Tại sao amylase tăng cao trong viêm tụy cấp

  • 18:00 20/04/2022
  • Xếp hạng 4.98/5 với 20308 phiếu bầu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Thị Hoàng Hà - Bác sĩ Hóa sinh - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Trong viêm tụy cấp, hoạt độ amylase trong máu sẽ tăng lên trong 3-6 giờ, nồng độ cao nhất sau 24 giờ và thường trở lại bình thường sau 2-3 ngày. Hoạt độ amylase huyết thanh ≥ 3 lần so với bình thường được xem là có giá trị chẩn đoán trong bệnh lý viêm tụy cấp.

Amylase là một nhóm các enzym được sản xuất chủ yếu ở tuyến tụy và tuyến nước bọt, một phần nhỏ được sản xuất ở gan, niêm mạc ruột non, vòi trứng và buồng trứng. Enzym amylase giúp phân giải các carbonhydrat phức tạp thành các carbonhydrat đơn giản mà cơ thể có thể hấp thu được. Bình thường amylase có trong máu, nước tiểu và một số dịch sinh học khác như nước bọt, dịch cổ trướng với nồng độ thấp. Amylase thải trừ qua đường nước tiểu. Trị số amylase bình thường trong máu là 22-80 U/L, trị số amylase trong nước tiểu là 42-32 U/L.

Viêm tụy cấp là một quá trình tự hủy các mô tụy của chính các men tụy. Các men tụy bình thường được sản xuất để tiêu hóa thức ăn như amylase, lipase, trypsin,...khi ở tụy các men này tồn tại ở dạng tiền chất và chỉ được hoạt hóa khi xuống tá tràng. Tuy nhiên khi gặp các yếu tố thuận lợi cho khởi phát viêm tụy cấp, các tế bào nang tụy tăng đáp ứng với các chất kích ứng thì quá trình hoạt hóa men tụy sẽ được xảy ra ngay trong mô tụy.


Các men tụy trong đó có amylase sẽ gây tổn thương tại chỗ, các men cũng được hấp thu vào tuần hoàn qua các mạch máu quanh tuyến tụy...Nồng độ amylase sẽ tăng trong máu và nước tiểu sẽ tăng cao nhiều lần so với bình thường.

Amylase tăng cao trong viêm tụy cấp

Xét nghiệm amylase được dùng để đo lượng enzyme amylase trong máu hoặc trong nước tiểu. Trong viêm tụy cấp,nồng độ amylase trong máu chỉ tăng trong một thời gian ngắn [2-3 ngày], nồng độ amylase trong nước tiểu có thể tăng trong thời gian kéo dài hơn [7-10 ngày].

3.2 Xét nghiệm amylase được chỉ định khi nào?

Xét nghiệm amylase thường được chỉ định cùng xét nghiệm lipase để chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị các bệnh viêm tụy cấp tính, đợt cấp của viêm tụy mạn tính và các bệnh lý khác về tuyến tụy, tắc mật, sỏi ống mật chủ, cường giáp, có thai, chửa ngoài tử cung vỡ, viêm nhiễm tuyến nước bọt, quai bị ...

Xét nghiệm amylase huyết thanh thường được chỉ định để phân biệt tình trạng đau bụng do viêm tụy cấp với các tình trạng đau bụng do các nguyên nhân khác. Tuy nhiên, hoạt độ amylase huyết thanh sẽ trở về bình thường sau 2-3 ngày từ khi bắt đầu tăng, hoạt độ amylase niệu tăng cao kéo dài 7-10 ngày, do đó xét nghiệm amylase niệu được chỉ định để xác định có viêm tụy cấp khi amylase huyết thanh đã trở về bình thường.

Ngoài ra, xét nghiệm amylase còn được chỉ định để chẩn đoán và theo dõi tình trạng viêm, tắc tuyến nước bọt và viêm trong ổ bụng.

3.3 Amylase tăng trong những trường hợp nào?

Xét nghiệm amylase tăng cao trong viêm tụy cấp tính hoặc mạn tính, trong các bệnh lý tuyến tụy khác như tắc nghẽn ống tụy, ung thư tuyến tụy,...

Ngoài ra, amylase còn tăng cao khi ngộ độc rượu cấp, các bệnh lý đường mật như sỏi mật, viêm túi mật cấp, suy thận giai đoạn cuối, viêm tuyến nước bọt cấp tính hoặc mạn tính, tắc nghẽn ống dẫn nước bọt, quai bị.

3.4 Amylase giảm trong những trường hợp nào?

Nếu một bệnh nhân bị viêm tụy nhưng nồng độ amylase lại giảm, có thể các tế bào sản xuất amylase trong tuyến tụy của bệnh nhân đã bị tổn thương vĩnh viễn.

Amylase còn giảm trong các trường hợp tổn thương gan nặng như viêm gan, xơ gan,, trong nhiễm độc thai nghén, ung thư tuyến tụy, nhiễm độc giáp nặng và bỏng nặng.

3.5 Các yếu tố làm thay đổi kết quả xét nghiệm

Kết quả xét nghiệm amylase có thể thay đổi nếu:

  • Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu
  • Mẫu bệnh phẩm nhiễm nước bọt có thể gây tăng giả tạo kết quả amylase máu.
  • Bệnh nhân có tình trạng tăng triglycerid > 5 lần so với bình thường sẽ gây ức chế hoạt độ enzyme
  • Suy thận cũng có thể gây tăng vừa hoạt độ amylase máu.
  • Bệnh nhân sử dụng một số thuốc làm tăng hoạt độ amylase huyết thanh như acetaminophen, paracetamol, corticoid, aspirin, estrogen, furosemid, các thuốc lợi tiểu thiazid ... Các thuốc làm tăng hoạt độ amylase niệu như rượu, codein, aspirin, morphin, các thuốc lợi tiểu thiazid,...
  • Bệnh nhân sử dụng các thuốc làm giảm hoạt độ amylase huyết thanh như glucose, citrat, oxalat. Các thuốc làm giảm hoạt độ amylase niệu là fluorid, glucose.

  • Trong vòng 24 giờ trước khi xét nghiệm amylase, bệnh nhân không được uống rượu. Trước khi xét nghiệm 2 giờ, bệnh nhân không được ăn uống gì ngoại trừ nước lọc.

Trước khi xét nghiệm 2 giờ, bệnh nhân không được ăn uống gì ngoại trừ nước lọc

  • Nếu xét nghiệm amylase niệu, bệnh nhân nên uống nhiều nước.
  • Nên thông báo với bác sĩ các thuốc đang sử dụng vì chúng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

XEM THÊM:

Điều trị viêm tụy cấp nặng và các biến chứng bao gồm

  • Đơn vị hồi sức tích cực [ICU]

  • Dinh dưỡng đường ruột được ưa chuộng hơn dinh dưỡng đường tĩnh mạch

  • Kháng sinh cho các nhiễm trùng ngoài tụy và hoại tử

  • Nội soi mật tụy ngược dòng [ERCP] khi đồng thời có viêm tụy cấp và viêm đường mật cấp

Việc quản lý các bệnh nhân viêm tụy cấp nặng và các biến chứng của nó cần được cá nhân hoá bằng cách sử dụng phương pháp đa chuyên khoa bao gồm các nhà nội soi, các nhà điện quang can thiệp và bác sĩ phẫu thuật. Bệnh nhân bị viêm tụy cấp nặng phải được theo dõi chặt chẽ trong 24 đến 48 giờ đầu tiên trong ICU. Bệnh nhân có tình trạng nặng hơn hoặc biến chứng tại chỗ lan rộng cần can thiệp nên được chuyển sang các trung tâm chất lượng cao tập trung vào bệnh tụy [nếu có].

Bệnh nhân viêm tụy cấp nghiêm trọng cần được hỗ trợ dinh dưỡng, mặc dù thời gian bắt đầu và thời gian tối ưu hỗ trợ dinh dưỡng vẫn còn chưa rõ ràng. Hướng dẫn của Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ 2013 khuyến cáo sử dụng dinh dưỡng đường ruột và chỉ sử dụng dinh dưỡng tĩnh mạch nếu không thể sử dụng đường ruột, không dung nạp, hoặc không đáp ứng được các yêu cầu caloric. Đường ruột được ưa chuộng vì nó

  • Giúp duy trì hàng rào niêm mạc ruột

  • Ngăn ngừa chứng teo ruột có thể xảy ra khi ruột nghỉ ngơi kéo dài [và thúc đẩy sự di chuyển của vi khuẩn có thể làm hoại tử tuyến tụy]

  • Tránh nguy cơ nhiễm trùng catheter tĩnh mạch trung tâm

Một ống thông mũi ruột non đặt quá dây chằng Treitz có thể giúp tránh kích thích giai đoạn dạ dày của quá trình tiêu hóa; việc này yêu cầu hướng dẫn bằng X quang hoặc nội soi. Nếu không thể đặt ống thông mũi ruột non, nên sử dụng ống thông mũi dạ dày. Trong cả hai trường hợp, bệnh nhân nên được đặt ở vị trí thẳng đứng để giảm nguy cơ hít. Các hướng dẫn của ACG lưu ý rằng việc cho ăn mũi dạ dày và mũi ruột non có vẻ tương đồng về hiệu quả và sự an toàn của chúng.

Hướng dẫn của Hội các nhà tiêu hóa Hoa Kỳ 2013 và Hội Tiêu Hóa Hoa Kỳ 2018, kháng sinh dự phòng không được khuyến cáo ở những bệnh nhân viêm tụy cấp, bất kể loại bệnh hay mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, kháng sinh nên được bắt đầu nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng ngoài tụy [ví dụ viêm đường mật, viêm phổi, nhiễm trùng đường máu, nhiễm trùng tiết niệu] hoặc hoại tử tụy.

Nhiễm trùng [tụy hay ngoài tụy] nên nghi ngờ ở những bệnh nhân có dấu hiệu xấu đi [sốt, tăng bạch cầu] hoặc không cải thiện sau 7 đến 10 ngày nằm viện. Hầu hết các nhiễm trùng trong hoại tử tụy đều do các vi khuẩn đơn lẻ từ ruột gây ra. Các sinh vật phổ biến nhất là vi khuẩn gram âm; vi khuẩn gram dương và nấm rất hiếm. Ở những bệnh nhân bị hoại tử, nên dùng kháng sinh có khả năng xâm nhập vào ổ hoại tử tụy, như carbapenems, fluoroquinolones, và metronidazole.

Đối với phẫu thuật cắt bỏ ổ hoại tử, cách tiếp cận xâm lấn tối thiểu được ưa thích hơn là phương pháp phẫu thuật mở và cần được xem là lựa chọn đầu tiên. Hướng dẫn của Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kì 2013 khuyến cáo rằng nên trì hoãn dẫn lưu ổ hoại tử [bằng cách tiếp cận X quang, nội soi, hoặc ngoại khoa], tốt hơn là nên kéo dài 4 tuần ở bệnh nhân ổn định, cho phép làm mềm các cấu trúc và sự phát triển của bao xơ xung quanh ổ hoại tử [hoại tử có vách ngăn].

Hơn 80% bệnh nhân viêm tụy do sỏi mật sẽ thải loại viên sỏi một cách tự nhiên và không cần nội soi mật tụy ngược ERCP. Các bệnh nhân bị viêm tụy cấp và viêm đường mật cấp tính đồng thời phải trải qua ERCP sớm. Những bệnh nhân bị viêm tụy do sỏi mật nhẹ mà cải thiện một cách tự nhiên nên cắt bỏ túi mật trước khi xuất viện để ngăn ngừa các cơn đợt tái phát.

Một nang giả tiến triển nhanh chóng, bị nhiễm trùng, chảy máu, hoặc có khả năng vỡ đòi hỏi được dẫn lưu. Việc lựa chọn dẫn lưu, phẫu thuật, hay mở thông nang tụy dạ dày dựa vào siêu âm nội soi phụ thuộc vào vị trí của nang giả và kinh nghiệm của chuyên gia.

Video liên quan

Chủ Đề