Tại sao nguyễn tấn dũng chưa bị bắt

Hội nghị Trung ương 6 của đảng Cộng sản Việt Nam, sau 15 ngày họp kín, bế mạc ngày 15/10 vừa qua, và Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định không kỷ luật Bộ Chính Trị và “một đồng chí trong Bộ Chính trị”.

“Đồng chí” này hay như lời chủ tịch nước Trương Tấn Sang “đồng chí X”, không ai khác chính là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho dù ông đã phạm nhiều sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, để cho nạn tham nhũng hoành hành. Phát biểu trước Quốc hội Việt Nam ngày 22/10/2012, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã thừa nhận trách nhiệm của mình đối với những sai lầm, khuyết điểm này.

Thế nhưng, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không bị mất chức. Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng giải thích là Ban Chấp hành Trung ương đã “cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá”.

Giới quan sát có những lý giải khác nhau.

Ngày 19/10 vừa qua, giáo sư Carlyle A. Thayer, chuyên gia về Việt Nam, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, đưa ra một số nhận định. Theo ông, một số nhà phân tích đã ngạc nhiên là ông Nguyễn Tấn Dũng không bị cách chức thủ tướng. Họ đã nhầm lẫn vai trò thủ tướng trong chính thể dân chủ tự do với vai trò thủ tướng trong chế độ độc đảng lãnh đạo.

Ông Nguyễn Tấn Dũng vừa là thủ tướng vừa là “một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị”. Ông có trách nhiệm cá nhân đối với các thành viên chính phủ và những tổ chức dưới quyền của ông. Nhưng ông cũng là ủy viên Bộ Chính trị, một định chế ra quyết định tập thể. Các phương tiện truyền thông chỉ tập trung chú ý đến vai trò thủ tướng của ông và không chú ý tới vị trí đầy ảnh hưởng của ông, người đứng thứ tư trong Bộ Chính trị.

Sau khi điểm lại những sai lầm, thất bại của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, câu hỏi đặt ra là tại sao ông lại không bị cách chức trong Hội nghị Trung ương 6 vừa qua ? Theo giáo sư C. Thayer, câu trả lời liên quan đến thực tế phe phái chính trị trong đảng Cộng sản Việt Nam. Nhìn trong tổng thế, Ban Chấp hành Trung ương bao gồm 4 nhóm khác nhau : Các ủy viên làm việc trong Đảng ở cấp Trung ương [19%], các ủy viên làm việc trong bộ máy Nhà nước ở cấp Trung ương [23,5%], các ủy viên làm việc ở cấp tỉnh hoặc địa phương [47%] và các ủy viên thuộc quân đội [10,5%]. Mỗi nhóm này có lợi ích riêng của mình. Cho dù trong mỗi nhóm không có sự đồng nhất về chính trị, nhưng rõ ràng là ông Nguyễn Tấn Dũng đã có đủ sự ủng hộ ở cấp Nhà nước và tỉnh, địa phương để làm thất bại mọi ý đồ kỷ luật ông.

Giáo sư C.Thayer nhấn mạnh: Ông Nguyễn Tấn Dũng không chỉ là thủ tướng, ông còn là một “đồng chí ủy viên Bộ Chính trị”. Tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế đã làm cho văn phòng thủ tướng ngày càng có nhiều quyền lực, vượt lên trên cả Đảng. Điều này dẫn đến sự hình thành một mạng lưới bè phái, thân hữu, được hưởng các thành quả của sự phát triển kinh tế cũng như sự buông thả trong việc giám sát các chính sách của ông Nguyễn Tấn Dũng. Thế nhưng, “các đồng chí khác trong Bộ Chính trị” cũng được hưởng như vậy. Rõ ràng là họ, gia đình họ và những mạng lưới thân hữu của họ đều hưởng lợi từ mô hình phát triển “kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Do vậy, giáo sư C.Thayer cho rằng, mặc dù có những sai lầm, khuyết điểm, ông Dũng không bị mất chức hoặc buộc phải từ chức, bởi vì điều này sẽ gây ra những bất ổn chính trị trong một nước Việt Nam độc đảng lãnh đạo.

Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng phải từ bỏ chức thủ tướng và ủy viên Bộ Chính trị, thì điều gì sẽ xẩy ra đối với các nhóm ủng hộ ông ở cấp Trung ương Đảng, Nhà nước và các chính quyền địa phương ?

Mặt khác, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định tái lập ban Kinh tế Trung ương cho phép Đảng có thể nắm bắt, theo dõi những dữ liệu kinh tế vĩ mô và xây dựng chính sách kinh tế trong tương lai.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuy tránh được áp lực buộc ông từ chức, nhưng từ nay sẽ không thể tự do hành động. Ban Chấp hành Trung ương đã đề ra một lịch trình cải cách mà ông Dũng và Bộ Chính trị phải thực hiện. Đặc quyền của ông Dũng sẽ bị giảm bớt.

Ban Chấp hành Trung ương đã giao trách nhiệm cho Bộ Chính trị giải quyết vấn đề ổn định kinh tế xã hội, tiến hành cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, lĩnh vực ngân hàng cũng như lựa chọn ban lãnh đạo tương lai trong Đại hội Đảng toàn quốc lần tới. Nói một cách khác, thủ tướng Dũng sẽ được chỉ đạo để nỗ lực giải quyết những vấn đề này. Quyền lực của ông sẽ bị hạn chế trong quá trình thực hiện chương trình cải cách.

Ban Chấp hành Trung ương sẽ xem xét, đánh giá về chương trình cải cách. Nếu mọi việc diễn ra bình thường, Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương giữa kỳ sẽ diễn ra vào dịp Tết Nguyên Đán 2013 [từ 9 đến 12/02/2013]. Ông Nguyễn Tấn Dũng có thể không bị nêu tên, nhưng ông nằm trong tầm ngắm của những người muốn gạt bỏ những lãng phí kinh tế, một sản phẩm phụ của quá trình tăng trưởng kinh tế cao. Thủ tướng Dũng sẽ chịu áp lực từ nay cho đến khi có Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương, để chứng minh là có những tiến bộ trong việc cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, cải cách lĩnh vực ngân hàng, chấm dứt ảnh hưởng của gia đình và các mạng lưới thân hữu, bè phái, vốn tung hoành ngang dọc cho đến nay.

Sau Hội nghị Trung ương 6, không một phe phái nào giành thắng lợi rõ rệt. Các đấu đá chính trị có thể còn tiếp tục vì mỗi phe đều tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình trong quá trình thực hiện cải cách. 2013 là năm giữa hai kỳ Đại hội toàn quốc [Đại hội 11 và 12]. Bộ Chính trị sẽ lập nhiều tiểu ban soạn thảo các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và bắt đầu lựa chọn nhân sự cho các cơ quan lãnh đạo cao cấp của Đảng. Đấy sẽ là dịp các phe phái và những lãnh đạo tương lai của Đảng lại đấu đá, tác động đến chính sách và tranh giành ghế trong các cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng.

Nếu Đinh La Thăng được ví như một cận thần của ông Nguyễn Tấn Dũng trong việc thu phục “quần hùng” để tranh giành ghế tổng bí thư với phe ông Nguyễn Phú Trọng trong đại hội 12, thì Trần Bắc Hà được coi là cận thần nắm “tài chánh” để nuôi các quần hùng đã thu phục được, kể cả việc xây dựng đế chế của gia đình Nguyễn Tấn Dũng.

Vì thế mà sau khi xong phiên tòa kết án Đinh La Thăng 30 năm tù giam và phạt nộp hơn 800 tỷ đồng vào tháng Sáu, 2018, ông Nguyễn Phú Trọng đã hạ lệnh khởi tố và bắt tạm giam Trần Bắc Hà vào cuối tháng Mười Một, 2018 cùng với 2 người khác là Trần Lục Lang, cựu Phó Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam [BIDV], và Kiều Đình Hòa, cựu Giám Đốc BIDV Hà Tĩnh, về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, và hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.

Trần Bắc Hà sinh năm 1956 tại Bình Định. Năm 1981, ông Hà được nhận vào làm việc trong BIDV là một trong 3 ngân hàng thương mại cổ phần lớn có vốn nhà nước trên 50%. Năm 1991, ông Hà được thăng chức giám đốc chi nhánh Bình Định. Năm 1999 được thăng chức phó tổng giám đốc BIDV. Tháng Năm, 2003 được thăng chức tổng giám đốc và đến tháng Giêng, 2008 thì làm chủ tịch hội đồng quản trị. Ngày 1 tháng Chín, 2016 thì về hưu. Ông Trần Bắc Hà là một người “lăn lộn” trong ngành ngân hàng hơn 3 thập niên, thuộc loại “bố già” trong hệ thống ngân hàng – tài chánh của chế độ từ thời bao cấp đến thời mở cửa.

Trần Bắc Hà đã trở thành thân thiết với ông Nguyễn Tấn Dũng từ sau khi chuyển từ giám đốc chi nhánh Bình Định lên làm phó giám đốc Ngân Hàng BIDV vào tháng Mười, 1999, lúc đó ông Dũng đang làm phó cho Thủ Tướng Phan Văn Khải, kiêm nhiệm chức thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam [5/1997-12/1999] sau khi Cao Sĩ Kiếm về hưu.

Sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng rời chức thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước vào tháng Mười Hai, 1999, ông Lê Đức Thúy được ông Dũng đề cử lên thay thế, bộ ba Nguyễn Tấn Dũng – Lê Đức Thúy – Trần Bắc Hà đã có những quan hệ rất đặc biệt kể từ đó.

Năm 2011, ông Lê Đức Thúy đã bị tờ báo The Age của Úc tố cáo trong một loạt điều tra là đã nhận hối lộ từ công ty Securency của Úc in tiền polymer của Việt Nam, một cách tham nhũng và khuất tất là công ty này trả tiền học phí và ăn ở cho con trai ông Thúy tên Lê Đức Minh lúc đó đang học tại Anh vào năm 2007.

Còn đối với ông Trần Bắc Hà, qua chỗ thân cận với ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Hà phụ trách việc cung cấp mọi nhu cầu tài chánh khi cần cho phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng từ khi Dũng được chọn lên làm thủ tướng thay ông Phan Văn Khải từ năm 2006. Chính mối quan hệ này, ông Hà trở thành một ông trùm ngân hàng kéo dài trong hai thập niên cho đến lúc về hưu.

Ông Trần Bắc Hà thường xuất hiện bên cạnh ông Nguyễn Tấn Dũng trong các dịp tham quan chùa chiền, đền thờ… như là một đại gia đứng sau lưng thủ tướng, đưa tiền cúng dường cho chùa hay nhà thờ. Trần Bắc Hà còn giúp kín đáo cho dịch vụ vay tiền của con gái ông Dũng. Vì thế mà trong cáo trạng truy tố, ông Trần Bắc Hà bị kết án sai phạm trong việc cho vay 4.700 tỷ đồng cho 12 công ty của Phạm Công Danh, nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng Xây Dựng Việt Nam cũng như một số ngân hàng khác.

Thông thường sau khi truy tố và bắt giữ, công an điều tra sẽ giam giữ phạm nhân ở nhà tù do Bộ Công An quản lý như T16 hay B14; nhưng theo báo Tuổi Trẻ loan tải thì ông Trần Bắc Hà được đưa đi cấp cứu ở Bệnh Viện 105 từ trại giam quân đội ở Sóc Sơn. Việc đưa ông Trần Bắc Hà giam giữ và điều tra ở trại giam quân đội là dấu hỏi lớn. Phải chăng ông Trọng không tin vào sự điều tra của công an dù bộ máy công an đã bị ông Trọng phá sập 6 tổng cục và sắp xếp lại hoàn toàn mới.

Ngoài ra, báo Tuổi Trẻ loan tải rằng ông Trần Bắc Hà chết trước khi đến bệnh viện vì bị ung thư gan ở vào thời kỳ nguy kịch. Trước khi bị bắt, ông Hà bị ung thư gan và từng sang Singapore chữa trị. Đáng lẽ chính sách giam giữ và chăm sóc sức khỏe ông Hà phải có sự đặc biệt vì đây là một “tù nhân” quan trọng, phục vụ cho mục tiêu đánh sập đế chế của Nguyễn Tấn Dũng. Dư luận nói chung không tin vào nguyên nhân tử vong của ông Hà như báo chí nhà nước loan tải là chết vì bệnh gan.

Phải chăng sau hơn 6 tháng giam giữ và từ chối cung khai những điều liên quan đến Nguyễn Tấn Dũng, ông Trần Bắc Hà đã chọn cái chết để bảo vệ ông Dũng và phe nhóm ông Dũng, sau khi nghe tin ông Nguyễn Phú Trọng đột quỵ.

Nói cách khác, sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng bị đột quỵ đã hé mở một viễn cảnh là phe nhóm ông Dũng có thể quậy trở lại trong đại hội 13, nên Trần Bắc Hà chấp nhận cái chết không cung khai để “hy vọng” phe ông Dũng phục hoạt và cứu người con trai ông Hà là Trần Duy Tùng cũng đang bị truy tố và bắt giam vì liên quan đến vụ mua bán Tổng Công Ty Cổ Phần Cảng Quy Nhơn vào cuối tháng Ba, 2019.

Rõ ràng là cuộc chiến đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng đã có những diễn biến bất ngờ khó hiểu, kể từ ngày ông Trọng bị đột quỵ khi đến thăm Kiên Giang đột ngột vào ngày 14 tháng Tư, 2019. Trọng tính không bằng Trời tính là vậy!

Trung Điền

Video liên quan

Chủ Đề