Tại sao tác giả viết quê hương nếu ai không nhớ

Nêu cảm nhận của về bài thơ Sang Thu [Ngữ văn - Lớp 9]

2 trả lời

Đặt 1 câu cảm thán về đoạn thơ trên [Ngữ văn - Lớp 8]

2 trả lời

Viết đoạn văn về khổ 1 của bài quê hương [Ngữ văn - Lớp 8]

1 trả lời

Phân tích khổ 1 và khổ 2 của bài thơ đồng chí​ [Ngữ văn - Lớp 9]

1 trả lời

Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Em tâm đắc với thông điệp nào nhất được tác giả gửi gắm trong hai câu thơ trên

Nhà thơ Đỗ Phủ đã từng viết.

“Khóm cúc nở hoa đã hai lần
Làm tuôn rơi nước mắt ngày trước”

Một dòng cảm xúc u uẩn của một Đỗ Phủ kì tài khi nhớ về quê hương đã không khỏi khiến ta phải xúc động, phải trào dâng một nỗi niềm thương nhớ với “Quê hương”.

Khi ta còn nhỏ, những vần thơ về quê hương đã luôn theo ta qua lời ngâm của bà, của mẹ. Quê hương theo ta khi ta chơi, khi ta cười, khi ta ăn, khi ta ngủ. Quê hương là gì? Xưa nay chưa có ai định nghĩa nổi. Nhưng với một phong cách rất Việt Nam, Đỗ Trung Quân đã khiến những người con xa quê phải bật khóc.

Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

“Quê hương” hai từ “thiêng liêng” nhất của một đời người. Nó là mảnh đất chào đón sự khởi đầu của cuộc đời, một sinh linh. Con người ta không thể có hai quê hương cũng như không thể có hai người mẹ. Mảnh đất quê hương yêu dấu mà nơi ấy cho ta hạt gạo ta ăn, ngụm nước ta uóng, là nơi đã đón nhận những bước chân chập chững đầu đời. Quê hương ấm áp, ngọt ngào như dòng sữa mẹ, nuôi lớn ta từng ngày, từng ngày. Với Đỗ Trung Quân “Quê hương” thân thương là thế. “yêu dấu là thế. Từ “chỉ một” như muốn nhắc nhở chúng ta, quê hương là duy nhất, nếu ai mà không nhớ quê hương, người đó sẽ không thể lớn nổi thành người”. “không lớn nổi không phải là cơ thể không lớn lên, không phải là con người ta cứ bé mãi, mà “không lớn nổi” có nghĩa là không trưởng thành một con người thật sự. Người mà không nhớ về cội nguồn, gốc rễ, ăn cháo đá bát thì người đó không có đạo đức, không xứng đáng là một con người.

Với tất cả chúng ta, quê hương là một thứ gì đó gần gũi đến kỳ lạ. Như khi ta ăn một trái lê, ngửi một bông hoa, vị thơm ngọt của nó gợi nhắc ta về với quê hương; nơi có những cánh đồng trải dài xa mãi, những bãi cỏ xanh thơm mùi thảo mộc, những chiều hoàng hôn bình yên, ta ngồi nhìn gió hát. Dù có đi đâu xa, hơi thở của quê hương vẫn bên ta, để ta luôn có một góc nhỏ bình yên với tâm hồn. Khi ta lớn lên, ta ra đi, bon chen, lặn lội trên đường đời. Bao nhiêu mệt mỏi, bao nhiêu tủi hờn, ấm ức, ta vẫn cố chịu, để rồi khi trở về nhìn thấy rặng tre đầu làng, con đê trước sông và nhận ra mái nhà thân quen của ta đâu đó trong xóm, ta lại bật khóc, tiếng khóc vỡ òa ra vì để trú hết tủi hờn, đau buồn, tiếng khóc vờ vì một niềm hạnh phúc vô bờ bến. Ôi ! Sao mà yêu thương thế!

Về với quê hwong, như về với kí ức, như về với bản chất con người thuần túy, quê hương cho ta sự yên ả, tĩnh lặng, sự bình dị, thanh tịnh. Ta như điên cuồng muốn ôm lấy quê hương mà hôn, mà yêu. Ta như muốn chạm tay vuốt ve tất cả mọi thứ, rồi hét lên rằng “Quê hương ơi! Con đã về”. Ta chỉ muốn nhìn hết, thu hết mọi sự yêu thương ấy để vào trong tim, cho nó cùng sống, cùng chết với ta. Như vậy ta sẽ chẳng còn cô đơn, chẳng con thương nhớ nữa.

Mọi sự vật nơi đây đều có một linh hồn riêng biệt. Linh hồn ấy mãi mãi chẳng đổi thay. Mọi linh hồn ấy đều sẵn sàng dang tay chào đón ta trở về. Cái đụn rơm này, cái cây đa già này, cả cái mùi ẩm mốc của đất quê này… Tất cả, tất cả đều vây lấy ta, trò chuyện với ta, hơn hết chúng đã giúp ta chữa lành mọi vết thương lòng.

Với ta, quê hương luôn gắn với vòng tay của bà, của mẹ, là nụ hôn, là giọt nước mắt. Quê hương thơm mùi canh cà chua, tròn như quả cà, xanh như màu rau muống luộc. Đâu phải vì chưa từng ăn những thứ đó, mà sao giờ đây, nó lại ngon đến thế!. Quê hương sôi nổi và mộc mạc trong những câu chuyện vui rôm rả của làng xóm láng giếng mỗi buổi tối trăng sáng, là nụ cười ngây thơ đến mê hồn của lũ trẻ con. Ta muốn yêu, yêu hết tất cả mọi thứ của mảnh đất này.

Quê hương là một cái gì đó như giàng buộc, như một thứ kỳ diệu khiến ngày ta phải ra đi, tiến một bước nhưng muốn lùi hai bước. Phải ra bến xe nhưng lại chạy ra sông ngồi ngẩn ngơ một lúc, ngắm nhìn dòng suối bạc lấp lánh đến chói mắt khi mặt trời chiếu xuống. Quê hương ơi là quê hương!

Lại một lần nữa – ta khóc – ngày ta phải ra đi – đến giờ, ta còn quyến luyến. Kì lạ sao ta đi chậm như thế, cứ hay ngoảnh lại như thế, cây đa đầu làng đã xã mờ lắm rồi mà ta vẫn ngờ nó chỉ mới kia thôi. Trong lòng bỗng thấy bâng khuâng, xao xuyến lạ! Ta ngạc nhiên vì thấy sao lá vẫn xanh, nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.

Thật thế, quê hương như máu thịt ta, kể từ khi lọt lòng, ta đã trao cho nó nửa linh hồn của mình vì vậy đi đâu cũng nhớ, cũng thương.

Xem thêm:  Phân tích tình huống gây cười trong truyện cười Lợn cưới áo mới

“ Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng”

Quê hương luôn hiện ra trong làn nước mắt nhớ nhung trong các đêm.

“Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương”.

Quê hương vẫn mãi mãi yêu thương như thế!, Như thế!!

Suy nghĩ về câu thơ: Quê hương nếu ai ko nhớ. Sẽ không lớn nổi thành người – Dàn ý

I/ Mở bài :

II/ Thân bài :

1/ Giải thích ý nghĩa của khổ thơ

_ Quê hương là gì ? Đã bao lần ta tự hỏi . Và

+ Phải chăng đó là nơi ta cất tiếng khóc chào đời. Rồi mảnh đất hiền từ ấy lại mở lòng đón núm ruột của ta

+ Nơi ấy có cha mẹ ông bà tổ tiên và những người thân khác.

+ Khi ta còn bé thơ, quê hương trong ta không phải là cái gì cao sang xa lạ. mà nó thật cụ thể gần gũi và thân thiết biết bao nhiêu. Có thể là lời ru của mẹ, của bà, một tiếng gà trưa, một cánh diều no gió, một gốc đa bến nước bên làng, một con đò ven sông, một con đường nhỏ sớm chiều đi về, một lũy tre xanh…Tất cả như cham khắc vào tâm hồn ta. Và ta gọi đó là quê hương.

+ Khi ta lớn lên, quê hương trong ta còn là một nếp sống thanh tao cao đẹp : đói cho sạch, rách cho thơm ; là tấm lòng nhân hậu tương thân tương ái, là đạo nghĩa thủy chung giữa người với người ; là truyền thống đấu tranh anh dũng để xây dựng bảo vệ của người dân quê.  Và ta gọi đó là linh hồn của quê hương

Quê hương trong ta thật đẹp đẽ và thiêng liêng. Nhưng

_ Nói “Quê hương nếu ai không nhớ – Sẽ không lơn nổi thành người” là nhà thơ muốn nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của quê hương trong việc hình thành phát triển nhân cách của mỗi con người

2/ Nghị luận vấn đề :

a/ Vì sao “ Quê hương nếu ai không nhớ – Sẽ không lớn nổi thành người” ?

_ Nếu mẹ nuôi ta lớn lên bằng nguồn sữa tinh khiết không bao giờ cạn. Mẹ dạy  dỗ ta từ những tiếng nói đầu tiên, từ những bước đi chập chững ban đầu thì quê hương lại hào hiệp cho ta tất cả những gì nó có. Ôi quê hương là mẹ, là máu thịt là hơi thở của mỗi chúng ta

_ Nhớ về quê hương, có nghĩa là ta nhớ đến cội nguồn, nhớ đến công dưỡng dục sinh thành của mẹ của quê hương

_ Nhà thơ thật có lí khi cho rằng : nêu ai đó không nhớ đến quê hương, sẽ không lớn nổi thành người.

+ Bởi truyền thống của dân tộc chúng ta là “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

+ Nếu ai đó trong chúng ta lại sớm quên đi nguồn gốc của mình , ăn cháo đá bát, phủ nhận những gì quê hương dành cho mình, đi ngược lại truyền thống đạo lí của cha ông thì sao có thể trở thành người [ Hiểu theo nghĩa là một nhân cách hoàn thiện ]

Không chỉ nêu ra tầm quan trọng của quê hương, nhà thơ còn cho chúng ta thấy

b/ Quê hương có vai trò như thế nào trong việc tạo dụng tâm hồn nhân cách mỗi con người .

_ Quê hương là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng tâm hồn, nâng cánh ước mơ cho ta

+ Bằng hạt lúa, củ khoai quê hương nuôi ta lớn khôn từng ngày

+ Nhưng tâm hồn ta sẽ nghèo đi biết bao nhiêu nếu như trong giấc ngủ không có tiếng mẹ ru : Cái cò lặn lội bờ ao; không có những nàng công chúa, chàng hoàng tử,ông tiên ông bụt trong lời kể của bà. Tâm hồn ta sẽ cằn cỗi biết bao nhiêu nếu không có cái thưở trèo me trèo xấu hoặc mơ về dáng hình ai đó nơi trường xưa phố cũ.

+ Một đền thờ các bậc anh hùng cứu nước, hoặc các danh nhân văn hóa; một lễ hội truyền thống mang đậm màu sắc tín ngưỡng; một phong tục của làng quê…Tất cả đều giản dị, giản dị đến mức tường chừng như chẳng có gì để nói. Nhưng đến một lúc nào đó, ta mới chợt nhân ra những điều giản dị của quê hương đã thấm đẫm hồn ta tự lúc nào. Nó là gách nối giữa quá khứ, thực tại và tương lai, để xây đắp, hun đúc trong ta một nhân cách phù hợp với truyền thống của dân tộc. Và nó cũng là động lực thúc đẩy và nâng cánh ước mơ cho ta

_ Người không có quê hương đất nước là người tự tước bỏ động lực to lớn, làm nghèo đi đời sống tâm hồn

+ Ngược lại, có một ngày nào đó ta không yêu quê hương, ta coi rẻ những kỉ niệm thuở ấu thơ; ta chối bỏ tổ tiên ông bà cha mẹ; ta phủ nhận quá khú hào hùng của quê hương. Lúc đó ta có thể trưởng thanh lên người được không hay chỉ là một con quái vật hình người.

+ Con người ta chỉ trở lên mạnh mẽ khi có sức mạnh của tập thể, của cộng đồng

+ Gia đình, quê hương chính là những tập thể, cộng đông đầu tiên che chở, đồng cam cộng khổ chia ngọt sẻ bùi với ta; nâng bước ta trên con đường phía trước

+ Ta quay lưng lại với quê hương cũng chính là ta đã tự tước đi mọi động lực của cuộc sống. và trên bước đường phát triển, ta sẽ bị hất ra nề của cuộc sống…

c/ Suy nghĩ của bản thân …

_ Quan niệm quê hương ngày nay đã được mở rộng : Đất nước là nhà đâu cũng là quê hương”…

_ Quê hương thật quan trọng với mỗi chúng ta, nhưng chúng ta sẽ làm gì để cho quê hương luôn là giàu và đẹp.

_ Còn là học sinh mình sẽ có những đóng góp thiết thực gì ?

_ Hướng rèn luyện của bản thân để có thể đóng sgóp nhiều nhất cho quê hương

III/ Kết luận : …

  • 15/08/2019
  • 15/08/2019
  • 15/08/2019

Video liên quan

Chủ Đề