đàn ông biết rằng, họ có nhận được tin báo của quần chúng nhân dân về việc hai người đàn ông này đang gạ bán tiền có mệnh giá 100.000 đồng bán với giá 50.000 đồng. Đây là cơ sở cho phép nghi vấn về hành vi của họ. Bởi vậy, mặc dù họ có đủ giấy tờ tuỳ thân hợp lệ và số lượng tiền 20 triệu trên chưa xác định được đó là tiền giả hay tiền thật nhưng Công an xã vẫn có quyền đề nghị họ về trụ sở Công an thị trấn để giải quyết, làm rõ vụ việc. Nếu đối tượng không tự nguyện chấp hành thì lực lượng đang thi hành nhiệm vụ có thể sử dụng áp lực chính quyền buộc họ phải về.

    Thứ hai, tại trụ sở Công an thị trấn cần yêu cầu đối tượng khai báo chi tiết các thông tin về nhân thân [họ tên, địa chỉ, số Giấy chứng minh nhân dân, nơi cấp, ngày cấp], số lượng tiền họ đang giữ trong người và ghi trong sổ trực ban của thị trấn về việc họ bị nghi tiêu thụ tiền giả theo sự tố cáo của quần chúng nhân dân địa phương [ghi rõ họ và tên, địa chỉ của người tố cáo]. Đề nghị đối tượng lưu lại trụ sở Công an thị trấn chờ cơ quan có thẩm quyền đến giải quyết.

    Thứ ba, khẩn trương thông báo ngay vụ việc và những nghi vấn ban đầu cho cơ quan Công an cấp huyện, thị xã hoặc Bộ đội biên phòng, Đồn biên phòng nơi gần nhất đến giải quyết vụ việc liên quan đến hai người bị nhân dân tố cáo nghi họ có hành vi tiêu thụ tiền giả tại địa phương.

    Thứ tư, trong trường hợp có cơ sở khẳng định số tiền trên là tiền giả hoặc các đối tượng thú nhận số lượng tiền trên là tiền giả, họ mua lại từ bên kia biên giới thì Công an thị trấn lập biên bản phạm pháp quả tang về hành vi vận chuyển, lưu hành tiền giả cùng tang vật. Sau đó đề nghị Chủ tịch UBND thị trấn ban hành quyết định tạm giữ hành chính đối với họ; thông báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc Bộ đội biên phòng để giải quyết vụ việc theo pháp luật.

  • Để tạo hành lang pháp lý cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến tiền giả, pháp luật hiện hành đã quy định đầy đủ và có chế tài nghiêm khắc về hành vi mua bán tiền giả, cụ thể:

    Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 quy định “Làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả là một trong các hành vi bị cấm”.

    Điều 207 Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017] quy định:

    “1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

    2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có giá trị tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

    3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

    4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

    Điểm a khoản 1 Điều 8 và điểm d khoản 1 Điều 18 Luật An ninh mạng đã quy định cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử lý đối với hoạt động liên quan đến tiền giả trên môi trường không gian mạng.

    Như vậy, hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả dưới bất kỳ hình thức nào, số lượng tiền giả bao nhiêu, thì cũng đều là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

    Mức xử phạt đối với tội sử dụng tiền giả

    1. Xử phạt hành chính 

    Đây là một hành vi vi phạm hình sự nên người phạm tội ngoài phải chịu trách nhiệm hình sự ra thì còn có thể chịu mức xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng cho đến 100.000.000 đồng hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản theo Điều 207 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

    2. Truy tố trách nhiệm hình sự 

    Tùy theo mức độ vi phạm mà mức xử phạt hình sự đối với hành vi này cũng khác nhau, cụ thể:

    • Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm
    • Người phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
    • Người phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
    • Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

    Xài tiền giả có bị phạt tù

    Người mua tiền giả có bị xử lý theo quy định của pháp luật không?

    Đối với hành vi mua tiền giả thì được chia làm hai trường hợp:

    • Hành vi mua bán chưa hoàn thành và người mua chưa nhận được tiền giả: Điều 207 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 chỉ quy định về hành vi làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả. Do đó, nếu như hành vi mua bán chưa hoàn thành và người mua chưa nhận được tiền giả thì vẫn chưa đủ căn cứ để truy tố tội tàng trữ tiền giả. Vì vậy, trong trường hợp này có thể không bị truy tố trách nhiệm hình sự.
    • Hành vi mua bán đã hoàn thành và người mua đã nhận được tiền giả: trong trường hợp này, người mua tiền giả đã nhận được tiền giả và đã hoàn thành giao dịch mua bán tiền giả, do đó theo Điều 207 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì đây chính là hành vi tàng trữ tiền giả và người mua có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự.

    Tình huống cụ thể

    Bạn tôi tên là A, năm nay 21 tuổi, đang là sinh viên đại học tại Hà Nội. Do gặp khó khăn về kinh tế và qua giới thiệu của bạn bè, ngày 22/7/2018 A đã tìm đến và mua được một số tiền giả là 12 triệu đồng với mệnh giá mỗi tờ tiền là 500.000 đồng. Sau đó A đã mang số tiền đó về để sử dụng mua bán các vật dụng và tiêu sài hằng ngày. Vào ngày 5/8/2018 trong lúc đang mang số tiền giả đi tiêu A đã bị công an bắt với tội lưu hành tiền giả. Vậy luật sư cố thể tư vấn giúp là bạn tôi có thể bị đi tù không? Và có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?

    Trả lời:
    Xài tiền giả bị phạt ít nhất bao nhiêu năm tù?
    Chào bạn! Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về trường hợp của bạn sau khi hội ý chúng tôi xin đưa ra nội dung tư vấn như sau:

    Nội dung tư vấn
    Hiện nay pháp luật có quy định về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả tại điều 207 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 theo đó:

    “Điều 207. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả
    1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
    2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
    3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
    4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

    Thứ 1:
    Đối với tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả không cần biết người phạm tội đã làm, tàng trữ, vận chuyển hay lưu hành số lượng tiền giả bao nhiêu, tiền giả có trị giá tương ứng số tiền bao nhiêu. Chỉ cần có hành vi chuẩn bị phạm tội thì đã có thể phải chịu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 3 năm. Hành vi chuẩn bị phạm tội ở đây có thể là mua sắm máy móc thiết bị để chuẩn bị sản xuất tiền giả, thuê phương tiện vận chuyển để chuẩn bị vận chuyển tiền giả, thuê bến bãi, kho hàng để tàng trữ tiền giả, những hành vi mua sắm, thuê mướn nhân lực vật lực khác để chuẩn bị lưu hành tiền giả,…

    Nếu có hành vi phạm tội là đã có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải chịu khung hình phạt thấp nhất là bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm.Mức hình phạt có thể cao hơn trong từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào tiền giả mà người phạm tội làm, tàng trữ, vận chuyển hay lưu hành có trị giá bao nhiêu, cụ thể:

    • Bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm trong trường hợp phạm tội với tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
    • Bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc có thể bị phạt tù chung thân nếu phạm tội với tiền giả có trị giá tiền tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên.
    • Ngoài ra khi phạm tội này, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc có thể bị tịch thu một phần hay toàn bộ tài sản.

    Thứ 2:
    Đối với trường hợp của bạn thì A đã mua số tiền giả để sử dụng vào mục đích tiêu sài cá nhân với số tiền giả có trị giá tương ứng là 12 triệu đồng. Vì Vậy đã đủ yếu tố cấu thành tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả. Căn cứ theo khoản 2 điều 207 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì A có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. Ngoài ra có thể bị phạt số tiền 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc có thể bị tịch thu một phần hay toàn bộ tài sản.

    Từ thực tế công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, dự báo trong thời gian tới loại tội phạm này sẽ còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là dịp cuối năm trước thời điểm Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc. Lợi dụng nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, các đối tượng sẽ triệt để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tiền giả với các phương thức, thủ đoạn có thể như đã nêu trên hoặc với các phương thức, thủ đoạn khác.

    Tình hình trên, đặt ra trách nhiệm nặng nề không chỉ với lực lượng Công an mà cả với các ban, ngành, đoàn thể và cả hệ thống chính trị. Lực lượng Công an sẽ tiếp tục tăng cường các biện pháp công tác, làm tốt công tác nắm tình hình địa bàn, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương thực hiện nhiều mặt công tác nhằm đảm bảo an ninh kinh tế. Trường hợp phát hiện có hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả thì đẩy mạnh công tác điều tra, xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật.

    Và cuối cùng, như Bác Hồ đã căn dặn “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm liên quan đến tiền giả nói riêng muốn đạt hiệu quả rất cần sự ủng hộ, giúp đỡ từ phía Nhân dân và huy động được sức mạnh toàn dân trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại cơ sở. Mỗi người dân, đặc biệt là những người buôn bán hàng hóa cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để nhận biết tiền thật, tiền giả để không bị các đối tượng lừa gạt, khi bị các đối tượng lừa gạt [nhận tiền giả thông qua việc bán hàng hóa cho các đối tượng…] cần báo ngay cho cơ quan chức năng để có các biện pháp đấu tranh, đừng vì lợi ích của bản thân mà tiếp tục lưu hành tiền giả trong cộng đồng, xã hội. Khi phát hiện các đối tượng nghi vấn thì báo cho cơ quan có thẩm quyền, không được bao che, dung túng tội phạm, đừng vì hám lợi từ việc mua bán tiền giả mà thực hiện hoặc tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật./

    Video liên quan

    Chủ Đề