Tại sao khi uống rượu bia mặt lại đỏ

Tại sao uống rượu lại đỏ mặt: Nguyên nhân do đâu?

Thứ Sáu ngày 31/01/2020

  • Uống rượu tim đập nhanh có nguy hiểm không?
  • Ngộ độc rượu chuối hột: Cảnh báo nguy hiểm khi lạm dụng
  • Ngộ độc rượu cấp điều trị như thế nào?

Trong các bữa tiệc, nhiều người bị đỏ mặt chỉ sau một vài ly rượu, nhưng lại không biết tại sao uống rượu lại đỏ mặt? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có thể do cơ địa hoặc bệnh lý, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân để biết được tình trạng sức khỏe của bản thân nhé!

Trong các bữa tiệc, nhiều người bị đỏ mặt chỉ sau một vài ly rượu

Tại sao uống rượu lại đỏ mặt - Nguyên nhân do đâu?

Để giải đáp cho vấn đề tại sao uống rượu lại đỏ mặt lý do thực sự khiến bạn bị đỏ mặt như vậy sau một cuộc nhậu có thể giải thích bằng khoa học. Về cơ bản, da đỏ ửng là cách cơ thể báo cho bạn biết rằng nó không chuyển hóa rượu một cách hiệu quả như nó có thể.

Rượu được chuyển hóa hoặc giáng hóa thành acetaldehyd và khi cơ thể không thể chuyển hóa hợp chất trong quá trình này, các mao mạch máu trên mặt sẽ giãn ra, dẫn đến "phản ứng bốc hỏa do rượu rõ rệt" đó cũng nguyên nhân khiến mọi người thắc mắc là tại sao uống rượu lại đỏ mặt .

Nếu bạn uống hai ly rượu thực sự nhanh, như hơn hai ly trong một giờ, cơ thể sẽ không thể loại bỏ acetaldehyde đủ nhanh, vì vậy mặt bạn có thể chuyển sang màu đỏ

Tại sao uống rượu lại đỏ mặt thì còn do sự khác biệt về bộ gen, 80% người Đông Á gặp phải phản ứng này vì họ đã thừa hưởng một bản sao quá tích cực của một gen chuyển hóa rượu đến mức phân hủy acetaldehyde cực nhanh, đôi khi nhanh hơn tới 100 lần. ALDH2 [aldehyde dehydrogenase 2] khiến acetaldehyde thoát khỏi máu với tốc độ chậm lại, thúc đẩy sự tích tụ acetaldehyde và đỏ mặt nhiều hơn đáng kể.

Đừng cố uống nhiều hơn để tăng "tửu lượng" và giải đáp cho thắc mắc tại sao uống rượu lại đỏ mặt với hy vọng cách triệu chứng sẽ giảm dần. Các bác sĩ không khuyến khích làm điều này vì nó thực sự có thể làm cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Hãy hạn chế uống rượu; tốt nhất là nam giới không nên uống quá hai ly rượu, bia tiêu chuẩn mỗi ngày và phụ nữ chỉ nên uống tối đa một ly rượu, bia mỗi ngày. Uống rượu say sẽ làm quá tải và gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể.

Hãy hạn chế uống rượu

Bên cạnh đó câu hỏi tại sao uống rượu lại đỏ mặt còn ẩn chứa các nguy cơ khác ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn:

Bệnh huyết áp cao

Một nghiên cứu của Đại học Quốc gia Chungnam [Hàn Quốc] thực hiện trên 1.700 người đã cho thấy rằng người uống rượu bia đỏ mặt có nguy cơ mắc chứng tăng huyết áp cao hơn 2.27 lần so với người bình thường uống rượu bia không đỏ mặt.

Bệnh cao huyết áp cũng là 1 trong những lý giải cho việc tại sao uống rượu lại đỏ mặt. Chỉ uống khoảng 150 – 300ml đồ uống có cồn là sẽ có nguy cơ tử vong do đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim cao gấp 2 đến 5 lần so với những người có huyết áp bình thường hoặc những người không uống rượu bia.

Bệnh gan

Thông thường kkhi uống rượu bia, gan sẽ chuyển hóa cồn thành aceltedehyde. Sau đó aceltedehyde lại tiếp tục chuyển hóa thành Acetate, một chất an toàn hơn với cơ thể.

Uống rượu bị đỏ mặt gây ảnh hưởng đến gan

Với những người đỏ mặt thì quá trình chuyển hóa aceltedehyde thành acetate nhanh hơn người bình thường, nhưng khi tích tụ quá nhiều chất acetate. Lâu ngày sẽ gây nên các bệnh về gan. Song song đó, những người uống rượu bị đỏ mặt hay gặp phải những triệu chứng như buồn nôn, sưng tấy các khớp, đau nhức, đau bụng, mệt mỏi đó có thể là các dấu hiệu các bệnh về viêm gan B, xơ gan mãn tính...

Ung thư thực quản

Những người có phản ứng đỏ mặt khi uống rượu bia có thể là do trong cơ thể có sự thiếu hụt di truyền enzym chuyển hóa rượu ALDH2, từ đó dẫn đến sự tích tụ các chất acetaldehyde độc hại.

Các nghiên cứu còn cho thấy nếu một người bị khiếm khuyết enzim chuyển hóa rượu ALDH2 nói trên uống 2 cốc bia mỗi ngày thì sẽ có nguy cơ bị ung thư thực quản cao gấp 10 lần so với những người bình thường.

Vì thế việc tại sao uống rượu lại đỏ mặt còn là báo hiệu bạn có nguy cơ bị ung thư thực quản cao hơn người bình thường.

Những lưu ý khi uống rượu bia

Sau khi uống rượu bia không nên dùng trà ngay: Trà có chứa thành phần tanin làm cho cồn thẩm thấu vào dạ dày nhanh hơn, gây hại cho dạ dày.

Không uống rượu bia khi đói:Khi bụng đói, lượng axit trong dạ dày tăng lên, kết hợp thêm với chất cồn trong rượu, bia thì bạn sẽ dễ say hơn, kèm theo đó là cảm giác nôn nao, khó chịu.

Không tắm ngay sau khi uống rượu bia:Tuyệt đối không nên tắm dù là tắm nước nóng hay nước lạnh sau khi uống rượu, bia hay các thức uống có cồn khác. Tắm nước nóng làm cho nhiệt độ tập trung trong cơ thể không tản ra được, làm tình trạng say càng nghiêm trọng, gây buồn nôn, thậm chí đau đầu, chóng mặt, choáng váng. Tắm nước lạnh sẽ khiến gan không kịp bổ sung lượng đường tiêu hao trong máu, khi bị kích thích bởi nước lạnh, huyết quản sẽ co vào, có thể dẫn đến vỡ mạch máu, cảm lạnh.

Mẫn

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • tác hại của rượu

Làm thế nào để không đỏ mặt khi uống rượu bia?

Hội chứng đỏ mặt khi uống rượu bia

Hội chứng đỏ mặt khi uống rượu bia là tình trạng mặt, cổ, vai, thậm chí toàn bộ cơ thể trở nên đỏ bừng hoặc nổi ban đỏ sau khi uống đồ uống có cồn. Khoa học chỉ ra rằng, hội chứng đỏ mặt khi uống rượu xuất hiện ở những người có rối loạn di truyền dẫn đến thiếu hụt enzyme ALDH2.

Khi uống rượu bia chứa ethanol, cơ thể chúng ta hấp thu chủ yếu ở ruột non và trải qua hai bước chuyển hóa ở gan trước khi vào tuần hoàn chung đến các cơ quan khác. Trước hết, enzyme ADH chuyển hóa ethanol thành acetaldehyde. Tiếp theo, enzyme ALDH2 chuyển hóa acetaldehyde thành acetate [hay là acid axetic, thành phần chủ yếu trong giấm ăn].

Acetaldehyde được xem là một chất có hại, khi tích tụ trong máu sẽ gây giãn mạch dẫn đến đỏ mặt, cơ thể nóng bừng, đau đầu, nôn mửa và nhịp tim nhanh.

Người thiếu hụt enzyme ALDH2 đỏ mặt, thậm chí đỏ khắp người khi uống rượu bia

Có thể nói, tình trạng đỏ mặt khi uống rượu bia không phải yếu tố quyết định “tửu lượng” của bạn. Tuy nhiên, về mặt lâu dài, hội chứng này có liên quan tới sự gia tăng nguy cơ ung thư vòm họng, tăng huyết áp và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Giảm đỏ mặt khi uống rượu bia bằng cách nào?

Hiện tượng mặt đỏ có thể đi kèm với nhịp tim nhanh, trong trường hợp nặng có thể là buồn nôn, đau đầu. Vì những hiệu ứng đi kèm này, người mắc hội chứng đỏ mặt thường không thể uống được nhiều rượu bia.

Mặc dù không có cách nào thay đổi việc thiếu hụt enzyme ALDH2, một số bí quyết sau đây giúp bạn giảm đỏ mặt, tự tin hơn khi uống rượu bia:

Đặt ra giới hạn cho bản thân

Không nên cố uống rượu bia khi bạn thấy dấu hiệu đỏ mặt

Hiện tượng đỏ mặt xuất hiện khi nồng độ acetaldehyde tăng cao bất thường, là dấu hiệu cảnh báo bạn nên dừng uống. Uống quá nhiều rượu bia sẽ khiến cơ thể bạn không chuyển hóa kịp thời ethanol. Nếu bạn thường bị đỏ mặt, buồn nôn, nhức đầu khi uống rượu bia, hãy đặt ra giới hạn cho bản thân và cố gắng không “quá chén” trong những buổi tiệc vui.

Lót dạ trước khi uống

Khi dạ dày trống rỗng, ethanol trong rượu, bia sẽ dễ dàng hấp thu vào bên trong cơ thể, thấm ngay vào máu và tạo cảm giác say nhanh hơn. Bên cạnh đó, uống rượu bia khi đói còn gây ra nhiều vấn đề về dạ dày như viêm loét dạ dày. Do đó, bạn nên ăn nhẹ một số món ăn như trứng, khoai tây... trước khi tham gia vào tiệc rượu.

Uống chậm

Uống chậm, dành thời gian trò chuyện để hạn chế tình trạng đỏ mặt

Để không đỏ mặt khi uống rượu bia, bạn nên kéo dài thời gian nhâm nhi một ly đồ uống có cồn từ 30 phút đến 1 giờ. Đây là khoảng thời gian gan cần để đưa hết chất cồn ra khỏi cơ thể.

Bạn tuyệt đối không pha trộn đồ uống có cồn với đồ uống chứa caffeine hoặc nước tăng lực. Sự kết hợp của những thức uống này có thể làm ethanol ngấm qua dạ dày nhanh hơn, khiến bạn dễ bị đỏ mặt hơn.

Uống nước sau khi uống bia

Nước có tác dụng pha loãng và thúc đẩy đào thải chất cồn ra khỏi cơ thể nhanh hơn. Do đó, để giảm tình trạng đỏ mặt, bạn có thể uống thêm nước lọc, nước hoa quả sau khi uống bia rượu. Những thức uống này cũng làm chậm khả năng hấp thụ cồn của dạ dày.

Video liên quan

Chủ Đề