Tại sao cúng cá lóc nướng ngày thần tài

Sự tích về nguồn gốc ngày vía Thần Tài

Ngày vía Thần Tài [mùng 10 tháng Giêng Âm lịch] được coi là ngày lễ quan trọng trong năm mới, đặc biệt là đối với những người làm kinh doanh. Vào ngày này, bên cạnh việc sắm sửa lễ vật cúng Thần Tài, việc mua vàng cầu may cũng diễn ra rất sôi động, bởi quan niệm dân gian tin rằng, hoạt động này giúp đem lại nhiều may mắn, tài lộc, giúp công việc buôn bán được hanh thông, thuận lợi.

Thông thường, người làm kinh doanh vẫn thường cúng thần Tài hằng tháng, thậm chí hằng ngày. Tuy nhiên, ngày mùng 10 tháng Giêng vẫn luôn được cho là ngày lễ quan trọng nhất trong năm.

Về sự tích của ngày vía Thần Tài, dân gian có lưu truyền lại câu chuyện khá thú vị. Tục truyền rằng, dưới trần gian xưa kia không có Thần Tài, bởi vị thần cai quản tiền bạc, tài lộc sống ở trên trời.

Ngày vía Thần Tài năm 2022 là ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch, rơi vào ngày 10/2 Dương lịch [thứ năm]. Ảnh minh hoạ 

Trong một lần đi chơi, Thần Tài uống rượu say quá nên rơi xuống trần gian, đầu va vào đá, nằm mê mệt không biết gì. Có kẻ đi qua thấy một người ăn mặc như diễn tuồng thì lấy làm lạ, tưởng ông bị điên liền lột sạch trang phục đem bán.

Thần Tài tỉnh dậy phát hiện đã bị mất quần áo lại không nhớ mình là ai, đành phải đi lang thang xin ăn khắp nơi. May thay khi Thần Tài đến một cửa hàng bán gà, lợn quay ế ẩm để ăn xin thì chủ quán thương tình đã cho vào.

Song điều kỳ lạ là từ lúc vị khách không mời này đến, đột nhiên lượng khách vào quán ăn tấp nập hẳn ra. Chủ quán ngẫm nghĩ một hồi bèn cho rằng đó là nhờ vía tốt của người ăn mày kia. Chính vì vậy, những ngày hôm sau, chủ quán tiếp tục mời Thần Tài ghé quán ăn, quả nhiên hễ ông đến là sau đó khách khứa ùn ùn kéo tới.

Từ đó, ngày nào chủ quán thịt quay cũng mời Thần Tài đến hàng mình. Lâu dần, hàng ăn xung quanh đều vắng khách, duy chỉ có quán này lúc nào cũng đông như trẩy hội.

Một thời gian sau, thấy Thần Tài chẳng làm gì vẫn suốt ngày ăn ngon, người ngợm thì bẩn thỉu, toàn dùng tay ăn bốc trông rất bất lịch sự, chủ quán vừa tiếc của vừa sợ khách khác chê không dám đến, bèn đuổi Thần Tài đi.

Quán đối diện thấy vậy liền nắm lấy cơ hội, mời Thần Tài vào ăn, quả nhiên sau đó, khách khứa lại lũ lượt kéo sang quán này. Chẳng bao lâu, người nọ rỉ tai người kia, bảo rằng người đàn ông kỳ lạ kia chính là phúc tinh mang đến may mắn cho bất cứ hàng quán nào mời được ông. Vì thế, các chủ quán ra sức chèo kéo để lấy lòng ông.

Một hôm, có người dẫn Thần Tài đi mua quần áo mới. Trùng hợp là tại cửa hàng, ông nhìn thấy bộ triều phục trước đây của mình bị mất nên đã nhớ lại mọi chuyện bèn vội vàng mặc quần áo rồi lập tức bay về trời. Khi đó, người dân mới biết ông chính là Thần Tài.

Biết ơn thần đã mang may mắn đến cho người dân trong vùng đồng thời nuối tiếc vì không thể giữ chân thần ở lại lâu hơn, dân trong vùng bèn lập bàn thờ phụng. Họ chọn ngày thần bay về trời [được cho là mùng 10 tháng Giêng] làm ngày vía thần Tài.

Từ đó, hằng năm, cứ vào ngày này, nhà nhà lại nô nức đi sắm lễ vật cúng thần Tài để cầu xin một năm mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận lợi, phát đạt hơn trong năm mới. Lâu dần thành tục lệ lưu truyền cho đến tận bây giờ.

Năm 2022, ngày vía Thần Tài sẽ rơi vào ngày 10/2 Dương lịch [thứ năm]. Dân gian xem đây là ngày đẹp nhất để sắm sửa lễ vật cúng thần tài, cầu mong một năm bình an, gặp nhiều tài lộc.

Những người làm kinh doanh như doanh nhân, buôn bán rất coi trọng việc mua vàng trong ngày vía Thần Tài để cầu may. Ảnh minh hoạ

Phong tục mua vàng trong ngày vía Thần Tài

Trong năm, ngày vía Thần Tài không chỉ đơn thuần là ngày để tạ ơn và tưởng nhớ đến vị Thần Tài đã mang lại tài lộc cho gia chủ trong một năm vừa qua; ngày vía Thần Tài còn là ngày với mong muốn được “đổi vía” – khi có vía của vị Thần tài lộc sẽ đem đến cho gia chủ một năm mới đến thật sung túc và bình an.

Cũng theo truyền thống văn hóa trong dân gian, vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, mọi nhà sẽ rộn ràng đi sắm đồ lễ cúng với mong muốn lấy vía Thần Tài để cầu làm ăn buôn bán, kinh doanh được thuận lợi, suôn sẻ.

Một trong những thói quen tồn tại bấy lâu này của người dân Việt mỗi khi đến ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch chính là đi mua vàng để thể hiện mong muốn được “buôn may bán đắt”.

Việc mua vàng trong ngày này đã gần như trở thành phong tục không thể thiếu và cũng có thể dễ dàng hiểu bởi lẽ vàng chính là biểu tượng, tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý.

Trên hết người ta còn cho rằng khi mùa vàng và cất trữ vàng vào két sắt, hoặc ví hoặc những nơi mang theo người sẽ mang đến điều may mắn, tài lộc sung túc cả năm tới gia chủ.

Người dân thường truyền tai nhau rằng cúng cá lóc nướng ngày Thần Tài sẽ mang đến tài lộc, sung túc và nhiều điều may mắn. Vậy nên món ăn này trở thành lựa chọn cúng tiến số một trong ngày vía Thần Tài. Ảnh minh hoạ

Phong tục cúng cá lóc nướng ngày vía Thần tài

Dân gian cho rằng, cá lóc nướng là món ăn yêu thích của Thần tài. Bên cạnh đó, người dân miền Nam còn tin rằng các lóc là loài vật mạnh mẽ và có đặc tính nhảy vọt, tượng trưng cho sự may mắn và thành công.  

Chính vì vậy, vào ngày 10 tháng Giêng hàng năm, người dân thường mua cá lóc nướng trui về cúng Thần tài. Cá lóc phải là loại còn nguyên từ đầu đến đuôi, không đánh vảy và đem đi nướng trui. Việc để cá lóc còn nguyên như vậy mang ý nghĩa tưởng nhớ về cuộc sống khó khăn và thiếu thốn của ông cha ta ngày trước.

Cá lóc dùng để cúng Thần Tài phải để nguyên con, không cạo vảy, không cắt vi và đuôi, đem đi nướng trui. Việc để cá lóc nguyên trạng, không cạo vảy như trên là để tưởng nhớ cha ông ta rất thiếu thốn và khó khăn trong buổi đầu khai hoang.

Cúng vía Thần tài cần chuẩn bị những gì?

Thông thường, một mâm cúng vía Thần tài gồm:

Một bình hoa tươi,

Nến [đèn cầy]

Hương [nhang]

Thuốc lá

Bộ tam sên: thịt heo luộc [có cả mỡ, nạc, da], 3 quả trứng luộc, 3 con tôm.

Một bộ giấy tiền vàng mã,

Một mâm ngũ quả,

Chén rượu,

Đặc biệt còn có một con cá lóc nướng.

*Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!

Theo tín ngưỡng dân gian, Thần Tài là vị thần mang lại tài lộc, của cải, sự sung túc cho các gia đình. Phong tục cúng Thần Tài bắt nguồn từ các gia đình gốc Hoa, sau phổ biến trong các hộ kinh doanh, buôn bán. Hầu như cửa hàng kinh doanh nào cũng đặt bàn thờ Thần Tài ở vị trí sát cửa ra vào. Ngày vía Thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch. Vào ngày này hàng năm, người dân có thói quen mua vàng, đồ phong thủy và làm lễ cúng Thần Tài, mong cho một năm buôn may bán đắt, tài lộc đầy nhà.

Bàn thờ Thần Tài thường đặt ở vị trí sát cửa ra vào để đón tài lộc.

Nguồn gốc sự tích

Sự tích Thần Tài bắt nguồn từ Trung Quốc. Chuyện kể rằng trong một lần uống rượu say, Thần Tài vô tình rơi xuống trần gian rồi bất tỉnh. Người dân thấy Ngài ăn mặc trang phục thần tiên, giống như diễn tuồng, tưởng là người điên nên lột sạch quần áo, mũ nón của Thần Tài mang đi bán. Khi tỉnh dậy, Ngài không nhớ mình là ai, cũng không còn trang phục trên người, lang thang ăn xin khắp nơi.

Ngày nọ, Thần Tài được một gia đình buôn bán gà, vịt, heo quay đang ế ẩm mời vào nhà và cho ăn. Kỳ lạ là sau đó, căn tiệm bỗng trở nên đông khách, ngày nào cũng có khách ra vào nườm nượp, lấy hết khách của các cửa hàng bên cạnh. Sau một thời gian đắt khách, chủ quán thấy Thần Tài ăn nhiều, dùng tay bốc, hay lang thang nên quần áo rách rưới, không tắm giặt nên đuổi ông đi.

Chủ quán đối diện thấy vậy, lại mời Thần Tài ghé quán và sau đó, tiệm này cũng trở nên đông khách. Cả khu chợ sau đó đều tranh nhau mời Thần Tài ghé quán để kéo khách. Một thời gian sau, Thần Tài được người dân dẫn đi mua quần áo, tình cờ tìm lại đúng bộ trang phục thần tiên khi xưa, khiến Ngài nhớ lại mọi chuyện và bay về trời. Đó là ngày mùng 10 tháng 1 âm lịch. Từ đó, dân gian hình thành phong tục cúng vía Thần Tài.

Phong tục mua vàng, đồ phong thủy

Phong tục mua vàng ngày Thần Tài khá phổ biến vài năm gần đây.

Phong tục mua vàng ngày vía Thần Tài cũng hình thành từ đó. Ngày này, người dân thường cố gắng sắm sanh vài chỉ vàng để lấy may cả năm, ngay cả với những người không kinh doanh, buôn bán. Họ thường đặt vàng luôn lên bàn thờ Thần Tài cùng đồ lễ và mâm đồ ăn. Giá vàng vào những ngày này thường cao hơn ngày thường đôi chút vì nhu cầu tăng đột biến. Nhiều người phải xếp hàng từ sáng sớm ở các cửa hàng vàng.

Không chỉ mua vàng, không ít người cũng chọn mua trang sức, vật phẩm phong thủy vào ngày vía Thần Tài để cải thiện vận may tài lộc như vòng tay, nhẫn, dây chuyền, đồ trang trí phong thủy.

Mâm cúng ngày vía Thần Tài

Mâm cúng Thần Tài thường có cá lóc nướng. Ảnh: Quỳnh Trần

Cũng giống những ngày lễ khác trong năm, ngày vía Thần Tài, các gia đình, nhất là các hộ kinh doanh, doanh nghiệp đều sửa soạn mâm cúng chỉn chu, cầu mong cho một năm sung túc, đủ đầy, nhiều tài lộc. Bàn thờ thường đặt dưới đất và hướng ra cửa chính, tuy nhiên phải là chỗ sạch sẽ, tuyệt đối không gần nhà tắm, nhà vệ sinh hay nhà bếp. Trước khi cúng Thần Tài, người ta thường lau dọn sạch sẽ bàn thờ, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bạn có thể lau sạch bằng nước pha rượu hoặc lá bưởi, lau sạch cả bàn thờ và tượng Thần Tài, Ông Địa để đón may mắn.

Mâm cúng Thần Tài nhìn chung không khác nhiều so với các ngày lễ khác. Nếu cúng chay, các món nên chuẩn bị là hoa quả [mâm ngũ quả], bánh kẹo, gạo, muối. Nên chọn hoa tươi, có nụ và lộc, không chọn hoa giả. Sau khi thắp hương xong, muối và gạo được cất đi, còn nước thì được hắt từ ngoài vào trong nhà, với ý nghĩa mời tài lộc vào nhà.

Nếu cúng mặn, bạn có thể chuẩn bị một lọ hoa, một mâm ngũ quả, một con cá lóc nướng, một miếng thịt heo quay, một chum rượu, ngoài ra có thể thêm một con tôm hoặc một con cua biển. Người miền Nam thường chuẩn bị thêm một đĩa tam sên, gồm thịt heo luộc, trứng luộc và tôm luộc. Theo quan niệm dân gian, Thần Tài khi còn ở dân gian rất thích ăn cá lóc nướng, cua biển và thịt lợn quay. Do đó, tùy theo điều kiện mỗi nhà, ba món ăn này thường xuất hiện trên bàn thờ.

Vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch, cá lóc nướng trui luôn là món ăn được bán nhiều ở các khu chợ. Cá lóc nướng phải để nguyên con, không cạo vảy, không cắt vi, cắt đuôi. Việc này có ý nghĩa tưởng nhớ về cuộc sống khó khăn, thiếu thốn của Thần Tài khi còn ở dân gian. Ngoài ra, cá lóc cũng là loài vật mạnh mẽ, có tính nhảy vọt, tượng trưng cho sự may mắn, thành công.

Cá lóc nướng thường 'cháy hàng' vào ngày vía Thần Tài. Ảnh: Quỳnh Trần

Một số kiêng kỵ ngày vía Thần Tài

- Kiêng dùng hoa giả trên bàn thờ, phải dùng hoa quả tươi

- Kiêng sử dụng đèn điện thay cho nến trên bàn thờ Thần Tài

- Kiêng để bàn thờ Thần Tài trên cao, phải để dưới đất và hướng ra cửa, tuy nhiên cũng tránh để nơi ô uế như cống thoát nước, nhà vệ sinh... Ngoài ra, cũng không đặt bàn thờ Thần Tài ngoài trời.

- Kiêng để bàn thờ bụi bặm, bẩn, cần phải lau dọn sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng

- Kiêng cho lửa, chia lộc sau khi cúng Thần Tài. Điều này khiến cho tài lộc bị tiêu tán.

- Kiêng ăn mặc xuề xòa, hở hang khi cúng Thần Tài

Ngoisao.net/VnExpress

Video liên quan

Chủ Đề