Tại sao 21 tuổi mới được ứng cử

Độ tuổi ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026

Độ tuổi tối thiểu ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp

Tại Điều 27 Hiến pháp 2013 quy định: "Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định."

Như vậy, độ tuổi tối thiểu được ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp là 21 tuổi.

Độ tuổi tối đa ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp

- Đối với đại biểu Quốc hội chuyên trách

+ Cán bộ, công chức, viên chức lần đầu ứng cử nói chung phải đủ tuổi tham gia 02 khóa Quốc hội trở lên hoặc ít nhất trọn một khóa, nam sinh từ tháng 02/1966, nữ sinh từ tháng 01/1971 trở lại đây. Đại biểu Quốc hội chuyên trách tái cử [trừ các đồng chỉ ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội] phải còn đủ tuổi công tác ít nhất là 1/2 nhiệm kỳ [30 tháng] trở lên tính đến tháng 5/2021, nam sinh từ tháng 8/1963, nữ sinh từ tháng 7/1968 trở lại đây.

Riêng những người ứng cử đại biểu Quốc hội là cán bộ Quân đội, Công an thực hiện theo độ tuổi quy định tại Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân. Đối với những trường hợp tuổi ứng cử cao hơn, như ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các hội theo Kết luận 58-KL/TW ngày 12/9/2019 của Ban Bí thư do cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, quyết định.

+ Đại biểu Quốc hội là cán bộ nữ thuộc đối tượng nghỉ hưu ở tuổi cao hơn theo Công văn 12278-CV/VPTW ngày 03/12/2015 và Nghị định 53/2015/NĐ-CP được tính tuổi công tác như nam, người ứng cử lần đầu sinh từ tháng 01/1966, tái cử sinh từ tháng 7/1963 trở lại đây.

+ Các đồng chí không đủ tuổi tái cử nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu thì cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, bố trí công tác phù hợp hoặc giữ nguyên một số chế độ, chờ đủ tuổi nghỉ hưu; những đồng chí có nguyện vọng nghỉ chế độ trước tuổi thì giải quyết theo Nghị định 26/2015/NĐ-CP ngày 09/3/2015 của Chính phủ và Hướng dẫn 27-HD/BTCTW ngày 20/12/2019.

+ Đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương khi đến tuổi nghỉ hưu được giữ chức vụ công tác đến hết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Đại biểu Quốc hội chuyên trách ở địa phương khi đến tuổi nghỉ hưu thì thôi giữ các chức vụ và tiếp tục làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đến hết nhiệm kỳ.

Mẫu hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội

- Đối với đại biểu HĐND chuyên trách

+ Cán bộ, công chức, viên chức lần đầu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách phải đủ tuổi tham gia 02 nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân trở lên hoặc ít nhất trọn một nhiệm kỳ, nam sinh từ tháng 02/1966, nữ sinh từ tháng 01/1971 trở lại đây; nhân sự tái cử phải còn đủ tuổi công tác ít nhất là 1/2 nhiệm kỳ [30 tháng] trở lên tính từ tháng 5/2021, nam sinh từ tháng 8/1963, nữ sinh từ tháng 7/1968 trở lại đây và sẽ nghỉ hưu khi đến tuổi theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019.

Riêng những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là cán bộ Quân đội, Công an thực hiện theo độ tuổi quy định tại Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân.

Đối với những trường hợp tuổi ứng cử cao hơn, như ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các hội theo Kết luận 58-KL/TW ngày 12/9/2019 của Ban Bí thư do cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, quyết định.

+ Cán bộ nữ thuộc đối tượng nghỉ hưu ở tuổi cao hơn theo Nghị định 53/2015/NĐ-CP được tính tuổi công tác như nam, người ứng cử lần đầu sinh từ tháng 01/1966, tái cử sinh từ tháng 7/1963 trở lại đây và sẽ nghỉ hưu khi đến tuổi theo quy định.

Mẫu hồ sơ ứng cử đại biểu HĐND

Căn cứ:

- Hiến pháp 2013;

- Hướng dẫn 36-HD/BTCTW ngày 20/01/2021.

Châu Thanh

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Về vấn đề này, Luật gia Bùi Tường Vũ - Giám đốc THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Điều 27 Hiến pháp 2013 quy định:

Điều 27.

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

Đồng thời, Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 cũng quy định:

Điều 2. Tuổi bầu cử và tuổi ứng cử

Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.

Như vậy: Căn cứ các quy định trên, công dân đủ 18 tuổi trở lên thì có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Lưu ý, công dân có quyền bầu cử chỉ được đi bầu cử khi đã được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Đánh người gây thương tích và bị kết án tù nhưng được hưởng án treo thì có được đi bầu cử, ghi tên vào danh sách cử tri hay không?

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

03/05/2021    Lượt xem: 65568    In bài viết   Độ tương phản  

Quyền bầu cử là gì? Quyền ứng cử là gì? Tại sao nói bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân? Việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được tiến hành theo những nguyên tắc nào? Thế nào là nguyên tắc phổ thông trong bầu cử?

Theo Điều 27 của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013, quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”. Và Điều 2 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2015 quy định như sau: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này”.

Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc được lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân; Quyền bầu cử bao gồm việc giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu bầu cử để lựa chọn người đại diện cho mình tại Quốc hội và HĐND các cấp.

Quyền ứng cử là quyền cơ bản của công dân khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật thì có thể thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND.

Thông qua bầu cử, công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Vì vậy, thực hiện bầu cử là trách nhiệm của công dân đối với đất nước.

Theo quy định tại Điều 7 của Hiến pháp năm 2013 và Điều 1 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

- Nguyên tắc bầu cử phổ thông.

- Nguyên tắc bình đẳng.

- Nguyên tắc bầu cử trực tiếp.

- Nguyên tắc bỏ phiếu kín.

Nguyên tắc bầu cử phổ thông là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ bầu cử. Theo nguyên tắc này, mọi công dân, không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND theo quy định của pháp luật [trừ những người bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự]. Nguyên tắc này thể hiện tính công khai, dân chủ rộng rãi, đòi hỏi sự bảo đảm để công dân thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của mình./.

Anh Xê Ka

Video liên quan

Chủ Đề