Tại sao chúng ta phải học quản trị học

MÔN QUẢN TRỊ HỌC

MÃ MÔN HỌC: BUS 1100

THỜI LƯỢNG MÔN HỌC: 03 tín chỉ

ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT MÔN HỌC: Không

GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH: TS.Phạm Thế Tri

GIẢNG VIÊN HỖ TRỢ:

  • o ThS. Nguyễn Thị Kim Oanh,
  • o ThS. Nguyễn Minh Châu,
  • o ThS. Nguyễn Thị Hồng Gấm,
  • o ThS. Nguyễn Minh Thoại,
  • o ThS. Nguyễn Hoàng Diễm Hương

TÀI LIỆU PHỤC VỤ MÔN HỌC:

Phạm Thế Tri [2016]. Quản trị học. NXB Đại học Quốc Gia TP.HCM.

Giáo trình được biên soạn dựa trên sự tham khảo các tài liệu cơ bản về khoa học quản lý và kinh nghiêm thực tế lâu năm giảng dạy của tác giả.

Các số liệu thực tế, ví dụ minh họa và tình huống thực tế được thu thập từ các số liệu nghiên cứu thực tiễn trong bối cảnh thế giới và Việt Nam.

Những nội dung kiến thức trong giáo trình được nhiều thế hệ sinh viên đón nhận với sự trân trọng và hứng thú.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich, [1992], Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.

2. James H Donnelly, JR, James L.Gibson, John M.Ivancevich, [2003], Quản trị học căn bản, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn, [1996], Các học thuyết quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Mitokasu Aoki, [1993], Nghệ thuật quản lý kiểu Nhật Bản, NXB Sự thật, Hà Nội.

5. Robbins, S.P. & Coultar, M, [1996], Management, Prentice Hall International.

6. Antonio Kovacevic & Nukolas Majluf, [1993], Six Stages of IT Stategic Management, Sloan Management Review.

7. Paul D Harrison & Adrian Harell, [1993], Impact of Adversr Selection on ManagersProject Evaluation Decisions, Academy of Management.

8. Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn, [1996], Các học thuyết quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

MỤC TIÊU MÔN HỌC - [COURSE GOALS]

Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chức năng quản trị trong tổ chức như công tác hoạch định, công việc của tổ chức, tiến hành điều khiển và kiểm tra. Bên cạnh những chức năng, kiến thức cơ bản, những kỹ năng quản trị sẽ giúp cho người học phát triển khả năng phân tích, giải quyết các vấn đề trong tổ chức nhằm đạt đến hai mục tiêu cốt lõi: hiệu quả cao và sự bình ổn tương đối của tổ chức.

Kết thúc môn này, kiến thức của sinh viên được đánh giá theo các chuẩn đầu ra của môn quản trị học, nằm trong chuẩn đầu ra của ngành Quản trị kinh doanh. Mức độ đáp ứng được phân loại trên cơ sở bộ thang đo 6 mức độ nhận biết của Benjamin S.Bloom [1956].

MÔ TẢ MÔN HỌC [COURSE DESRIPTION]

Quản trị học cung cấp cho người học những chức năng và kỹ năng quản trị để thực hiện các hoạt động trong một tổ chức nhằm kết hợp các hoạt động cá nhân riêng lẻ với nhau trong một tổ chức để hoàn thành những mục tiêu chung. Môn học bắt đầu với quản trị là gì và nhà quản trị là ai, làm gì, làm việc ở đâu? Tại sao phải nghiên cứu quản trị? Những tác động của môi trường bên ngoài và bên trong của tổ chức ảnh hưởng đến việc lựa chọn đến việc ban hành quyết định hiệu quả của của một tổ chức. Thông tin được coi là giữ liệu đầu vào giúp cho nhà quản trị đưa ra các quyết định. Chức năng của quản trị học bao gồm: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra được coi là nguyên lý căn bản được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động quả trị.

Để học tốt môn này, sinh viên cần chủ động đọc tài liệu, lắng nghe giảng viên chia sẻ kiến thức trên lớp, khuyến khích tìm hiểu các tình huống kinh doanh thực tiễn đăng trên báo chí, tập phân tích chúng dưới góc nhìn của nhà quản trị. Thảo luận nhóm để hiểu sâu phần lý thuyết, cũng như các bài tập tình huống từ thực tế hoạt động kinh doanh.Trang bị cho sinh viên kỹ năng thuyết trình và tương tác về những vấn đề chưa được thống nhất.

Quản trị học là môn học rộng phục vụ cho mọi định hướng nghề nghiệp, không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh mà cả trong lĩnh vực phi kinh doanh; không chỉ đối với hoạt động của tổ chức mà cả đối với hoạt động cá nhân riêng lẻ; bởi lẽ, để hoạt động có hiệu quả thì ở lĩnh vực nào cũng cần thiết phải có kiến thức quản trị.

CHUẨN ĐẦU RA MÔN HỌC [EXPECTED LEARNING OUTCOMES]

TIÊU CHÍ

CHUẨN ĐẦU RA

MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG

KIẾN THỨC

1.1.1.3.

Có kiến thức Khoa học xã hội và Nhân văn để ứng dụng giải quyết các vấn đề tổ chức và quản lý

1.1.2.1.

Có kiến thức cơ bản về lý thuyết kinh tế cả vi mô, cả vĩ mô và quản lý

1.1.3.1.

Có kiến thức và khả năng tư duy hệ thống trong giải quyết các vấn đề quản trị của tổ chức

1.1.3.3.

Có kiến thức luật pháp trong kinh doanh và các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp.

KỸ NĂNG

2.2.1.1.

Có khả năng nhận dạng và phát hiện vấn đề trong sản xuất, kinh doanh

2.2.1.4.

Có khả năng quản lý một kế hoạch hoạt động, một công việc cụ thể như kế hoạch kinh doanh

2.2.2.3.

Có khả năng soạn thảo và đàm phán hợp đồng trong kinh doanh

2.2.3.4.

Có khả năng phân tích ma trận và chọn giải pháp hợp lý trong quản trị

2.2.4.4.

Có khả năng quản lý các nguồn lực và thời gian

2.2.5.3.

Thể hiện đạo đức nghề nghiệp, tính trung thực và làm việc có trách nhiệm

2.2.5.4.

Có thái độ hành xử công việc chuyên nghiệp và giải quyết vấn đề phát sinh

2.3.1.3.

Có khả năng giao tiếp bằng văn bản và giao tiếp đa phương tiện

2.3.1.5.

Có khả năng lắng nghe và tư duy phản biện vấn đề

2.3.2.4.

Có kỹ năng phối hợp làm việc nhóm

THÁI ĐỘ

3.4.1.4.

Nhận thức được vấn đề mang tính thời sự

3.4.1.5.

Có khả năng phát triển viễn cảnh toàn cầu

3.4.2.2.

Có khả năng quản trị xung đột lợi ích trong tổ chức

3.4.2.3.

Có khả năng thích ứng trong môi trường làm việc đa văn hóa

3.4.3.4.

Có khả năng vận dụng các phương pháp, các công cụ để tự nghiên cứu

PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM - [COURSE ASSESSMENT]

LOẠI HÌNH ĐÁNH GIÁ

MÔ TẢ

CÁC CHUẨN ĐẦU RA ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ

CẤU TRÚC ĐIỂM

ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH [20%]

THUYẾT TRÌNH NHÓM

[Mỗi nhóm được phân chia một đề tài cụ thể trong phạm vi môn học. Theo thời gian phân bổ, nhóm sẽ có 20 phút để thuyết trình và tương tác, phản biện trước lớp học]

20%

Đánh giá sự chuẩn bị nội dung theo sự phân chia mặc định của các nhóm.

1.1.1.3, 1.1.3.1, 1.1.3.3, 2.2.1.1, 2.2.1.4, 2.2.4.4, 2.2.5.3, 2.3.1.3, 2.3.1.3

30%

Đánh giá kỹ năng trình bày trước đám đông, kỹ năng vận dụng các công cụ hỗ trợ để để chuyển tải những nội dung môn học.

1.1.3.1, 1.1.3.3, 2.2.1.1, 2.2.3.4, 2.2.4.4, 2.2.5.3, 2.2.5.4, 2.3.1.5, 2.3.2.4, 3.4.1.4, 3.4.2.3, 3.4.3.4

30%

Đánh giá được khả năng tương tác trực tiếp giữa sinh viên với nhau, với giảng viên nhằm củng cố kiến thức, đón nhận những phát hiện mới với tinh thần cầu thị.

2.2.4.4, 2.2.5.3, 2.2.5.4, 2.3.1.3, 2.3.1.5, 2.3.2.4, 2.3.3.1, 2.4.1.4, 2.4.1.5, 3.4.2.2, 3.4.2.3, 3.4.3.4.

20%

Đánh giá được khả năng nội hóa tri thức của sinh viên từ quá trình chuẩn bị, các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp và tố chất cá nhân được phối hợp.

2.2.1.1, 2.2.1.4, 2.2.3.4, 2.2.4.4, 2.2.5.3, 2.2.5.4, 2.3.1.3, 2.3.1.5, 2.3.2.4, 3.4.1.4, 3.4.1.5.

20%

ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ [30%]

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ

Bài luận nhằm giải quyết một hoặc hai tình huống nho nhỏ, có tính thực tế và thời sự, trên cơ sở vận dụng kiến thức tổng hợp đã học và kiến thức quản trị.

30%

Đánh giá khả năng hiểu, trình bày mạch lạc, cấu trúc hợp lý logic một bài tập theo các nội dung: Cơ sở lý thuyết, Thực trạng vấn đề và đề xuất cá nhân.

1.1.1.3, 1.1.3.1, 1.1.3.3, 2.2.1.1, 2.2.1.4, 2.2.4.4, 2.2.5.3, 2.3.1.3, 2.3.1.3

30%

Đánh giá khả năng tư duy hệ thống, lập luận chặt chẽ, kỹ năng viết một báo cáo khoa học.

1.1.3.1, 1.1.3.3, 2.2.1.1, 2.2.3.4, 2.2.4.4, 2.2.5.3, 2.2.5.4, 2.3.1.5, 2.3.2.4, 3.4.1.4, 3.4.2.3, 3.4.3.4

30%

Đánh giá khả năng tích lũy, cập nhật các tri thức mới, nội hóa các tri thức đã được trao đổi, tranh luận và phản biện từ các nội dung đã thuyết trình.

2.2.4.4, 2.2.5.3, 2.2.5.4, 2.3.1.3, 2.3.1.5, 2.3.2.4, 2.3.3.1, 2.4.1.4, 2.4.1.5, 3.4.2.2, 3.4.2.3, 3.4.3.4.

25%

Kỹ năng trình bày bài viết phù hợp, văn phong trong sáng, xúc tích, sử dụng tài liệu tham khảo và trích nguồn theo qui chuẩn khoa học [nếu có].

2.2.1.1, 2.2.1.4, 2.2.3.4, 2.2.4.4, 2.2.5.3, 2.2.5.4, 2.3.1.3, 2.3.1.5, 2.3.2.4, 3.4.1.4, 3.4.1.5.

15%

ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ [50%]

BÀI THI TỰ LUẬN

[Bài thi 60 phút, bao gồm phần trắc nghiệm và một bài tập tình huống]

50%

Đánh giá mức độ hiểu biết và tiếp thu kiến thức của sinh viên, khả năng áp dụng kiến thức để suy luận đáp án của môn học.

1.1.1.3, 1.1.3.1, 1.1.3.3, 2.2.1.1, 2.2.1.4, 2.2.4.4, 2.2.5.3, 2.3.1.3, 2.3.1.3

50%

Đánh giá được khả năng tư duy logic, lập luận chặt chẽ, kết hợp giữa lý thuyết với thực tế để lựa chọn đáp án/diễn giải một vấn đề của môn học.

1.1.3.1, 1.1.3.3, 2.2.1.1, 2.2.3.4, 2.2.4.4, 2.2.5.3, 2.2.5.4, 2.3.1.5, 2.3.2.4, 3.4.1.4, 3.4.2.3, 3.4.3.4

20%

Đánh giá khả năng sáng tạo, phát hiện vấn đề trong quản trị từ lý thuyết đến thực tế sinh động

2.2.4.4, 2.2.5.3, 2.2.5.4, 2.3.1.3, 2.3.1.5, 2.3.2.4, 2.3.3.1, 2.4.1.4, 2.4.1.5, 3.4.2.2, 3.4.2.3, 3.4.3.4.

15%

Đánh giá khả năng trình bầy một bài viết bằng văn phong hàn lâm, sáng tạo, vận dụng kiến thức sâu rộng để giải quyết vấn đề.

2.2.1.1, 2.2.1.4, 2.2.4.4, 2.2.5.3, 2.2.5.4, 2.3.1.3, 2.3.1.5, 3.4.1.4, 3.4.1.5, 3.4.3.4.

5%

CHUYÊN MỤC ĐÁNH GIÁ [RUBRIC FOR ASSESSMENT: ON A SCALE OF 1-10]

Score

Tiêu chí

[Thang đo Bloom]

Chủ Đề