Tại sao không được gắp nối đũa

Trong ẩm thực Việt nói riêng và ẩm thực quốc tế nói chung, mỗi địa phương đều sẽ có những thói quen, thủ tục đặc biệt khi ăn uống. Thậm chí, ngay cả những việc đơn giản như cách dùng đũa, dùng thìa... cũng có những hành động nên làm và những điều cấm kỵ.

Tìm hiểu về văn hoá và ẩm thực Việt, một TikToker người Nhật Bản cũng đã chỉ ra điều này. Tuy nhiên, nội dung mà anh chàng này truyền tải lại khiến cho các cư dân mạng Việt Nam vô cùng phẫn nộ khi đi ngược với thói quen và thủ tục của người Việt.

Cụ thể, trong một clip so sánh cách gắp đồ ăn cho người khác ở Việt Nam và ở Nhật Bản, anh chàng này cho rằng:

- Khi cho người ta đồ ăn bằng đũa, ở Việt Nam thì có thể mang bằng đũa từ đũa.

- Khi cho người ta đồ ăn bằng đũa, ở Nhật Bản thì không thể mang bằng đũa từ đũa vì chỉ mang di cốt như này.

Tự cho rằng Việt Nam được phép gắp "nối đũa", TikToker Nhật Bản khiến netizen phẫn nộ: "Chưa hiểu văn hoá người ta thì đừng làm"

Trên thực tế, việc đưa đồ ăn từ đũa sang đũa [mà người Việt Nam hay gọi là gắp "nối đũa"] cũng là một trong những điều cấm kỵ. Theo quan niệm của người Việt, hành động "nối đũa" khiến người ta liên tưởng tới khi gắp tro cốt của người chết sau khi hỏa táng, việc gắp như vậy cũng được cho là xui xẻo, dễ gây bất hoà. Chưa kể tới việc, cách gắp đồ ăn thế này còn dễ làm vương vãi, mất vệ sinh. Đó là điều cấm kỵ, không nên làm.

Chính vì vậy, rất nhiều cư dân mạng đã phản đối gay gắt trước clip của TikToker người Nhật.

- Harry Vũ: KHÔNG ĐÚNG. Phong tục truyền thống trong dân gian Việt Nam kiêng kỵ việc nối đũa như vậy.

- @th.hhh: Bạn nên tìm hiểu kỹ khi thực hiện 1 clip về đất nước khác trước khi đăng video nhé. Với người Việt đây là điều cấm kỵ chứ không phải được phép.

- P. H. M. Dương: Ủa rồi đâu ra vụ gắp từ đũa qua đũa có ở Việt Nam vậy? Phải tìm hiểu kỹ trước khi làm clip chứ trời.

Và nếu như TikToker trên chịu khó tìm hiểu kỹ hơn thì còn có thể biết rằng, với người Việt, để giữ phép lịch sự khi gắp đồ ăn cho người khác thì sẽ phải xoay đầu đũa [không dùng đầu đũa mình đã ăn] để gắp và đưa tận bát cho họ.

Nguồn: Tổng hợp, TikTok @doublewish

1. Đũa ngắn dài không đều

Người ta dùng câu "tam trường lưỡng đoạn" để ám chỉ cách xếp đũa ngắn dài trên bàn ăn không đều. Đây là điềm xấu, biểu hiện của sự xui xẻo, chết chóc.

Điều này ảnh hưởng từ quan niệm dân gian của Trung Quốc. Xếp đũa không đều có sự tương đồng với hình ảnh quan tài. Quan tài tạo thành bởi 2 tấm ván gỗ ngắn, hai bên cộng với đáy là thêm 3 tấm ván gỗ dài, 5 tấm ván gỗ dài ngắn này hợp lại tạo thành một cỗ quan tài, là đại diện cho chuyện không may xảy ra. 

2. Gõ đũa vào bát

Dân gian quan niệm gõ đũa vào bát tạo ra âm thanh giống kẻ ăn xin. Bởi vì người xưa quan niệm, chỉ có kẻ ăn xin đầu đường xó chợ mới tạo ra những âm thanh như vậy để thu hút sự chú ý, xin người qua đường bố thí.

Việc làm này cũng được coi là thất lễ, xui xẻo.

3. Dùng đũa cắm vào bát cơm

Trong văn hóa của người Á Đông, dùng đũa cắm thẳng vào bát cơm là hành vi tối kỵ. Bởi hình ảnh này tương tự với việc cắm nhang vào bát hương để cúng người đã khuất.

4. Nối đũa

Hành động nối đũa khiến người ta liên tưởng đến việc gắp tro cốt của người đã chết sau khi hỏa táng. Do đó, đây cũng là việc làm nên tránh khi ăn cơm.

5. Đặt chéo đũa

Đặt chéo đũa trên bàn được coi là hành động mang hàm ý phản đối, chống đối người đối diện. Thời phong kiến, chỉ có kẻ phạm tội khi ký tên vào bản cung khai mới bị quan trên đánh dấu chéo.

Do đó, bạn nên chú ý đến chi tiết này khi dùng bữa, đặc biệt là với người nước ngoài.

6. Rơi đũa xuống đất

"Lạc địa kinh Thần" là cụm từ dùng để chỉ việc đánh rơi đũa xuống đất. Trong xã hội xưa, đây là một loại biểu hiện thất lễ nghiêm trọng. Cổ nhân cho rằng tổ tiên đều đang an nghỉ ở dưới đất, không nên quấy rầy. Đũa rơi xuống đất chẳng khác nào làm kinh động đến tổ tiên dưới đất, đây là đại bất hiếu.

7. Dùng đũa ngược

Cầm đũa ngược là hành động không thuận mắt, làm "đảo lộn càn không". Việc này còn thể hiện rằng người cầm đũa không chu đáo, thiếu lễ nghĩa.

8. Ngón trỏ chỉ ra ngoài khi cầm đũa

Khi cầm đũa mà ngon trỏ chỉ ra ngoài giống như là đang không ngừng chỉ tay vào người khác. Hành động này mang ý tứ chỉ trích, mắng chửi người khác.

Ngoài ra, khi nói chuyện trong bữa ăn cũng không nên dùng đũa chỉ vào người khác. Bởi đây là hành vi không có lễ phép, bất kính.

* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Bói

Cách cầm đũa bật mí vận mệnh giàu sang hay nghèo hèn

Theo Khoe&dep

1. Đũa ngắn dài không đều

Xuất phát từ quan niệm của người Trung Quốc, "tam trường lưỡng đoạn" - chỉ cách xếp đũa ngắn dài trên bàn ăn không đều, mang đến những điều xui xẻo, chết chóc. Người xưa cho rằng người sau khi chết sẽ được đưa vào quan tài, sau khi đưa vào quan tài rồi, sẽ không đậy nắp quan tài một thời gian. Quan tài tạo thành bởi 2 tấm ván gỗ ngắn, hai bên cộng với đáy là thêm 3 tấm ván gỗ dài, 5 tấm ván gỗ dài ngắn này hợp lại tạo thành một cỗ quan tài, là đại diện cho chuyện không may xảy ra. Vậy nên, sắp đũa dài ngắn là điềm rất xấu.

2. Gõ đũa vào bát

Hành động gõ đũa vào thành bát, được coi là giống với kẻ đi ăn xin. Bởi vì, xưa kia chỉ có người ăn xin mới dùng đũa gõ vào chậu để phát ra âm thanh xin bố thí đồ ăn. Việc làm này bị coi là thất lễ và xui xẻo, tuyệt đối nên tránh, đặc biệt là khi đi ăn giao tiếp với người ngoài.

3. Dùng đũa xiên thức ăn

Nếu trong bữa cơm dùng đũa cắm xuyên vào đồ ăn, việc này đối với người ngồi cùng bàn là một loại hành vi mang tính khiếm nhã, rất mất lịch sự và đại kỵ.

4. Dùng đũa cắm vào bát cơm

Hành vi tối kỵ của người Á Đông khi ăn cơm đó là cắm thẳng đứng đôi đũa vào bát cơm. Hành động này được cho là giống với việc cắm nhang vào bát hương. Nếu đem một đôi đũa cắm vào bát cơm, chẳng khác gì là cúng cơm cho người chết. 

5. Nối đũa

Bạn không nên nhận thức ăn từ đũa của người khác bằng đũa của mình, hay còn gọi là nối đũa. Thay vào đó, hãy đưa bát ra cho để nhận phần thức ăn người khác gắp cho. Hành động nối đũa khiến người ta liên tưởng tới khi gắp tro cốt của người chết sau khi hỏa táng, bởi vậy đây là một điều nên tránh.

6. Ngón trỏ chỉ về phía trước

Đây cũng là cách cầm đũa "tiên nhân chỉ lộ", dùng ngón cái và ngón giữa, ngón áp út, ngón út cầm đũa, còn ngón trỏ lại chìa ra. Bởi vì đang dùng cơm khi ngón trỏ chìa ra, giống như đang chỉ tay vào người khác, phần lớn là mang ý tứ chỉ trích, nên tránh.

Ngoài ra, một hành động có ý nghĩa tương tự là dùng đũa chỉ vào mặt người đối diện cũng được coi là rất mất lịch sự và thiếu văn hóa.

7. Đặt chéo đũa

Việc đặt chéo đũa trên bàn, dù là đã ăn xong hay chưa ăn cũng không nên, đặc biệt là tới những nơi truyền thống. Bởi lẽ, với người xưa, hành động này được coi là có hàm ý phản đối, chống đối người đối diện. Thời phong kiến, chỉ có những tội nhân khi ký tên vào bản cung khai, mới bị quan trên đánh dấu chéo vào.

8. Ngậm đũa

Khi ăn mà đem đũa ngậm trong miệng, dùng miệng cắn gặm qua lại, thi thoảng còn phát ra tiếng động thì bị coi là hành vi vô lễ, thiếu phép tắc. Ngoài ra, hành vi này và âm thanh mà nó phát ra cũng khiến người khác cảm thấy khó chịu và phản cảm, hơn nữa còn rất mất vệ sinh.

9. Nhấc lên đặt xuống không gắp

Trước đây, những cô gái con nhà gia giáo thường được dạy dỗ tuyệt đối nên tránh hành vi dùng đũa khua khoắng trong mâm cơm, lựa chọn đồ ăn, không biết nên hạ đũa gắp chỗ nào cho thỏa đáng. Loại hành vi này là điển hình biểu hiện thiếu tu dưỡng, hơn nữa không coi ai ra gì khiến người khác phản cảm. Trong xã hội hiện đại, hành vi này cũng không có ý nghĩa tốt đẹp.

10. Gẩy thức ăn trong đĩa

Hành vi này còn tệ hơn khua khoắng đũa, đó là việc dùng đũa không ngừng gẩy đĩa thức ăn, lựa chọn những miếng mình yêu thích. Ai có thói quen này cần bỏ ngay bởi dù là quy chuẩn thời xưa hay thời nay thì cũng mang ý nghĩa rất mất lịch sự, phản cảm. 

11. Gắp rơi vãi

Đây cách dùng đũa gắp thức ăn mà không được gọn gàng, dùng đũa khuấy gắp trong bát canh, lại làm vương vãi thức ăn trên bàn. Làm như vậy bị coi là rất thất lễ.

12. Rơi đũa xuống đất

Thời xưa, hành vi này cũng thuộc phạm vi đại kỵ bởi đánh rơi đũa xuống đất biểu hiện sự thất lễ nghiêm trọng. Bởi vì người Trung Quốc cho rằng, tất cả tổ tiên đều đang an nghỉ ở dưới đất, không nên quấy rầy, đũa rơi xuống đất chẳng khác nào làm kinh động đến tổ tiên dưới đất. Ngày nay, tuy ít mang ý nghĩa tâm linh nhưng việc đánh rơi đũa cũng thể hiện sự hậu đậu, cẩu thả, cần rất chú ý.

13. Dùng đũa ngược

Cách dùng đũa ngược được gọi là "đảo lộn càn khôn", rất không thuận mắt. Bởi vì việc này đại diện cho việc một người không chu đáo, vì đói bụng nên cầm đũa ngược. Về mặt khoa học, việc này cũng không vệ sinh. Do đó, ngay cả khi gắp đồ ăn sống khi ăn lẩu, bạn cũng nên dùng một chiếc đũa khác, thay vì đổi đầu đuôi như thói quen của nhiều người.

Video liên quan

Chủ Đề