Tại sao lại đau ngực

Đau ngực đôi khi rất dai dẳng, khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Bạn biết gì những cơn đau ngực và cách chữa trị? Đau ngực là bệnh gì và bạn nên làm gì để tránh những cơn đau ngực phiền toái này?

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Thông tin cần biết về những cơn đau ngực

Một số phụ nữ có thể bị đau ngực hàng tháng khi tới chu kỳ [đau theo chu kỳ] hay đau không theo một chu kỳ nào.

Đau ngực theo chu kỳ

Đây là dạng đau phổ biến nhất do thay đổi hormone trong cơ thể hàng tháng. Những cơn đau xuất hiện ở cả hai ngực. Các bạn nữ sẽ có cảm giác nặng nề và đau âm ỉ ở cả những vùng lân cận ngực như nách và cánh tay. Loại đau ngực này nặng nhất ở thời điểm 2 tuần trước kỳ kinh và sẽ thuyên giảm khi bạn hết chu kỳ. Phụ nữ trẻ thường gặp dạng đau ngực này hơn những người lớn tuổi và không cần chữa trị mà bệnh sẽ hết khi họ bước vào thời kỳ mãn kinh.

Đau ngực không theo chu kỳ

Phụ nữ từ 30–50 tuổi thường gặp dạng đau này. Có thể cơn đau chỉ xuất hiện ở một bên ngực. Nó là một cơn căng cơ, đau nhói, bỏng rát ở một phần ngực. Loại đau này có thể do u xơ hay u tuyến bã nhờn. Nếu bạn tìm ra và điều trị những nguyên nhân này thì những cơn đau sẽ biến mất.

Đau ngực có thể nặng thêm khi các hormone trong cơ thể bạn thay đổi hay bạn đổi loại thuốc mình đang uống. Nhìn chung thì phụ nữ thường bị đau ngực trước và sau khi mãn kinh.

Đau ngực là bệnh gì? Nguyên nhân gây đau ngực

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau ngực nhưng hai nguyên nhân chủ yếu nhất là thay đổi hormone trong cơ thể và u xơ ngực.

Những cơn đau ngực do thay đổi hormone

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ dẫn đến việc thay đổi lượng estrogen và progesterone. Hai hormone này làm ngực hơi sưng và đôi khi gây đau. Nhiều phụ nữ cũng than phiền rằng các cơn đau nặng hơn khi họ già đi vì cơ thể họ ngày càng nhạy cảm với việc thay đổi hormone.

Cũng có vài trường hợp phụ nữ không còn bị những cơn đau ngực chu kỳ sau khi họ mãn kinh.

Nếu cơn đau ngực là do thay đổi hormone thì bạn sẽ thấy nó ngày càng nặng hơn vào khoảng 2–3 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt. Đôi khi những cơn đau này sẽ kéo dài xuyên suốt chu kỳ. Bạn nên theo dõi chu kỳ của mình và ghi lại những khi thấy đau ngực trong suốt tháng để xem những cơn đau này có phải là do chu kỳ không.

Các giai đoạn phát triển của nữ giới có thể ảnh hưởng tới chu kỳ và gây đau ngực gồm:

  • Dậy thì;
  • Mang thai;
  • Mãn kinh.

Những cơn đau ngực xuất phát từ u ngực

Khi phụ nữ bắt đầu có tuổi, các tế bào ở ngực bị thay thế bởi các mô mỡ. Quá trình này gây ra các mô u và xơ trong ngực. Chứng này được gọi là u xơ ngực. Các khối u xơ này đôi khi cũng gây nên những cơn đau ngực nhưng thường không đáng lo ngại. U xơ ngực có thể làm bạn thấy ngực có các khối u và đau, thường là ở những vùng ngực trên và bên ngoài ngực.

Cho con bú có liên quan gì tới những cơn đau ngực không?

Bạn có thể bị đau ngực khi cho con bú vì những lý do sau:

  • Nhiễm trùng: nhiễm trùng ống dẫn sữa có thể gây những cơn đau kinh khủng cũng như nứt, ngứa, rát, rộp ở đầu ngực. Bạn sẽ có các triệu chứng như các vết đỏ trên ngực, sốt và ớn lạnh. Bạn có thể chữa trị bằng thuốc kháng sinh kê toa của bác sĩ;
  • Tức ngực: bạn sẽ thấy tức ngực khi ngực quá đầy sữa. Bạn sẽ thấy ngực mình to lên, da bị căng và đau. Bạn có thể hút sữa bằng máy hay bằng tay;
  • Con bạn bú không đúng cách: nếu con bạn bú sai cách, bạn sẽ bị đau. Một số dấu hiệu cho thấy con bạn bú không đúng cách gồm nứt đầu ti hay đau đầu ti.

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hay chuyên gia nếu bạn gặp khó khăn khi cho con bú.

Các nguyên nhân gây đau ngực khác

Vẫn còn các nguyên nhân khác có thể gây đau ngực như:

  • Chế độ ăn uống. Những phụ nữ ăn uống không lành mạnh với nhiều chất béo và tinh bột có nguy cơ đau ngực cao hơn;
  • Chứng Extramamary: đôi khi những cơn đau ngực không xuất phát từ ngực mà vì bạn bị kích ứng ở quanh ngực, cánh tay hay lưng. Điều này rất phổ biến nếu bạn phải hoạt động mạnh như chơi thể thao;
  • Kích cỡ ngực: những phụ nữ có ngực lớn hơn hay ngực không hài hòa với cơ thể sẽ khó chịu ở cổ và vai và dễ xuất hiện những cơn đau ngực hơn;
  • Phẫu thuật ngực: nếu bạn từng phẫu thuật đặt túi ngực [kể cả túi ngực silicone hay nước muối] thì vẫn có nguy cơ gây ra những cơn đau ngực sau phẫu thuật. Đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy túi ngực đã bị vỡ. Do đó khi đau ngực âm ỉ sau phẫu thuật, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ.
  • Uống thuốc: các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc điều hòa hormone, thuốc kháng sinh cũng có thể gây ra những cơn đau ngực.
  • Uống quá nhiều thức uống chứa cafein cũng có nguy cơ gây đau ngực.

Đau ngực có thể là triệu chứng của ung thư vú không?

Đau ngực không phải là một triệu chứng thường thấy của ung thư vú. Chỉ có ung thư vú dạng viêm [chiếm tỷ lệ thấp từ 1-5%] mới có biểu hiện là những cơn đau ngực đột ngột và tiến triển nhanh. Chúng khiến ngực của người bệnh đau nhức, đỏ hoặc đổi màu và sưng lên, nặng nề hơn.Da trên vú cũng có thể dày lên hoặc lõm xuống. Nếu bạn nghi ngờ ung thư vú dạng viêm, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Bạn nên làm gì khi bị đau ngực?

Bạn có thể mua các loại thuốc giảm đau ngực ở tiệm thuốc tây. Bạn nên đọc kỹ và làm theo các hướng dẫn đi kèm với thuốc.

Bạn có thể tìm mua có loại thuốc sau:

  • Acetaminophen;
  • Các thuốc kháng viêm không chứa steroid [NSAIDs] như ibuprofen, naproxen hay aspirin.

Nếu cơn đau trở nặng hay kéo dài hơn 3 tuần thì bạn nên đi khám ở bệnh viện để có phương pháp điều trị thích hợp.

Nếu bạn đang có thai hay có ý định thụ thai thì hãy tham khảo bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Các loại thuốc Danazol và tamoxifen cần phải có toa thuốc của bác sĩ và dùng để chữa trị những cơn đau ngực . Các thuốc này ít được dùng vì chúng có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nên bạn hãy cân nhắc cẩn thận khi dùng.

Bạn cũng có thể giảm đau bằng các cách sau:

  • Thay đổi phương pháp tránh thai. Nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để thay đổi biện pháp nhằm hạn chế những cơn đau ngực theo chu kỳ.
  • Uống magiê. Uống các thực phẩm bổ sung magiê vào nửa sau của chu kỳ [thường khoảng 2 tuần trước khi bạn bắt đầu chu kỳ mới] có thể giảm các cơn đau ngực kinh và các triệu chứng tiền kinh nguyệt khác;
  • Ăn ít thực phẩm có nhiều chất béo;
  • Một số phụ nữ cũng ít bị đau ngực hơn khi tiêu thụ ít cafein hơn.
  • Tránh hút thuốc lá.

Làm sao để tránh đau ngực?

Bạn có thể tránh những cơn đau ngực bằng cách mặc áo lót thể thao khi tập thể dục. Bạn hãy chọn loại áo thật vừa với mình. Bạn cũng cần thay áo lót thường xuyên vì chúng sẽ giãn và không còn giữ ngực tốt nữa. Các bạn nữ đang trong thời kỳ phát triển ngực nên thay áo lót 6 tháng một lần nhé.

Đau ngực có thể chỉ là một dấu hiệu bình thường khi bạn bắt đầu vào chu kỳ kinh nguyệt hoặc có thể là một khối u. Nếu đau thường xuyên, bạn hãy đi khám để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị đau ngực, đặc biệt là người cao tuổi và những người có lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng… Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà cả cuộc sống của người bệnh cũng phải gánh chịu tác động nặng nề về lâu dài. Vì thế, nếu bạn gặp các triệu chứng đau ngực kể trên, thì nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có hướng điều trị phù hợp nhất.

Chẩn đoán nguyên nhân đau ngực

Trước tiên, các chuyên gia sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát, đồng thời đặt câu hỏi nhằm ghi nhận các đặc điểm chi tiết về những cơn đau ở vùng ngực mà bạn gặp phải. Chẳng hạn như hoàn cảnh khởi phát, vị trí đau ở ngực, cường độ đau tức ngực, thời gian kéo dài, cũng như các yếu tố tăng, giảm đau ngực … Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm y khoa để hỗ trợ chẩn đoán đau ngực là hiện tượng gì, chẳng hạn như:

  • Điện tâm đồ [ECG]: Ghi lại hoạt động của tim dưới dạng tín hiệu điện thông qua điện cực gắn trên da, thường dành cho những trường hợp nghi ngờ bệnh về tim mạch, đặc biệt là nhồi máu cơ tim.
  • Xét nghiệm máu: Định lượng nồng độ của một số men tim.
  • Các xét nghiệm hình ảnh:
    • Chụp X-quang ngực: kiểm tra hình dạng và kích thước của phổi, tim, đại động mạch và các mao mạch, đồng thời tìm kiếm dấu hiệu viêm nhiễm hay bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác.
    • Chụp CT: Để chẩn đoán đau ngực là dấu hiệu gì, chụp CT là phương tiện chẩn đoán hình ảnh cao cấp hơn chụp X quang ngực, cho phép kiểm tra chuyên sâu các tạng trong lồng ngực. Cụ thể như sự hiện diện của huyết khối trong động mạch phổi, tình trạng của động mạch chủ và tìm kiếm dấu hiệu bất thường cấp tính như bóc tách, máu tụ trong thành hay canxi lắng đọng tại đây.
    • Siêu âm tim: tái tạo hình ảnh của tim bằng sóng âm thanh. Thủ thuật này có thể giúp bác sĩ quan sát rõ hơn một số khu vực ở tim mà những xét nghiệm hình ảnh khác không mô phỏng được. Ngoài ra, một ưu điểm của siêu âm tim so với các công cụ chẩn đoán hình ảnh học khác là cho phép khảo sát tim trong tình trạng động, đánh giá khả năng co bóp của tim, hướng và tốc độ di chuyển của các dòng máu qua tim.
    • Chụp động mạch vành: kiểm tra liệu động mạch vành cung cấp máu cho tim có hẹp hoặc tắc nghẽn hay không. Đây là phương tiện xâm lấn và chỉ được thực hiện khi đã xác định đau ngực do nhồi máu cơ tim. Trong trường hợp phát hiện có tắc nghẽn trong động mạch vành, chụp mạch vành thường kết hợp với nong và đặt stent cùng lúc, nhằm xác định đau ngực là biểu hiện gì.
    • Xét nghiệm tim gắng sức: kiểm tra khả năng đáp ứng của hệ tim mạch đối với tình trạng gắng sức khi vận động mạnh, đồng thời hỗ trợ xác định bệnh tim mạch cụ thể do nguyên nhân mạch vành khiến ngực đau nhức khó chịu. Tuy nhiên, phương tiện này không được thực hiện trong bệnh cảnh ban đầu, khi bệnh nhân nhập viện vì đau ngực.

>>> Bạn có thể quan tâm: Khó thở về đêm là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Điều trị hiện tượng đau tức ngực

Tùy vào nguyên nhân khiến bạn bị đau ngực trên hệ cơ quan nào, mà bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị khác nhau cho từng trường hợp. Trong đó, những chỉ định thường gặp nhất để cải thiện tình trạng nhức ngực là:

Dùng thuốc

Trong trường hợp này, các chuyên gia thường chỉ định người bệnh dùng:

Aspirin

Loại thuốc trên có khả năng nhanh chóng đẩy lui triệu chứng đau nhức, thường dành cho tình trạng ngực đau liên quan đến bệnh lý mạch vành. Bằng cách chống kết tập tiểu cầu, aspirin làm hạn chế kích thước cục máu đông, cải thiện tình trạng tắc nghẽn, giúp máu lưu thông trở lại trong mạch vành. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng aspirin có nguy cơ gây tác dụng phụ [tổn thương dạ dày, gan, thận…] nếu dùng quá liều. Do đó, hãy đảm bảo luôn tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ khi uống thuốc.

Thuốc giãn mạch

Nitroglycerin được dùng theo cách ngậm dưới lưỡi, mang lại hiệu quả làm giãn nở mạch vành, từ đó giúp máu có thể lưu thông dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các loại thuốc điều trị tăng huyết áp cũng có tác dụng giãn mạch máu.

Thuốc tiêu sợi huyết

Trong trường hợp hiện tượng đau ngực do nhồi máu cơ tim, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc tiêu sợi huyết với mục đích làm tan cục máu đông gây tắc nghẽn mạch vành, giúp tái lưu thông mạch vành một cách nhanh chóng.

Thuốc kháng đông

Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn chặn sự hình thành hoặc phát triển của huyết khối [cục máu đông] trong động mạch tim hoặc phổi.

Thuốc ức chế tiết axit trong dịch vị

Đối với tình trạng đau do trào ngược axit dạ dày thực quản, người bệnh sẽ được chỉ định uống một vài loại thuốc làm giảm nồng độ axit trong dạ dày, chẳng hạn như thuốc ức chế bơm proton [PPIs] hay antacid [trung hòa axit]…

Thuốc chống trầm cảm

Nếu nguyên nhân gây đau đến từ cơn hoảng loạn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm nhằm hỗ trợ người bệnh kiểm soát triệu chứng đang diễn ra.

Can thiệp ngoại khoa

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành [CABG]

Trong trường hợp hiện tượng đau nhức diễn tiến nặng hơn mà không đáp ứng với các biện pháp điều trị bảo tồn, người bệnh có thể được chỉ định can thiệp ngoại khoa kết hợp. Những hình thức này bao gồm:

Can thiệp đau ngực do tắc nghẽn động mạch vành

Thủ thuật y tế này chủ yếu dùng cho trường hợp đau thắt ngực do tắc nghẽn động mạch tim. Bác sĩ sẽ chèn ống nhỏ vào trong động mạch lớn ở đùi đi đến đoạn mạch bị tắc nghẽn, từ đó nới rộng động mạch vành đang bị tắc hẹp bằng cách bơm phồng quả bóng ở đầu ống thông. Để duy trì hiệu quả này, một đoạn lưới nhỏ, bằng kim loại, gọi là stent, cũng sẽ được đặt lại nhằm ngăn chặn động mạch vành tái hẹp.

Đối với phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, bác sĩ sẽ tạo một đoạn mạch mới giúp lưu lượng máu lưu thông vượt qua đoạn mạch bị tắc nghẽn bằng cách sử dụng một nhánh mạch khác trong cơ thể, như động mạch ngực trong hay tĩnh mạch ở chân.

Phẫu thuật sửa chữa động mạch chủ bị bóc tách

Loại phẫu thuật này đặc biệt quan trọng với người mắc phải chứng bệnh bóc tách động mạch chủ. Đây là tình trạng sức khỏe nguy hiểm, có nguy cơ gây vỡ động mạch chủ và trực tiếp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện để cứu chữa kịp lúc.

>>> Bạn có thể quan tâm: Những cơn đau ngực tiết lộ điều gì?

Làm sao để hạn chế hiện tượng đau ngực?

Nhìn chung, những vấn đề sức khỏe trên có thể được phòng ngừa bằng cách cải thiện lối sống hàng ngày. Sự thay đổi này có thể bắt đầu từ:

  • Rèn luyện thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học với nhiều rau củ quả và trái cây, hạn chế dầu mỡ, tránh ăn mặn
  • Hạn chế hoặc tránh xa bia rượu
  • Bỏ thuốc lá

Qua bài viết trên, Hello Bacsi đã giúp bạn giải đáp câu hỏi: “Tức ngực là bệnh gì?”, cũng như các biện pháp giúp chẩn đoán hiện tượng đau ngực xuất phát từ đâu. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề