Tại sao có 4 mùa xuân hạ thu đông

] Nguyên nhân sinh ra các mùa là do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và trong suốt năm, trục Trái Đất không đổi phương trong không gian, nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu có sự thay đổi luân phiên trong năm.


– Người ta chia một năm ra bốn mùa: xuân, hạ thu, đông. Ở bán cầu Bắc, thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa của các nước theo dương lịch và một số nước quen dùng âm – dương lịch ở châu Á không giống nhau.


– Các nước theo dương lịch ở bán cầu bắc lấy bốn ngày: xuân phân [21-3], hạ chí [22-6], thu phân [23-9] và đông chí [22-12] là bốn ngày khởi đầu của bốn mùa. Ở bán cầu Nam, bốn mùa di

“Nhiều người sống ở vùng ôn đới đều biết rõ đặc trưng của bốn mùa. Mùa xuân ấm áp hoa nở khắp nơi, mùa hè nóng nực, mùa thu mát mẻ, mùa đông giá rét. Nhưng khi có người hỏi bốn mùa được phân chia như thế nào thì số người hiểu rõ không nhiều lắm.

Trong khí tượng học, có hai phương pháp để phân chia bốn mùa. Phương pháp thứ nhất, mùa xuân từ tháng 3 – tháng 5, mùa hè tháng 6 – tháng 8, mùa thu tháng 9 – tháng 11, mùa đông tháng 12 – tháng 2. Cách phân chia này đơn giản, rõ ràng, dễ nhớ, nhưng không thể phản ánh sự khác biệt của các vùng khác nhau. Trên thực tế ở những vùng khác nhau do vĩ độ địa lý, do cách biệt xa hay gần và do độ cao so với mặt biển khác nhau nên đặc trưng bốn mùa khác nhau rất lớn. Cách thứ hai là dùng nhiệt độ của khí hậu [nhiệt độ của năm ngày] để phân chia. Tức nhiệt độ khí hậu dưới 10°C là mùa đông, từ 10 – 12°C là mùa thu và mùa xuân, cao hơn 22°C là mùa hè.

Dùng nhiệt độ khí hậu để phân chia bốn mùa, sự khác biệt của các mùa, của các vùng Trung Quốc sẽ phản ánh rất rõ ràng.

Ở miền Bắc Hắc Long Giang, Đông Bắc Nội Mông, là vùng mùa đông dài, không có mùa hè, xuân thu nối liền nhau, miền Trung Hắc Long Giang là mùa đông dài, mùa hè ngắn, xuân thu cách nhau. Đặc trưng bốn mùa ở đó đã có thể nhận thấy.

Đi về phương Nam hiện tượng bốn mùa ngày càng rõ rệt. Đến vùng Trung hạ lưu Trường Giang mùa xuân ấm, mùa hè nóng, mùa thu mát, mùa đông rét, phân biệt rõ ràng.

Quảng Đông và Quảng Tây lại một cảnh tượng khác. Mùa hè dài, không có mùa đông, xuân đi thu tới. Đến các đảo trên biển Nam Hải quanh năm là mùa hè, từ đầu đến cuối năm đều là quang cảnh vùng nhiệt đới.

Cao nguyên Bắc Tạng vì cao hơn mặt biển rất nhiều, quanh năm là mùa đông. Nhưng vùng chung quanh thấp hơn, mùa đông dài, không có mùa hè, mùa xuân và mùa thu ngắn ngủi.

Ở Vân Nam không ít vùng mùa đông không rét, mùa hè không nóng, bốn mùa đều là mùa xuân. Chẳng trách người ta gọi Côn Minh là “Thành phố mùa xuân”.”

Twitter Facebook LinkedIn

Tại sao một năm trên Trái Đất được chia thành 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông? Các mùa có ảnh hưởng quan trọng tới cuộc sống của con người trên Trái Đất như thế nào? Tại sao có sự thay đổi thời tiết giữa các mùa? Cùng đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Theo các nhà khoa học, cách đây khoảng 4,5 tỷ năm, một tiểu hành tinh có kích thước thước bằng sao Hỏa đã va chạm với Trái đất. Kết quả là những lớp bụi đất đá dần kết tụ lại thành Mặt trăng. Vụ va chạm lớn đó cũng làm cho trái đất nghiêng đi một chút khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt trời.

Chính bởi độ nghiêng đó mà tại một thời điểm bất kỳ, lượng ánh sáng mặt trời ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu sẽ ngược nhau. Chu kỳ này biến đổi theo mùa của trái đất.

Trái đất di chuyển theo quỹ đạo hình elíp quanh Mặt trời và đồng thời xoay theo trục có vị trí nghiêng tương đối với bề mặt của quỹ đạo. Điều đó có nghĩa là các bán cầu khác nhau được hưởng khối lượng khác nhau của ánh sáng Mặt trời trong suốt một năm. Bởi vì, Mặt trời là nguồn ánh sáng và năng lượng của chúng ta, sự thay đổi cường độ và sự tập trung các tia mặt trời đã tạo nên sự thay đổi và xuất hiện các mùa trong năm: Mùa đông, xuân, hạ và thu.

Các mùa được đánh dấu bởi các điểm chí [một trong hai lần trong năm khi mặt trời ở xa xích đạo nhất về phía bắc hoặc phía nam] và các điểm Xuân phânThu phân – những khái niệm về vũ trụ học liên quan đến sự nghiêng của Trái đất.

Các điểm chí đánh dấu các điểm mà tại đó Bắc Cực hay Nam Cực đã được nghiêng ở mức tối đa hướng tới hoặc xa rời Mặt trời. Đó là thời điểm khi mà sự khác biệt giữa những giờ ban ngày và những giờ ban đêm là rõ rệt nhất. Các điểm chí xuất hiện mỗi năm vào ngày 20 hoặc 21 tháng sáu [Hạ chí] hoặc ngày 21 hoặc 22 tháng mười hai [Đông chí] và ấn định rõ sự bắt đầu chính thức mùa hạ và mùa đông. Điểm Xuân phân và điểm Thu phân đánh dấu sự bắt đầu của mùa xuân và mùa thu.

Ở bán cầu Bắc, thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa của các nước theo dương lịch và một số nước quen dùng âm – dương lịch ở Châu Á không giống nhau. Các nước theo dương lịch ở bán cầu Bắc lấy bốn ngày: Xuân phân [21/3], Hạ chí [22/6], Thu phân [23/9] và Đông chí [22/12] là bốn ngày khởi đầu của bốn mùa.

Ở bán cầu Nam, bốn mùa diễn ra ngược với bán cầu Bắc. Nghĩa là vào ngày 21/3 hàng năm, Bắc bán cầu chạm dần đến điểm Xuân phân và thưởng thức những dấu hiệu của mùa xuân; thì lúc đó, những cơn gió đem cái lạnh đến Nam bán cầu bởi đã chạm đến điểm Thu phân. Một điểm phân khác trong năm xuất hiện vào ngày 23/9, khi mùa hạ mờ dần ở phương Bắc thì cái giá lạnh của mùa đông bắt đầu nhường bước cho mùa xuân ở phương Nam.

Riêng nước ta và một số nước Châu Á quen dùng âm – dương lịch, thời gian bắt đầu các mùa được tính sớm hơn khoảng 45 ngày.


Quỹ đạo Trái đất quanh quay Mặt trời là hình elipse. [Ảnh: nguồn Internet]

Đặc biệt mỗi mùa trong năm không phải tròn trịa bằng số ngày một năm chia cho 4. Mùa xuân bắt đầu từ ngày Xuân phân [23/1] đến Hạ chí [21/6] tức là khoảng 92 ngày 19 giờ. Mùa hè bắt đầu từ Hạ chí đến Thu phân [23/9] dài khoảng 93 ngày 15 giờ. Mùa thu kéo dài từ Thu phân tới Đông chí [22/12] dài khoảng 89 ngày 19 giờ. Mùa đông từ Đông chí tới Xuân phân chỉ dài có 89 ngày. Như vậy mùa hè dài hơn mùa đông những 4 ngày 15 tiếng.

Vấn đề ngắn dài này liên quan đến khoảng cách giữa Trái đất với Mặt trời ở mỗi thời điểm xa hay gần. Mùa hạ, khi Trái đất ở xa Mặt trời nhất, sức hút của Mặt trời đối với nó là yếu nhất, do đó trái đất quay chậm nhất và thời gian của mùa hè dài nhất trong một năm. Ngược lại, mùa đông, khi Trái đất ở gần Mặt trời nhất, sức hút của mặt trời tác động lên nó mạnh nhất, do đó Trái đất quay nhanh và đó là mùa ngắn nhất trong năm. Còn mùa xuân và mùa thu, là hai mùa trung gian.

Một đặc điểm nữa cũng ảnh hưởng tới sự hình thành bốn mùa là do quỹ đạo Trái Đất quay quanh Mặt trời không theo hình tròn mà là hình elipse, dẫn tới khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt trời là xa gần khác nhau [nếu quay theo quỹ đạo hình tròn thì khoảng cách mới bằng nhau]. Điều này dẫn tới lượng nhiệt nhận được từ Mặt trời là khác nhau và tạo ra nhiệt độ nóng lạnh khác nhau tùy theo từng mùa.

Mọi người thường nhắc đến các mùa như một cách phân biệt khí hậu trong năm, nhưng hiện tượng mùa bắt nguồn từ đâu thì lại ít ai biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về mùa một cách trọn vẹn nhất.

1. Sự hình thành các mùa, tại sao có các mùa trong năm?

Mùa là khoảng thời gian trong năm có đặc trưng riêng về thời tiết và khí hậu. Mùa được hình thành do Trái Đất nghiêng một góc tương đối so với mặt phẳng quỹ đạo của nó. 

[Lý do hình thành các mùa trong một năm]

Trong một năm, Trái Đất sẽ có một bên nghiêng về phía Mặt trời, một bên còn lại thì lại nhận được ít ánh sáng từ phía Mặt Trời hơn. Bán cầu nhận được nhiều ánh nắng từ Mặt Trời sẽ có nhiệt độ cao hơn và bán cầu còn lại sẽ có nhiệt độ thấp. 

Hai bên bán cầu sẽ trao đổi lần lượt thời gian nghiêng về phía Mặt Trời, nên trong năm sẽ có những khoảng thời gian có nhiệt độ khác nhau. Chính điều này đã sinh ra hiện tượng mùa như chúng ta đã biết. 

2. Bốn mùa bắt đầu và kết thúc khi nào?

Tùy theo đặc điểm của từng vùng khí hậu, mỗi nơi lại có những cách phân chia mùa khác nhau. Các quốc gia vùng nhiệt đới nhiệt độ cao quanh năm, nên họ thường chỉ phân chia thành hai mùa chính là mùa khô và mùa mưa. 

Ở Ai Cập lại thường phân chia các mùa theo mực nước của sông Nile, họ có ba mùa chính: Mùa ngập lụt, mùa gieo cấy hạt và mùa thu hoạch. 

Ở Việt Nam, sự phân chia các mùa được nhận biết rất rõ ở miền Bắc. Căn cứ theo sự thay đổi của thời tiết, Việt Nam thường có 4 mùa: Xuân [Tháng 1 - Tháng 3], Hạ [Tháng 4 - Tháng 6], Thu [Tháng 7 - Tháng 9], Đông [Tháng 10 - Tháng 12] tính theo Dương Lịch.

Người nông dân thường gọi các mùa theo 4 Tiết chính: 

  • Tiết khí mùa Xuân [bắt đầu vào khoảng 5/2 hàng năm theo Âm Lịch]
  • Tiết khí mùa Hạ [bắt đầu vào khoảng 7/5 hằng năm theo Âm Lịch]
  • Tiết khí mùa Thu [bắt đầu vào khoảng 9/8 hàng năm theo Âm Lịch]
  • Tiết khí mùa Đông [bắt đầu vào khoảng 8/11 hàng năm theo Âm Lịch]

Xem thêm: Các tháng có 30 ngày, các tháng có 31 ngày.

[Sự phân chia các mùa, phân chia tiết khí]

Thời gian bắt đầu và kết thúc của các tiết được tính dựa trên tọa độ vị trí của Mặt trời với Trái Đất. Tiết mùa xuân bắt đầu từ khi Mặt trời ở vị trí 315 độ đến vị trí 30 độ. Tiết mùa hạ bắt đầu khi Mặt trời ở vị trí 45 độ đến khi ở vị trí xích kinh 120 độ. Tiết mùa thu bắt đầu khi Mặt trời ở vị trí 135 độ đến khi ở vị trí xích kinh 210 độ. Còn lại, tiết mùa đông bắt đầu khi Mặt Trời ở vị trí 225 độ đến vị trí 300 độ. 

Dựa trên sự phân chia các mùa, mọi người sẽ có những kế hoạch riêng của bản thân vào những khoảng thời gian nhất định trong năm, đặc biệt là những công việc cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố thời tiết như nghề nông. 

>>Xem lịch 2021

3. Đặc điểm của bốn mùa trong năm

[Đặc điểm của từng mùa trong năm]

Mỗi mùa trong năm lại có những đặc điểm riêng về thời tiết, mỗi mùa lại có những điều thú riêng. 

Mùa xuân

Nằm giữa mùa hè và mùa đông, nhiệt độ không cao hẳn như mùa hè, cũng không lạnh như mùa đông. Vào mùa xuân, nhiệt độ thường giao động trong khoảng 20 độ, thích hợp cho công việc trồng trọt của người nông dân. 

Đây cũng là khoảng thời gian diễn ra nhiều lễ hội, bởi thời tiết ấm áp, mọi người lại không phải vướng bận nhiều công việc. Các cụ thường quan niệm rằng mùa xuân là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, báo hiệu cho một sự khởi đầu mới. 

Mùa hạ

Mùa hạ là khoảng thời gian Trái Đất nhận được nhiều lượng nhiệt từ Mặt Trời nhất, có nhiệt độ cao nhất năm. Theo quan niệm làm nông, đây là lúc nhiều cây trái cho quả, mùa vụ thu hoạch đến gần. Thời gian này bạn sẽ thường xuyên cảm nhận được những cơn nắng oi bởi sự ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, hay cơn bão mùa hè. 

Mùa thu

Vào mùa thu, nhiệt độ giảm dần, không còn nắng nóng như trước. Dấu hiệu nhận biết mùa thu dễ nhất là sáng sớm sẽ xuất hiện sương mù nhẹ, buổi tối se se lạnh. 

Khoảng thời gian này, cây cối bắt đầu rụng lá, chuẩn bị cho thời kỳ ngủ đông. Mùa thu cũng là mùa nhiều loài hoa nở rộ, nhiệt độ lại mát mẻ, thích hợp cho những chuyến cắm trại. 

Mùa đông

Bạn sẽ nhận thấy mùa đông rõ nhất khi bạn ở miền Bắc, nhiệt độ hạ xuống giao động trong khoảng 15 độ, ánh nắng từ Mặt Trời gần như không có. Mùa đông là mùa cây cối ủ ấm cho các mầm lộc của mình để sẵn sàng nảy lộc vào mùa xuân. 

Đối với một số người, họ thường thích trải nghiệm mùa đông ở vùng cao, thường hay xảy ra hiện tượng tuyết, sương muối. Vào cuối mùa đông, Trái Đất hoàn thành một chu kỳ xoay của mình, dần chuyển sang chu kỳ mới. 

Cách tính các mùa bạn có thể tính theo lịch dương hay tính theo lịch âm, bởi nó không có nhiều sự khác biệt. Mỗi mùa đều có một ý nghĩa, có những nét đẹp riêng, sự hiểu biết rõ ràng về các mùa phần nào sẽ giúp ích cho công việc của bạn, đặc biệt là nghề nông. 

Xem thêm: 24 tiết khí là gì?

Video liên quan

Chủ Đề