Tại sao cây ớt ra hoa mà không đậu trái

Mình có chậu cây ớt cành lá rất tươi tốt, ra hoa cực nhiều, mỗi nhánh đều có hoa mà không hiểu sao nó cứ ra hoa rồi héo rụng mà không có trái nào hết! Mình đã có soi rồi mà không có rệp đâu. Có 1-2 ngọn có kiến bu hoa thôi.

Theo kinh nghiệm của một số người thì cây ớt mình trồng đã bị bọ trĩ tấn công và có dấu hiệu của nhện đỏ. Hai loài này rất có hại cho người trồng ớt không thua gì bị bệnh thán thư.

Mình ra vạch lá ớt kiểm tra lại lần nữa thật kỹ thì có thấy có nhiều chấm chấm trắng trắng, đỏ đỏ ở ngọn và lật mặt sau lá có bọ nhỏ xíu màu đen. Mình cắt hết phần bị sâu bệnh, rồi đi mua thuốc xịt cho em nó.

Bọ trĩ còn được gọi là rầy lữa là loại côn trùng rất nhỏ [cỡ 1 mm] chúng có đặc tính di chuyển nhanh, có thể di chuyển từ cành này tới cành kia và thường bám ở đọt non cây hút nhựa làm lá non bị quắn và không quang hợp tốt.

Bọ trĩ phá chủ yếu là những tháng sau tết ở cả 2 miền Nam Bắc. Chúng giảm dần vào mùa mưa và bàn giao công việc phá hoại lại cho nhện đỏ lúc mưa nhiều và cao điểm phá hoại của nhện đỏ là tháng 8 âm lịch

Nhện đỏ chủ yếu phá trên lá già, chúng cạp biểu bì của lá làm lá không còn xanh bóng nữa mà có hiện tượng như rãi cám trên mặt lá. Khả năng quang hợp trên lá bị nhện đỏ kém đi làm ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cây.

Nhện đỏ khó nhìn thấy bằng mắt thường, ta có thể nhận biết bằng cách soi đọt cây ra ánh sáng, nếu thấy các sợi tơ li ti và mấy con nhỏ như đầu kim di chuyển trên đó thì đó là nhện đỏ.

Cách chữa bệnh:

Có thể mua Map Green + dầu tỏi [Bralic tỏi 25 ND] + dầu khoáng phun cho cây khoảng 2 lần cách nhau 7 hoặc 10 ngày. Hoặc xịt dầu khoáng Đầu Trâu bảo đảm sẽ sạch sẽ rầy, rệp, nhện.

Đồng thời, cũng nên bón cân đối NPK, không nên bón quá nhiều Ure [phân đạm], tăng cường bón nhiều Kali để tăng sức đề kháng và tăng chất lượng [độ cay và mẫu mã] của ớt. Nếu tìm được phân gà hay cút hoai mục bón cho ớt thì hết sẩy.

Ngoài ra, cũng có vài loại thuốc chữa trị khác như:

1. Dùng thuốc hóa học: Cả hai loại côn trùng này đều lờn thuốc rất nhanh, các bạn phải pha đúng liều lượng hướng dẫn và chỉ nên phun vài ba lần rồi đổi thuốc khác. Khi đổi thuốc phải chú ý là không được đổi hiệu mà phải đổi hoạt chất thí dụ như :confidor, Amitox, Amico, Admire đều có hoạt chất là Imidacloprid nếu đổi từ Admire qua Amico thì con bọ trĩ sẽ cười ngất đó bạn. Còn suppracide có hoạt chất là Methidathion hoạt chất nầy chủ yếu trị các loại rệp còn bọ trĩ không sợ đâu. Regent có hoạt chất là Fipronil diệt cả bọ trĩ và nhện đỏ rất tốt.

2. Dùng mẹo trị nhện đỏ: Lấy bột mì, bột gạo, bột sắn v.v quấy tan trong nước, đun sôi cho sền sệt thành hồ. Sau đó pha với nước ở mức đặc vừa phải sao cho có thể bơm được qua bình xịt nước, có thể dùng rây bột trẻ em lọc cho hết cặn để khỏi tắc bình xịt.

Sau đó phun đều lên cây bị nhện. Khi hồ khô đi sẽ dính chặt vào con nhện làm chân tay nó co quắp lại không di chuyển được và chết. Sau khi phun 1 ngày phải phun nước sạch rửa lá, bởi hồ cũng bịt luôn các khí khổng của lá khiến cây không thở được. Nếu thấy còn nhện đỏ thì lại phun lại hồ nhiều lần nữa.

Theo rausach.com.vn
Theo bonsaininhbinh.com

Chia Sẻ Ý Kiến Của Bạn Với Vườn Rau Phố Nhé!

Lượt Chia Sẻ

Các bài viết cùng chủ đề
Việc Đuổi Muỗi sẽ cực hiệu quả nếu nhà bạn có một trong 8 loại cây dưới đây
11/08/2018
7 Loại Cây Trồng tốt nhất cho 7 căn phòng trong nhà bạn
01/08/2018
Loạt giá đỡ tiện dụng giúp Cà Chua mau lớn, ra quả sai trĩu cành
30/07/2018
Những người sở hữu Vườn Hoa Đẹp sẽ không bao giờ quên bón cho cây những thứ này
16/07/2018
Muốn Cây Xương Rồng Cảnh sống lâu đừng bỏ qua 3 mẹo cực hay này
04/07/2018
17 Mẹo Làm Vườn cực hay ho của nông dân thứ thiệt
17/06/2018

Video liên quan

Chủ Đề