Suy nghĩ về cách kết thúc truyện Tấm Cám

Gia sư sư phạm thấy rằng ngày bé, ta say mê với biết bao câu chuyện cổ tích của bà. Đêm Rằm, ta nghểnh cổ lên trời để ngắm nhìn vẻ đẹp của chị Hằng, chú Cuội. Ta mải mê vẽ những bức tranh nguệch ngoạc để ước mơ một ngày các vật ấy sống dậy như trong truyện cây bút thần của Mã Lương. Trong thế giới nhiều điều huyền diệu ấy, ta không khỏi say mê theo bước chân dự hội của cô Tấm. Đau xót khi nàng bị mẹ con Cám hành hạ, vui sướng khi nàng được hưởng hạnh phúc bên nhà vua. Nhưng có một điều khiến bức tranh tuổi nhỏ của ta trằn trọc câu hỏi. Sao cô Tấm hiền dịu đến thế lại dùng một cách thật tàn ác để trừng phạt mẹ con Cám? “Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu giội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết.”

Trung tâm tìm gia sư tại tphcm nhận thấy nhiều ý kiến cho rằng, kẻ làm việc ác đã có trời Phật trừng phạt, còn người thiện không nên can thiệp vào việc đó để giữ nguyên hình tượng về bản chất hiền lành, lương thiện. Kết thúc truyện Tấm Cám có dị bản khác như mẹ con Cám trên đường rời khỏi hoàng cung bị sét đánh biến thành bọ hung. Tuy nhiên kết thúc như trên vẫn phổ biến hơn cả vì nó thể hiện đúng nhất quan niệm của dân gian về “Ở hiền gặp lành”. Tấm là nhân vật đại diện cho cái thiện, đấu tranh giành lấy hạnh phúc chính đáng và cuối cùng được phần thưởng như ý, đó là cái quả “lành”. Còn mẹ con Cám là nhân vật đại diện cho cái ác, không ngừng bày nhiều mưu kế thâm độc để tước đoạt từ vật chất đến tinh thần của Tấm.Và kết cục nhận lại không tránh khỏi là sự trừng phạt tước đoạt đi mạng sống. Theo quan niệm của dân gian, những kẻ như thế đáng nhận kết thúc thảm khốc và hình phạt mạnh mẽ nhất dành cho Cám là tắm nước sôi.

Gia sư môn văn tại tphcm thấy nhiều người cho rằng, nhân vật Tấm nếu hành động như vậy quá tàn nhẫn, không phù hợp với tình cách của Tấm xuyên suốt của truyện. Tuy nhiên, ta cần hiểu đặc điểm của nhân vật trong văn học dân gian chỉ là nhân vật chức năng. Nhân vật đại diện và hành động cho thị hiếu đạo đức và thẩm mỹ của cộng đồng. Nhân vật không có tính cách và đời sống tình cảm riêng. Ta không thể phán xét nhân vật là tốt hay xấu, là phù hợp hay không phù hợp mà chỉ có thể hiểu về văn hóa dân gian qua hành xử của nhân vật. Mẹ con Cám đã gây cho Tấm bao nhiêu đau khổ thì người phán quyết cuối cùng cho những tội lỗi đó cũng phải chính là Tấm. Đó chính là ước mơ công bằng mà ông bà ta ngày xưa hằng mơ ước. Sống dưới áp bức nặng nề của xã hội phong kiến, dân gian luôn mơ ước người thiện sẽ được hạnh phúc, trừng phạt những kẻ gây đau khổ cho mình.

Gia sư dạy tiếng anh tphcm cho rằng hình phạt mà Tấm lựa chọn cho Cám là tắm nước sôi cũng mang ý nghĩa về tín ngưỡng văn hóa truyền thống Việt Nam. Nước là nguyên tố trong sạch nhất của đất trời, rửa trôi bụi bẩn trên con người trong những buổi lễ linh thiêng. Nước nóng mang tính hỏa, là lửa, tượng trưng cho sự thanh tẩy. Đó là cách loại bỏ những điều ô uế để tái sinh, sống một cuộc đời mới. Cho nên, khi nghe chị nói tắm nước sôi sẽ được đẹp như mình, Cám mới tin ngay. Chi tiết dùng lửa để thanh tẩy cái ác được bắt gặp nhiều lần trong các truyện dân gian khác của Việt Nam và trong các trước tác dân gian của các quốc gia khác như Ấn Độ. Trong trích đoạn Ra-ma buộc tội trong sử thi vĩ đại Ra-ma-ya-na, Gia-na-ki đã đi qua ngọn lửa của nữ thần A-nhi để chứng minh tấm lòng trong sạch. 

Gia sư giỏi tphcm nhận thấy thông qua kết thúc truyện Tấm Cám, ta hiểu hơn về quan niệm “Ở hiền gặp lành” người Việt. Đến cuối cùng, họ luôn tin tưởng cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, lẽ công bằng sẽ được thực thi. Cái ác mặc dù có thể mạnh mẽ, lấn lướt nhưng chiến thắng của cái thiện là tuyệt đối. Sự trừng phạt của Tấm dành cho mẹ con Cám là sự trừng phạt mạnh mẽ nhất, diệt trừ tận gốc mầm mống của cái ác.

CLICK xem thêm: //giasuminhtri.vn

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google :

Các bài viết khác...

Mình làm ngắn thôi được k ạ?

Tấm Cám từ lâu đã trở nên rất quen thuộc với mỗi người trong xã hội Việt Nam. Chả ai biết Tấm Cám có tự bao giờ, nhưng câu chuyện cổ tích đã để lại ấn tượng mạnh mẽ với người Việt. Tấm Cám có rất nhiều dị bản, nhưng câu chuyện nào cũng để lại bài học rất sâu sắc, cách kết thúc mỗi bản tuy đều truyền đạt ý nghĩa khá giống nhau nhưng lại gây ra nhiều cuộc tranh cãi, bàn luận về câu chuyện. 

Tấm vốn là cô gái hiền lành, nết na, xinh đẹp, hiền hậu, còn Cám lại hoàn toàn trái ngược Cám là người xấu xí, độc ác, thô thiển, chẳng khác gì người mẹ gian xảo của cô ta. Chắc hẳn các bạn cũng đã tưởng tượng được kết thúc câu chuyện, kẻ ác sẽ bi trừng phạt, người tốt được sống hạnh phúc. Nhưng các dị bản lại có những kết thúc khiến người ta phải ngẫm lại. Như một dị bản, Tấm là người được Cám hỏi cách làm đẹp, vì muốn trừng phạt Cám đã sai người giết Cám làm mắm gửi về cho mẹ. Mụ dì ghẻ thấy tưởng mắm ngon nên ăn, ăn hết thấy họp sọ người dưới đáy, cộng thêm lời nói của con quạ mà bà ta đã nghe trước đó, thì uất ức lăn đùng ra chết. Nhưng kết truyện này có thật sự phù hợp với hình tượng cô Tấm hiền hậu mà câu chuyện đã xây đắp nên. Ở đây, dù ta chỉ thấy cô Tấm đầy thù hận, độc ác nhưng đây quả thật là luật nhân quả ở đời. Gieo nhân nào thì gặp quả nấy. Những chuyện Cám đã làm ra rất tày trời, dối vua, năm lần bảy lượt giết em, không thể dung thứ được. Bất chấp việc cô Tấm ra tay ác độc, nhưng làm vậy là hoàn toàn phù hợp với quy luật cuộc sống. Kẻ ác phải bị trừng trị thích đáng, mà phải chính tay người tốt trừng trị. Bạn hãy tưởng tượng xem, cô Tấm mà tha cho Cám, thì với tính cách của cô ta, chưa chắc đã cảm động mà chịu hối cải.

Theo một dị bản khác, ở cuối chuyện, Cám được người bí ẩn nào đó [cô người hầu, tên thị vệ,…] bảo rằng muốn đẹp thì tắm nước sôi. Thế là cô Cám ngu ngơ làm theo để rồi chết đau đớn trong nước sôi. Dị bản này có vẻ rất được lòng nhiều bạn đọc. Kết thúc này vừa giữ nguyên cả tư dung lẫn phẩm hạnh tốt đẹp của Tấm, dồng thời cũng ngụ ý rằng người trừng phạt Cám là người dân, những người thấy đồng cảm với nỗi khổ của cô Tấm, sẽ ra tay trừng phạt Cám thay cho Tấm. Điều này sẽ giúp Tấm tránh khỏi tội danh giết em. 

Còn vô vàn bản nữa của truyện Tấm Cám, nhưng hầu hết đều xoay quanh kết thúc của 2 dị bản trên: Tự tay Tấm trả thù hay người dân trả thù nhân danh Tấm. Theo bản thân em, kết truyện của dị bản thứ nhất phù hợp với suy nghĩ và lí tưởng của em. Tuy nhiên, nếu câu chuyện này là chuyện cổ tích kể cho trẻ nhỏ, ta nên chọn dị bản 2, vì dị bản 1 mang màu sắc kinh dị và tàn bạo hơn nhiều, phá vỡ hình ảnh cô Tấm đẹp đẽ luôn ngự trị trong thâm tâm của các em. Nhưng nếu đào sâu vào vấn đề, ta thấy dù là người trực tiếp giết Tấm trong những kiếp sau Tấm hóa thành chim vàng anh, hay cây xoan và khung cửi, Cám vẫn chỉ là cô bé ngốc nghếch, tội nghiệp, thiệt hẳn với chị về nhan sắc, hầu hết mọi chuyện đều từ bàn tay của bà dì ghẻ gây ra. Nên các dị bản vẫn chưa thỏa mãn người đọc với việc cho mụ dì ghẻ bài học thích đáng, vì kết truyện mụ dì ghẻ thường chỉ xuất hiện với hành động tức quá mà đột quỵ chết, trong khi đó Cám lại chết trong tình trạng đâu đớn tột cùng[dội nước sôi, làm mắm,…].

Vậy nên, vẫn chưa có kết truyện nào hoàn toàn thỏa mãn tát cả độc giả. Tuy thế nhưng Tấm Cám đúng là câu chuyện cổ tích giàu ý nghĩa, mang lại bài học sâu sắc, thấm thía cho mỗi người.

Nếu bạn thấy hay thì nhớ cho mình ctlhn để mình sớm lên hạng nhé ^_^. Chúc bạn học tốt nha^ ^

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Suy nghĩ về cái kết truyện Tấm Cám

Tấm lấy nước sôi dội cho Cám chết rồi muối mắm gửi về cho mẹ Cám

Mời mọi người tham khảo thêm tài liệu:

Phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương [mẫu 1]

Có một dị bản Tấm Cám đã kể khác phần kết thúc. Theo bản này, Cám bị Tấm dội nước sôi cho chết rồi muối mắm gửi biếu dì ghẻ. Mụ dì ghẻ ăn đến tận đáy vại, phát hiện ra đầu lâu con mới biết sự tình, sợ quá lăn đùng ra chết.
Đây là kết thúc nguyên bản. Người đời sau [chắc là cùng thời hiện đại với chúng ta] cho rằng kết thúc như vậy ghê rợn quá, làm tổn hại đến hình ảnh đẹp đẽ của cô Tấm nên kể theo những kết thúc khác mà một trong số đó được sách giáo khoa Ngữ văn 10 sử dụng.

Vậy thực sự, kết thúc “muối mắm” có đáng loại bỏ không ?

Chúng ta nhớ lại quãng đời đầy đau khổ của Tấm khi phải sống trong sự cay độc, nghiệt ngã của mẹ con mụ dì ghẻ độc ác. Mẹ Tấm mất sớm, Tấm cần sự ân cần chăm sóc, xoa dịu nỗi đau bao nhiêu. Nhưng mẹ con Cám đã chà đạp, hành hạ Tấm chẳng khác gì một kẻ nô lệ trong chính tổ ấm của mình. Rồi khi Tấm được làm hoàng hậu, mẹ con Cám đem lòng ghen ghét, bày mưu giết hại, đưa Cám vào cung thay chị làm hoàng hậu. Chúng ta thử nghĩ xem còn sự độc ác nào, sự tàn nhẫn nào hơn thế nữa ? Có người mẹ nào nỡ giết chết con chồng nhất là trong ngày giỗ bố. Có người em nào lại đang tâm tìm mọi cách để cướp giật hạnh phúc của chị mình ?

Sự thực Tấm đã chết, nhưng theo mơ ước của nhân dân ta cái thiện không bao giờ bị tiêu diệt, ở hiền sẽ gặp lành nên cô Tấm đã làm những cuộc hóa thân nhờ phép nhiệm mầu. Tấm lần lượt biến thành chim vàng anh, thành cây xoan đào, thành khung cửi, thành cây thị. Cái thiện, người lành phải hóa thân nhiều lần vì cái ác luôn rình rập gieo tai họa. Mẹ con Cám giết Tấm về thể xác lần thứ nhất, bây giờ còn độc ác hơn nữa, tàn bạo hơn nữa. Tìm mọi cách để giết linh hồn Tấm. Chúng đã làm thịt chim, đốn cây xoan đào, đốt khung cửi… Chúng không muốn nhìn thấy sự có mặt Tấm trên đời dù là trong “oan hồn”. Rõ ràng chúng không chỉ giết Tấm một lần mà giết Tấm nhiều lần. Chắc chắn nếu Tấm còn sống thì chúng lại tiếp tục hành hạ Tấm, tiêu diệt sự sống của nàng. Bởi vậy trong đấu tranh giành quyền sống cho mình, Tấm không còn con đườc nào khác là giết chúng.

Suy nghĩ về cái kết truyện Tấm Cám

Trong hành động trả thù này, ta vẫn thấy một cô Tấm rất đẹp, cô không còn khóc lóc, yếu đuối như trước. Cô trở nên kiên quyết và gan dạ lạ thường. Cô nhận ra rằng : mẹ con nhà Cám vẫn vậy vẫn ganh ghét, đố kị với cô. Cám muốn đẹp và lòng tham ngông cuồng, đen tối đã giết nó. Còn Tấm, cô xử sự rất thông minh, rất tỉnh táo. Cô giết Cám nhưng không thể gọi cách giết ấy là dã man bởi “ở ác gặp ác”, kẻ “gieo gió” ắt sẽ phải “gặt bão”. Tấm phải tự tay trả thù, như vậy mới đáng với những gì mẹ con Cám đã gây ra cho cô. Cũng cần phải trừng trị rất mạnh bạo, chỉ một lần thôi “triệt hẳn”.

Cám và mụ dì ghẻ là những kẻ vô nhân tính, mất hết tình đồng loại. Có giết theo cách của Tấm, “cái ác” của chúng mới không thể sống lại để tác yêu tác quái trên cuộc đời này. Thử hỏi chỉ bị “trời” phạt, sai thiên lôi đánh chết như với Lí Thông, trong trường hợp này có nhẹ quá không ? Đã đảm bảo cái vạn ác loại này chết vĩnh viễn chưa ? Tại sao lại cứ mượn trời, mượn tay người trả mối hận thù của mình như trong những truyện dân gian cùng loại trước đó hay như các bản kể khác của truyện Tấm Cám ? Một khi qua cái kết thúc “muối mắm” này, nhân dân muốn trực tiếp trừng phạt bằng hình phạt tương xứng với tội ác, tương xứng với kẻ ác, trừng phạt cho cái ác phải “táng đởm kinh hồn”. Băm vằm thành trăm mảnh “muối mắm” để cái ác không còn con đường quay trở lại chả lẽ lại bị chê trách sao ?

Như vậy kết thúc “muối mắm” của nguyên bản Tấm Cám, không chỉ thể hiện sự thật “lòng căm thù của dân gian” đã lên đến tột đỉnh, ý nguyện tiêu diệt cái ác đã vượt qua chữ nhân bình thường để thẳng tay trừng phạt mà còn mang tính biểu tượng “răn đe kẻ ác”, “không cho cái ác trở lại”. Kết thúc như thế là quyết liệt chiến đấu tính về nội dung ; là nghệ thuật hóa cao cường. Kết thúc ấy đẩy ý nghĩa của thiên cổ tích quen thuộc này lên một tầm cao mới.

Mặt khác, thực tế lịch sử cho thấy trên thế giới không phải chỉ có một cách xử tội chết. Ngày xưa có cách “tùng xẻo” hay “tứ mã phân thây” thật ghê gớm. Cách xử tội chết của Tấm cũng chỉ là “hình bóng” của lịch sử mà thôi. Đem quan niệm hiện đại để phê phán, rồi thay bằng một kết thúc theo ý mình há chẳng không nên sao ?

Bởi thế “Con mắt tinh tường nhân dân” chỉ thấy hình ảnh một cô Tấm hiền lành, cao đẹp. “Tấm lòng cương trực nhân dân” hả hê với cách trả thù của Tấm. Cho nên nhiều nơi trên miền Bắc nước ta, cô Tấm hoá thành Phật, là Phật, là hoá thân của Nguyên phi Ỷ Lan đức độ, tài năng, công minh, chính trực, dịu hiền được nhân dân thờ cúng.

Em hoàn toàn đồng ý với cách trừng trị thẳng tay của Tấm mặc dù ai đó cho là “tàn bạo” và bỏ phiếu cho kết thúc “muối mắm” của truyện. Hình ảnh cô Tấm mãi mãi là hình ảnh đẹp trong em.

Video liên quan

Chủ Đề