Tại sao con thiêu thân lao vào lửa

Thiêu thân là cách gọi chung cho tất cả những loài không có tên nhưng có đặc trưng của loài bọ, có cánh nửa, thường bay vào đèn vào ban đêm, thường bu kín các bóng đèn ở trong nhà hay ngoài đường. Khi bay vào mắt, tai, mũi của chúng ta sẽ cảm thấy cộm, ngứa ngáy, khó chịu. Vậy con thiêu thân là con gì?


Con thiêu thân là con gì?

Để giải đáp: “Con thiêu thân là con gì?” mời các bạn đón đọc một sự tích về loài côn trùng này:

Chuyện ngày xưa, có một anh học được ít phép của đạo sĩ trên núi. Sau khi học xong, anh liền về thử lòng vợ mình bằng cách giả chết. Sau đó, người vợ đau đớn đòi chết theo chồng. Vào ngày trước khi đưa người chồng đi chôn, một người đàn ông đẹp trai vào nhà nói rằng mình là bạn anh chồng đến để nói lời tạm biệt lần cuối. 

Trong đêm thanh vắng, cô nam quả nữ chung 1 nhà rồi cũng gần nhau. Trong lúc chuẩn bị hành sự, người bạn của chồng ôm bụng đau đớn. Anh ta nói phải có cháo óc người ăn mới hết. 

Người vợ vội vàng xuống bếp nấu cháo và cầm dao định lại chỗ quan tài của chồng bổ đầu lấy óc. Thế nhưng lúc này người chồng tỉnh dậy. Người vợ sợ hãi và chạy đi, trong lúc vội vàng bị vấp và ngã vào lò lửa hóa thành tro bụi. 

Từ đống tro bụi, bay lên một con côn trùng nhỏ bé. Từ đó về sau, có một loài côn trùng cứ thấy lửa là bay vào mặc dù biết lao vào đó là chết. Người ta không biết gọi nó là gì nên lấy tên là Thiêu thân.

Bạn đang xem: Con thiêu thân là con gì

Đó là theo sự tích, còn theo khoa học thì tên tiếng anh của loài này là Ephemera [có nghĩa là Cuộc sống ngắn ngủi] thuộc bộ phù du – bộ này có hơn 3000 loài trên thế giới, chuồn chuồn cũng nằm trong bộ này.

Mặc dù con thiêu thân có thể cuộc sống ngắn ngủi, tối đa được 24h khi lột xác. Nhưng ở dạng ấu trùng, nó có thể sống từ 1-3 năm dưới nước trước khi lên bờ lột xác lên bờ.

Quy luật hoạt động của thiêu thân

Có một quy luật của thiêu thân là ở bất cứ ánh sáng nào thì thiêu thân cũng không ngại ngần mà lao thẳng vào: ánh sáng của bóng đèn, tivi, điện thoại, ánh sáng của lửa,… bất cứ vật gì phát ra ánh sáng.

Trong thế giới tự nhiên, thiêu thân đã trải qua một quá trình tiến hóa có chọn lọc. Những loài còn tồn tại đến ngày nay đã có hàng ngàn vạn năm tiến hóa để thích nghi với môi trường và cuộc sống xung quanh.

Khác với những loài khác, phát triển khả năng săn mồi của mình bằng tốc độ, sức mạnh, ngụy trang hay nọc độc nhưng thiêu thân lại lựa chọn sống theo mục đích: kiếm ăn và duy trì nòi giống.

Hầu hết ở các loài động vật sẽ tiến hóa theo hướng: Sinh tồn! Sống sót sẽ là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu. Thế nhưng “thiêu thân thì không”, nó chỉ xuất hiện vào mùa giao phối, sau đó chết ngay với tuổi đời ngắn ngủi khi lao vào những nơi có nhiệt độ cao hơn rất nhiều so với nhiệt độ của chúng.

Vậy vì sao biết là sẽ chết mà thiêu thân vẫn lao mình vào ánh sáng?

Chủ đề này tốn không ít giấy mực và các công trình nghiên cứu của những nhà khoa học.

Giả thiết về đôi mắt

Giả thiết được các nhà khoa học công nhận nhiều nhất liên quan đến mắt của thiêu thân. Các nhà khoa học nghĩ rằng con thiêu thân không bị ánh sáng của ngọn lửa hay những ánh sáng rực rỡ khác thu hút gì nhiều lắm mà vì chúng bị ánh sáng đó làm cho mất định hướng.

Những tia sáng ở gần và quá sáng sẽ đi vào 1 phần mắt của chúng, khiến cho hệ thống định hướng gặp nhiễu loạn. Từ đó, những con thiêu thân bị mất đi định hướng ban đầu [từ ánh sáng Mặt Trăng], bay theo hình xoắn ốc rồi dần dần đâm thẳng vào ngọn lửa.

Giả thiết về con cái

Bên cạnh giả thiết đầy tính thuyết phục về đôi mắt, nhiều nhà khoa học cũng có cách giải thích khác. Một nhà côn trùng học người Mỹ – Philip Callahan cho rằng: “Con đực thường gặp kích thích tổ giới tính nên sẽ không ngần ngại mà lao tới phổ ánh sáng được phát ra giống như vậy”. Và một ngọn nến đang cháy có thể chứa tần số chính xác bằng với ánh sáng được phát ra từ 1 con cái.

Vì vậy, dưới sức nóng của lửa, có nhiều con đực bỏ mạng. Tuy nhiên, các nhà khoa học khác không ủng hộ giả thiết này vì có quá nhiều lỗ hổng và không thực sự thuyết phục.

Từ hai giả thiết trên, cũng có nhiều nhà khoa học vẫn đang tiếp tục cuộc chiến của mình để có thể lý giải được hiện tượng tưởng chừng đơn giản song vô cùng bí ẩn này của thiên nhiên.

Lắp cửa lưới chống côn trùng để ngăn con thiêu thân bay vào nhà

Vì con thiêu thân rất thích lao vào ánh sáng và các căn nhà chính là một nơi lý tưởng để thu hút những loài côn trùng này. Mặc dù không gây hại cho con người quá nhiều nhưng con thiêu thân lại gây nên rất nhiều phiền toái. Vì vậy lắp cửa lưới chống côn trùng là một giải pháp tuyệt vời để ngăn những côn trùng này bay vào nhà.

Xem thêm: Tìm Nhà Thuê Ở Hà Nội, Mới Xây, Giá Rẻ T4/2022, Cho Thuê Nhà Riêng Nguyên Căn Tại Hà Nội 2022

Cửa lưới chống côn trùng của nhà Silk Screen có những ưu điểm vượt trội sau:

Lưới có mật độ phù hợp đảm bảo chống côn trùng và muỗi hoàn hảo, khó có thể lọt qua được.Đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và thân thiện với môi trường do cấu tạo cửa không chứa hóa chất độc hại. Có thể lắp đặt ở nhiều không gian khác nhau như cửa đi, cửa sổ, nhà bếp, ban công.Không cản trở sự lưu thông gió, hạn chế việc bật điều hòa, giúp tiết kiệm điện, ban đêm vẫn có thể mở cửa mà không sợ muỗi bay và nhà.Không cản trở ánh sáng chiếu vào nhà, giúp lấy được nhiều ánh sáng, hạn chết bật đèn nên có thể tiết kiệm điện.Chất liệu tốt giúp sản phẩm có độ thẩm mỹ cao, tuổi thọ bền giúp nhà bạn vừa có nội thất hiện đại vừa có không gian tiện nghi, tinh tế.Giá cả đi đôi với chất lượng, phù hợp với những công trình như biệt thự, căn hộ cao cấp, khách sạn,… Cửa vừa lắp đặt nhanh vừa dễ lau chùi.

CÔNG TY CỔ PHẦN SILK SCREEN

Cách diệt con thiêu thân đơn giản nhất chỉ cần một chậu nước và một ngọn nến. Nghe hấp dẫn đúng không nào các bạn. Tiếp tục cho chuỗi bài viết về các loài côn trùng của Việt Thống. Ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về loài côn trùng “Khờ dại” có tên là thiêu thân nhé. Hãy cùng Việt Thống tìm hiểu về loài côn trùng này và cách tiêu diệt phòng ngừa chúng nhé.

Bạn đang xem: Con thiêu thân là con gì

Hình ảnh của 1 loại thiêu thân

Con thiêu thân là con gì?

Chuyện xưa có kể rằng. Ngày đấy có một người đàn ông đi xa về học được ít phép của đạo sĩ trên núi. Anh thử lòng vợ mình bằng cách giả chết. Người vợ đau đớn đòi chết theo chồng mấy lần phải nhờ hàng xóm khuyên can. Tuy nhiên vào ngày trước khi đưa người chồng đi chôn, một người đàn ông đẹp trai lực lưỡng vào nhà nói rằng mình là bạn anh chồng.

Nửa đêm thanh vắng, nam thanh nữ tú ở chung 1 nhà rồi cũng nhích gần nhau. Lúc này người tình nhân của người vợ ôm bụng đau đớn. Anh ta nói anh bị bệnh đau bụng và cần phải có cháo óc người để ăn mới hết. Người vợ lao ngay xuống bếp nấu cháo và cầm dao đi lại quan tài của chồng để bổ đầu lấy óc. Nhưng lúc này chỉ còn người chồng đang loay hoay ngồi dậy. Người vợ hoảng hốt hét lên và chạy đi, lúc hoảng sợ người vợ vấp và té vào lò lửa hoá thành tro bụi.

Từ ngày đấy về sau, có một loài côn trùng nhỏ chứ thấy anh lửa là lao mình vào mặc dù biết là chết. Và đó chính là con thiêu thân.

Còn theo khoa học thì tên tiếng anh của thiêu thânEphemera [ cuộc sống ngắn ngủi ] thuộc bộ phù du. Loại côn trùng này có cùng bộ với loài chuồn chuồn và có hơn 3000 loài trên thế giới.

Loài côn trùng này có thể sống từ 1 – 3 năm dưới nước ở dạng ấu trùng. Tuy nhiên, sau khi lột xác và lên bờ thì chúng chỉ sống tối đa được 24 giờ mà thôi.

Vòng đời và tuổi thọ của thiêu thân

Tuổi thọ của thiêu thân

Chúng ta muốn biết cách diệt thiêu thân hiệu quả thì việc đầu tiên là phải hiểu về chúng. Và để hiểu thêm về loại côn trùng thuộc bộ phù du này hãy cùng xem tiếp bài viết.

Tuổi thọ của thiêu thân thật sự không dừng ở con số 24 giờ như chúng ta đã nói ở trên. 24 giờ là khoản thời gian sống ngắn ngủi để chúng giao phối và sinh sản. Nếu nói đúng ra thì tuổi thọ của thiêu thân rơi vào khoảng 1 – 3 năm tuỳ loài và tuỳ môi trường sống.

Vòng đời của thiêu thân

Phần lớn cuộc đời của thiêu thân ở dạng ấu trùng và sống dưới nước. Chỉ khi vào mùa sinh sản, chúng tiến hành lột xác trở thành thiêu thân trưởng thành. Và trong 24 giờ ngắn ngủi đó, chúng sẽ tiến hành giao phối và sinh sản cho thế hệ sau.

Ánh sáng là nguồn thu hút nhất đối với thiêu thân

Vòng đời của thiêu thân có thể tóm gọn trong sơ đồ sau: Trứng -> Ấu trùng -> Thiêu thân trưởng thành -> Trứng.

Bộ phù du thường sinh sản trực tiếp ra ấu trùng. Tuy nhiên, thiêu thân sinh sản ra trứng. Dù chỉ sống được 24 giờ nhưng chúng cũng đủ thời gian để tiến hành duy trì nòi giống.

Con cái tiến hành đẻ trứng xuống nước sau khi đã tiến hành giao phối với con đực. Trứng nở thành ấu trùng và sống trong môi trường nước. Thức ăn của chúng là rong rêu hoặc rác rưởi. Tuỳ vào từng loại mà chúng có thời gian trong giai đoạn ấu trùng từ 2 tuần – 2 năm.

Tập tính và thói quen của thiêu thân

Giai đoạn ấu trùng của thiêu thân thường sống trong khu vực nước chảy mạnh. Có lượng oxy hoà tan cao giúp ấu trùng sống rất thoải mái. Và quan trọng là vùng nước này phải là vùng nước có mức ô nhiễm thấp hoặc không ô nhiễm.

Nhờ vào tập tính và thói quen chọn lựa môi trường nước để sống. Thiêu thân nói riêng và bộ phù du nói chung là công cụ đo ô nhiễm nước tốt nhất. Khi trưởng thành thì chúng sẽ sinh sống tại khu vực gần ao, hồ, sông, suối,… Có chất lượng nước sạch.

Cách diệt thiêu thân hiệu quả chỉ với chi phí 0 đồng

Bản thân loài thiêu thân không gây hại gì cho sức khoẻ của con người. Cũng như trong quá trình ấu trùng chúng cũng chẳng tàn phá môi trường xung quanh. Ngược lại chúng còn giúp cho các nhà khoa học đo lường được chất lượng nước. Tuy nhiên, chất dịch đục chúng tiết ra thì lại gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Vì vậy mà trong phần tiếp theo Việt Thống sẽ giới thiệu những cách đơn giản phòng diệt thiêu thân.

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề